18/02/2024
𝐁𝐚̀𝐢 𝐓𝐨𝐚́𝐧 𝐍𝐠𝐚̂𝐧 𝐒𝐚́𝐜𝐡, 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐂𝐡𝐢𝐚 𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐍𝐚̀𝐨?
Tổ chức lễ cưới cần bao nhiêu chi phí? Con số này không được xác định cụ thể, mình đã từng làm những tiệc cưới với 200 triệu và cũng từng làm các tiệc cưới hơn 3 tỷ. Phạm vi dao động của ngân sách rất lớn, nên vấn đề cốt lõi quyết định ngân sách là: Loại hình tiệc cưới (Destination, Intimate hay Traditional), kỳ vọng của cô dâu chú rể và thị trường cưới tại thời điểm đó.
Thông thường, mình sẽ đặt câu hỏi cho couple về Tổng Ngân Sách họ có thể chi trả cho toàn bộ tiệc cưới, tiếp đó là phân bổ ngân sách và cân đối lại tỷ trọng xem khoản nào cần giảm bớt, khoản nào muốn đầu tư.
Quyết định Tổng Ngân Sách sẽ giúp couple tiết kiệm thời gian bơi giữa biển vendors và có điểm neo tài chính hợp lý. Trong trường hợp bạn cũng chưa biết nên set ngân sách tổng là bao nhiêu, có thể làm theo công thức đơn giản: Đa số chi phí từ venue sẽ chiếm 30% tổng ngân sách, cứ vậy mà nhân lên thôi (sau đó lại review, cân đối khả năng tài chính)
𝟏. 𝐕𝐄𝐍𝐔𝐄 (𝟑𝟎%):
- 𝐃𝐢𝐧𝐧𝐞𝐫 𝐅&𝐁
- 𝐖𝐞𝐥𝐜𝐨𝐦𝐞 𝐅&𝐁
- 𝐑𝐞𝐧𝐭𝐚𝐥 𝐟𝐞𝐞
- 𝐑𝐨𝐨𝐦𝐬
- 𝐎𝐭𝐡𝐞𝐫𝐬
Ngân sách cho venue là hạng mục phức tạp & dễ có chi phí ẩn. Ngoài F&B cho Ceremony, Dinner, bạn nên check kỹ complimentary (để xem bạn có thể tiết kiệm ngân sách cho hạng mục nào) và các chi phí khác như: corkage charge, ăn thử menu, surcharge nếu sử dụng dịch vụ bên ngoài như décor, liveband, bartender,... Mình sẽ viết riêng 1 bài về checklist các câu hỏi liên quan đến venue vì khối lượng thông tin nhiều qué. Nhưng về cơ bản, sẽ có các đầu mục lớn như trên (lưu ý Rooms số lượng là 02, 01 phòng cho hội cô dâu & 01 phòng cho hội chú rể, để anh nhà mềnh ko thấy váy cưới trước First Look hoặc Ceremony)
𝟐. 𝐕𝐈𝐒𝐔𝐀𝐋 (𝟑𝟎%):
- 𝐃𝐞𝐜𝐨𝐫𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧
- 𝐓𝐚𝐛𝐥𝐞 𝐬𝐞𝐭𝐭𝐢𝐧𝐠𝐬
- 𝐒𝐨𝐮𝐧𝐝 & 𝐋𝐢𝐠𝐡𝐭
- 𝐏𝐡𝐨𝐭𝐨𝐠𝐫𝐚𝐩𝐡𝐞𝐫
- 𝐕𝐢𝐝𝐞𝐨𝐠𝐫𝐚𝐩𝐡𝐞𝐫
Ngân sách hạng mục này được chi phối bởi style/ kỳ vọng của couple và mặt bằng chi phí/ chất lượng của thị trường tùy theo thời điểm. VD với photo/video, vendors style moody, style documentary hay style fine art sẽ có mặt bằng chi phí khác nhau. Về décor, cách mình thường làm việc với vendors (dạng bespoke chứ ko phải vendors cung cấp décor theo package có sẵn) là CDCR đưa ra ngân sách; hạng mục; kỳ vọng trước, sau đó, họ sẽ lên moodboard/concept và hai bên sẽ feedback, chỉnh sửa/cân đối lại. Khi mình nói chuyện với CDCR, thường mọi người đều khá bất ngờ với thứ tự làm việc này. Now you know the flow!
𝟑. 𝐀𝐓𝐓𝐈𝐑𝐄 (𝟐𝟎%):
- 𝐃𝐫𝐞𝐬𝐬 & 𝐀𝐜𝐜𝐞𝐬𝐬𝐨𝐫𝐢𝐞𝐬
- 𝐒𝐮𝐢𝐭/𝐓𝐮𝐱𝐞𝐝𝐨
- 𝐁𝐫𝐢𝐝𝐚𝐥 𝐌𝐔𝐀 & 𝐦𝐚𝐤𝐞𝐮𝐩 𝐭𝐫𝐢𝐚𝐥
- 𝐁𝐫𝐢𝐝𝐞𝐬𝐦𝐚𝐢𝐝𝐬 𝐌𝐔𝐀
- 𝐖𝐞𝐝𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐩𝐚𝐫𝐭𝐲'𝐬 𝐚𝐭𝐭𝐢𝐫𝐞
- 𝐆𝐞𝐭𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐫𝐞𝐚𝐝𝐲'𝐬 𝐚𝐭𝐭𝐢𝐫𝐞
Đây là hạng mục có biên độ dao động ko giới hạn tùy theo lifestyle của couple. 20% là con số trung bình cho các couple giản dị & cần một tỷ lệ ngân sách hợp lý. Nhưng yes, thường thì con gái tụi mình cũng “vượt rào” vì làm gì làm, miễn đẹp là được :"))))
𝟒. 𝐎𝐓𝐇𝐄𝐑𝐒 (𝟐𝟎%):
- 𝐖𝐞𝐝𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐏𝐥𝐚𝐧𝐧𝐞𝐫
- 𝐖𝐞𝐝𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐈𝐧𝐯𝐢𝐭𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧
- 𝐒𝐭𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐞𝐫𝐢𝐞𝐬
- 𝐄𝐧𝐭𝐞𝐫𝐭𝐚𝐢𝐧𝐦𝐞𝐧𝐭𝐬
- 𝐎𝐭𝐡𝐞𝐫 𝐚𝐜𝐭𝐢𝐯𝐢𝐭𝐢𝐞𝐬
- 𝐁𝐚𝐜𝐤 𝐮𝐩 𝐩𝐥𝐚𝐧!
Gạch đầu dòng cho hạng mục này chỉ là đại diện, có rất nhiều ý tưởng, hạng mục mình ko thể liệt kê hết vì đó là gia vị bạn thêm thắt cho lễ cưới (bạn cho WP ngân sách thì họ vẽ ra ti tỉ thứ cũng được). Tuy nhiên, đối với tiệc cưới outdoor, khoản quan trọng cần có là Backup Plan (sẽ chiếm khoảng 10%) để couple chuẩn bị trước tâm lý và ko bị mất kiểm soát khi thời tiết đỏng đảnh đi chệch hướng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho mọi người!
Cảm ơn bạn đã đọc bài.
Vân.
--
Credit:
A wedding led by Vân as a member of Meraki Wedding Planner
Photo: KT MARRY Studio
Concept Design & Flowers: Home Garden
Videographer: Nguyễn Thành Luân
MUA: Xi Quan Le
Venue: Mia Saigon - Luxury Boutique Hotel