10/11/2020
“TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH DOANH”
Phần lớn các bạn làm truyền thông lại không giỏi về kinh doanh và tâm lý khách hàng.
Bạn rất giỏi về editing, design, kỹ thuật, typography, kỹ thuật quay, ISO, exposure, lense, content, composition, vân vân. Và đó là tất cả những gì bạn nghĩ đến. Bạn không biết nhiều về kinh doanh.
Chính vì thế, bạn mất lợi thế trong thương lượng. Bị ép giá. Ép thời gian.
Điều này dẫn đến bạn Hi SINH QUÁ NHIỀU nhưng không thu về xứng đáng.
Nếu bạn phải hi sinh cả sức khỏe, giấc ngủ, trong dài hạn.
Thì cái giá bạn tính khách hàng phải gấp 10 lần cái giá khách hàng đề nghị bạn.
Nếu khách hàng không đồng ý, chắc chắn họ sẽ tìm đối tác mới CHỊU HI SINH, CHỊU BỊ ÉP hơn.
Như vậy vấn đề ở đây không phải chỉ một cá nhân, mà là cả ngành công nghiệp.
Một sự cạnh tranh xem ông nào giỏi chịu đựng giỏi nhất. Mất ngủ nhiều nhất. RẺ nhất. NHANH nhất.(Và cả TỐT nhất)
Ông nào cũng muốn CHỊU ĐỰNG. MẤT NGỦ. RẺ NHẤT và NHANH NHẤT, chỉ để chứng tỏ và ghi điểm.
Như thiêu thân.
Bạn phải nghĩ khác.
Đam mê của bạn có thể bị giết chết, thay vì được nuôi dưỡng, bạn trở nên chán ghét nó, chỉ đơn giản bởi về mặt kinh doanh nó vô lý.
Khi bạn tư duy như một nhà kinh doanh, nếu nó HAY nhưng không hợp lý, bạn sẽ không làm. Rất đơn giản như vậy.
Tư duy này khác với việc bạn cứ làm bất chấp việc nó không hợp lý, chỉ vì mấy đồng tiền trước mắt. Bạn không tính chi phí cơ hội, bạn không nhìn vào thị trường và luật cung cầu, bạn không nhìn vào cách đặt giá hay kênh phân phối.
Ví dụ, nếu bạn có thiết bị chụp ảnh và mang đi chụp đám cưới, bạn không thể chụp miễn phí. Đương nhiên. Điều này chắc bạn đồng ý.
Nhưng bạn cũng không thể lấy giá rẻ chỉ bởi bạn sợ khách hàng.
Bởi cái công bạn chụp chỉ là bề nổi (có rất nhiều bạn tính tiền khách hàng dựa trên công chụp), nếu bạn tính tiền khách hàng chỉ dựa vào công chụp, bạn sẽ không tồn tại được lâu. Nó vô lý về mặt kinh doanh. Đây gọi là lấy công làm lãi.
Bạn phải tính khách hàng cả chi phí cơ hội (opportunity cost), công và thời gian chỉnh sửa ảnh sau khi chụp, kỹ năng chụp và chỉnh sửa mà bạn mất công học và luyện tập, khấu hao thiết bị, và một khoản tiền lãi.
Như vậy cái giá mà bạn phải tính khách hàng sẽ phải lớn hơn nhiều cái khoản tiền “công chụp” tí hon mà nhiều bạn cho rằng như thế là “hợp lý”.
“Ví dụ: ảnh bên dưới”
Khi xác định được mức giá này, hãy nhớ đây là mức giá TỐI THIỂU mà bạn gia nhập thị trường này. Nghĩa là bạn chỉ gia nhập thị trường này nếu người ta trả giá cao hơn $1.350 thay vì $500 như ban đầu. Bởi nếu bạn chỉ lấy tiền công thì mặc dù bạn đang thu tiền về bạn vẫn đang lỗ.
Hãy nhớ rằng không tự dưng bạn có kỹ năng, bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức học hỏi, mày mò, luyện tập. Nếu bạn không tính phí khoản đó, nó trở nên vô lý về mặt kinh doanh.
Tất cả phần công chụp, chi phí cơ hội, kỹ năng, khấu hao chỉ đơn thuần là chi phí. Nếu bạn chỉ đặt giá đến đây, bạn chỉ đang huề vốn.
Bạn phải cộng thêm tiền lãi (incentive). Lợi nhuận là xăng để doanh nghiệp tồn tại. Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp trở nên vô nghĩa.
Có rất nhiều bạn kinh doanh thất bại bởi bạn lỗ mà không biết bạn lỗ.
Đây là một ví dụ đơn giản để bạn thấy tầm quan trọng của chi phí cơ hội và các khoản phí chìm khác ít người nhìn ra và khoản tiền xăng.
Khi có ai đó rủ mình kinh doanh một cái gì đó mình luôn tính đến chi phí cơ hội- mình phải hi sinh cái gì. Cái giá của sự hi sinh là bao nhiêu? Nếu mức tiền lời lớn hơn cái giá của sự hy sinh, mình mới làm. Nếu không mình sẽ lịch sự từ chối.
Hãy nhớ, bạn không thể chỉ nhìn con số tiền thu về trước mắt, bạn cần nhìn vào cả chi phí cơ hội và tiền lãi.
Đừng chạy theo số đông
_____________
(Sưu tầm)