25/02/2022
KHI TRẺ NHÚT NHÁT HAY IM LẶNG, BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?
Trẻ đôi lúc sẽ trải qua sự nhút nhát hoặc im lặng không thèm nói chuyện hay chào hỏi với ai đó. Điều này là thông thường, giống như bạn bước vào 1 bữa tiệc xa lạ, điều đầu tiên bạn làm là nhìn xung quanh để tìm người quen. Nếu không có, bạn chọn im lặng và lắng nghe. Đó là cách xử lý tự nhiên.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao không nắm bắt cơ hội là hãy làm quen với người lạ, biết đâu sẽ có 1 cơ hội mới cho sự nghiệp hay mối quan hệ. Đúng, nhưng đó là đối với người đã có kinh nghiệm. Với trẻ thì hoàn toàn khác, hơn nữa, cũng không dễ dàng để trả lời những câu hỏi "hóc búa" của ai đó như "Ôi này con bé lớn chưa kìa?" hoặc câu hỏi hơi thiếu tế nhị "con dễ thương giống mẹ quá, đúng không nè". Trẻ chọn im lặng là điều dễ hiểu. Trẻ chọn nép vào bạn như cách ai đó tìm người quen.
LÀM SAO GIÚP TRẺ HÒA ĐỒNG VUI VẺ HƠN
Thực ra, trẻ thường im lặng lầm lì hay nhút nhát là do trẻ chưa "có dữ liệu" trong trường hợp cụ thể là có những gì, nên làm gì, có gì. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà chúng ta nên chia sẻ dữ liệu cho trẻ hiểu.
Trẻ dưới 18 tháng tuổi thường hay dính với mẹ và lấy mẹ làm trung tâm. Do đó, để trẻ hòa đồng hơn, hãy cho trẻ cơ hội ngồi cùng bạn khi trò chuyện. Bạn có thể bế bé bên cạnh, lâu lâu bạn vuốt tóc hoặc mặt bé để bé có cảm giác bao gồm trong cuộc trò chuyện, bé sẽ học được cử chỉ khuôn mặt của bạn và người lạ, rất nhanh bé sẽ hòa nhập.
Trẻ từ 18 tháng tuổi, đặc biệt 3-5 tuổi, có thể chấp nhận dự liệu lớn hơn từ việc phụ mẹ công việc nào đó, dạy trẻ cách "vâng ạ" để cảm ơn khi nhận đồ. Các bé lớn có thể dạy câu chút ngắn vui tai, thậm chí cùng trẻ bàn luận về một vấn đề, sự việc nào đó.
Khi có các bé khác như anh chị em của bé đến nhà chơi, bé thường chưa quen để chơi cùng. Để bé dễ hòa nhập, bé cần hiểu hoạt động đó là gì. Bạn cứ để bé ngồi đó quan sát. Thực ra trẻ con quan sát để học cách hiểu trò chơi và người đang chơi. Khi có cơ hội, bạn khuyến khích trẻ tham gia 1 hoạt động nào đó. VD, như vỗ tay cổ vũ. Khuyến khích và để tự bé điều chỉnh có vỗ tay cổ vũ không. Nếu có, bạn khen khích lệ bé, và trẻ sẽ dễ bắt nhịp và hòa đồng sớm. Nếu không, cũng không cần quá lo lắng, chỉ đơn giản chờ dịp khác. Đừng mong đợi bé giao tiếp với các bé khác liền. Cứ để bé quyết định có giao tiếp không hoặc đơn giản khích lệ bé lấy cái gì đó liên quan, nhưng bạn không nên cầm tay hay nói kiểu như "sao con không vào chơi với các chị", thay vào đó bạn nói vào hoạt động liên quan của trò chơi như: "chị Na bắt đầu lăn banh kìa, con đón xem trúng mấy chai". Đó là cách nói để trẻ học và tự chủ trong mọi quyết định của mình. Đừng ép buộc, đừng khích tướng, bạn chỉ nên là người hỗ trợ và khích lệ để trẻ phát triển.
-BS Anh Nguyen-