06/10/2022
[👩🎓Đừng sợ tốt nghiệp _Lương hay kinh nghiệm cho những năm tháng đầu.🧑🎓]
Cũng vì khó khăn trong việc lựa chọn như thế, nên mình cũng đã tự mình phân tích ra một số mặt của cả 2 lựa chọn này. Mong sẽ nhận được những lời bổ sung, góp ý của mọi người, đặc biệt là những anh chị đi trước để giúp mình có cái nhìn rõ ràng hơn và đưa ra quyết định cho riêng mình
1️⃣ VIỆC LÀM LƯƠNG CAO
✅ Có lẽ chẳng cần phải nói quá nhiều về lợi ích của lựa chọn này, bởi bất cứ ai cũng đều hiểu giá trị của việc có nhiều tiền. Nhưng đối với sinh viên như mình, điều này quan trọng hơn nữa vì:
Đây là giai đoạn người trẻ cần tiền nhất: Bởi mới học cách sống tự lập, phải tự mình chi trả rất nhiều khoản chi tiêu đời sống thường ngày. Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra rõ nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu sinh học, nếu không đáp ứng được con người sẽ rất khổ sở. Có thêm nguồn thu nhập, cũng giúp cha mẹ bớt một phần gánh nặng, đặc biệt là những đứa đang phụ thuộc vào cha mẹ như mình. Ngoài ra, “tuổi trẻ” thì phải đầu tư nhiều cho bản thân, đi chơi cùng bạn bè, người yêu, các dịch vụ giải trí… nên lúc này có lẽ không bao là đủ cả.
Dù sao đi làm cũng để kiếm tiền: Mình để ý rằng nhiều bạn trẻ có xu hướng ưu tiên mức lương lên hàng đầu. Và mình thấy điều đó cũng có lí, bởi với nhiều người mục tiêu cuối cùng của việc lao động là tạo ra giá trị, và có kiếm được tiền thì mới nuôi sống bản thân được. Nên cho dù có đúng chuyên ngành hay không thì không ít bạn trẻ vẫn chấp nhận làm trái nghề, trái dự định để đổi lấy một mức lương tốt.
⛔ Tuy nhiên, việc làm lương cao đôi khi, xin được nhắc lại là đôi khi, cũng tiềm ẩn một số hạn chế:
Công việc nhàm chán hoặc áp lực: Công ty trả lương nhiều thì kỳ vọng đặt ra cũng sẽ cao. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm để làm việc một cách đơn giản và thoải mái nhất nên lúc nào cũng phải gồng mình để đạt chỉ tiêu yêu cầu. Mặt khác, nếu đánh đổi đồng lương lấy việc mà bạn không hứng thú đam mê thì việc chán trường là điều hiển nhiên, và điều đó xét về lâu dài cũng hoàn toàn không tốt cho sinh viên.
Nguy cơ công ty thiếu uy tín, lừa đảo: Bản thân mình cũng từng tìm kiếm rất nhiều cơ hội thực tập, và cũng “suýt” vì thấy tiêu đề tuyển dụng hấp dẫn như kiểu “việc nhẹ, lương cao” mà dự định nộp đơn đi làm. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu kĩ thì mới tá hỏa phát hiện ra công ty đó nói sai sự thật, việc làm khác JD rất nhiều, thậm chí còn đòi cọc tiền nữa. Thê nên sinh viên hoàn toàn phải tỉnh táo trước những cơ hội tưởng chừng ngon ăn để tránh việc tiền mất, tật mang, vừa tốn thời gian công sức.
💠 Thiếu cơ hội phát triển bản thân: Khi đánh đổi tiền lương cho một công việc không phù hợp, bạn sẽ khó có thể phát triển những kỹ năng cần thiết về lâu dài. Hơn nữa, làm những công việc không thiết thực thì chỉ là đang phí thời gian, công sức & khiến mình bị thụt lùi lại phía sau trên con đường sự nghiệp.
2️⃣ VIỆC LÀM CUNG CẤP MÔI TRƯỜNG TỐT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM
✅ Còn về việc chọn công việc để giúp mình tích lũy kinh nghiệm, mình cũng thấy rằng đây là một lựa chọn thể hiện rõ cho việc chậm mà chắc. Vì những lợi ích to lớn mà nó đem lại đều đóng góp cho sự phát triển lâu dài của mình trong tương lai:
Kinh nghiệm có thể được liệt kê vào CV, còn tiền lương thì không: Tích lũy kinh nghiệm vô cùng quan trọng. Bản chất việc đi học, đi làm thêm suy cho cùng cũng là một hình thức giúp ta có thêm trải nghiệm để phục vụ cho công việc sau này. Xét một ví dụ điển hình: Hai ứng viên cùng nộp đơn cho một công việc, khi tất cả những yếu tố khác đều ngang bằng nhau (về bằng cấp, kỹ năng, tinh thần thái độ...), nhưng một ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn chắc chắn sẽ chiếm được lợi thế lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai: Khi sớm tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn cho ngành nghề của mình, thì sẽ có cơ hội đi nhanh hơn và xa hơn. Không những thế, bản thân mình trở nên tốt hơn cũng có thể gặp được những người càng tài giỏi hơn nữa - một cơ hội cho mình thêm càng nhiều tiềm năng phát triển, và tất nhiên là có được mức thu nhập tốt hơn trong tương lai.
Môi trường phát triển lành mạnh: Lựa chọn đi làm để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp phát triển các kỹ năng phù hợp với công việc chuyên môn của mình. Bên cạnh đó còn có các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình,... những kỹ năng này có thể áp dụng được hầu hết tất cả các công việc sau này
Nâng cao nhận thức về bản thân (self-awareness): “Tầng bao quát hơn của kinh nghiệm là trải nghiệm”. Bản thân mình cảm thấy việc đi làm vì kinh nghiệm không chỉ giúp ích cho kiến thức công việc mình làm sau này, mà nó còn giúp bản thân hiểu được sâu sắc hơn việc mà mình đang làm, liệu mình có phù hợp với công việc này hay không để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân mình nhất.
⛔ Lựa chọn này cũng có những khó khăn nhất định:
Cần đầu tư và nỗ lực từ bản thân: Kinh nghiệm không phải ngày một ngày hai mà có được, sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và sự chủ động để đổi lấy trải nghiệm.
Lương thấp: Đây là điều khó có thể tránh khỏi khi apply những công việc để học hỏi kinh nghiệm. Thậm trí có thể không nhận được đồng lương nào, bạn còn phải bỏ ra nhiều.
Nguồn: Vũ Lê Việt Hoàng - Group Bạn Đã Có Việc Làm Chưa?
---------------------------
🐛Follow mình để xem những bài viết hữu ích mỗi ngày nha!
💁UEH-Hành trang cho Sinh viên bước vào Doanh nghiệp