10/08/2020
Ý NGHĨA CỦA CẶP NẾN LONG PHỤNG TRONG LỄ LÊN ĐÈN
💠 Ý nghĩa:
Khi nhà trai đến nhà gái rước dâu, trong lễ vật dâng lên tổ tiên không thể thiếu đôi đèn cầy đám cưới. Đây được xem là lễ vật rất quan trọng, là nét riêng biệt của những đám cưới ở Nam Bộ so với các vùng miền còn lại bởi người miền Nam cho rằng, lửa tượng cho cuộc sống gia đình được êm ấm, bình yên và hạnh phúc. Nghĩa là vợ chồng yêu thương nhau cũng giống như "giữ lửa trong gia đình" luôn được tồn tại và kéo dài mãi với thời gian.
💠 Nghi thức lễ lên đèn
Lễ lên đèn là nghi lễ truyền thống của người miền Nam và được truyền lại từ bao đời nay, không biết nghi lễ này có nguồn gốc từ đâu, vì sao lại có nghi lễ lên đèn nhưng đó quả thực là nghi lễ rất quan trọng trong đám cưới của các cặp đôi của miền Nam, là bước khởi đầu, là bước đầu tiên trong sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau của cuộc sống vợ chồng sau này. Một số tỉnh miền Trung cũng có thực hiện nghi lễ lên đèn một cách rất trang trọng và nghiêm túc.
Theo phong tục, trong ngày rước dâu, gia đình nhà trai phải mang sang gia đình nhà gái một đôi đèn cầy đám cưới. Đôi đèn này phải được khắc hình rồng phượng, có kích cỡ khá lớn, thường trùng với chân đèn nhà gái. Sau đó, một người lớn tuổi và có địa vị cao trong dòng họ sẽ tuyên bố thức hiện lễ lên đền rồi cô dâu chú rể sẽ tự tay đốt đèn cầy và đặt lên bàn thờ.
Ngọn lửa đèn cây khi đốt phải đảm bảo sao cho thật đồng đều và ngang bằng với nhau. Nếu một trong hai cây cháy yếu thì phải nghiên tim lại cho lửa cháy mạnh trở lại rồi mới được thắp lên bàn thờ. Điều này tượng trưng cho hai vợ chồng luôn thuận hòa và dìu dắt nhau trong cuộc sống hôn nhân sau này.
Sau khi cắm đèn xong lên bàn thờ, cô dâu chú rể sẽ tiến hành bái lạy tổ tiên, hoàn tất thủ tục lên đèn. Trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ rước dâu, cặp đèn cầy sẽ được thắp cháy sáng liên tục, cho đến khi buổi lễ kết thúc, người ta sẽ tắt lửa và cất giữ cẩn thận.
💠 Ý nghĩa nhân văn của lễ lên đèn
Lễ lên đèn vốn dĩ chứa đựng trong mình rất nhiều ý nghĩa nhân văn khác nhau được ông cha ta đúc kết từ rất lâu đời. Lễ lên đèn là dịp, là cơ hội để đôi tân lang tân nương chính thức xin phép ông bà tổ tiên ủng hộ cho tình yêu đôi lứa, kết duyên vợ chồng và từ nay sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân.
Lễ lên đèn còn nhằm thể hiện tình cảm hiếu kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và "dựng chồng gả vợ" khi con cháu lớn khôn. Ngọn lửa đèn cầy giống như ngọn lửa của sự biết ơn, của lời tuyên bố về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sắp đến.
Trong tình cảm vợ chồng, lễ lên đèn còn như lời nhắc nhở với đôi tân lang tân nương nhìn thấy được tầm quan trọng của hôn nhân. Cuộc sống sau này phải giống như hai đôi đèn với ngọn lửa cháy sáng rực, cùng nhau song hành, cùng nhau bước qua mọi khó khăn thử thách và luôn có trách nhiệm đối với nhau.
Dân gian ta còn có quan niệm về nghi thức lễ lên đèn, nếu đèn tắt trong quá trình thực hiện nghi lễ sẽ là điềm xấu, điềm không lành nên người ta thường tắt hết máy quạt, đóng cửa sổ khi làm lễ. Mặt khác, nếu đôi đèn cháy bên cao bên thấp thì dự đoán cô dâu trong tương lai sẽ "lấn át" chồng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa có một minh chứng cụ thể hay một nghiên cứu khoa học nào xác mình việc này. Việc cuộc sống gia đình do ai nắm "cốt cán" còn phụ thuộc vào tính cách, quan điểm và sự bàn bạc của cả hai.
Đèn cầy đám cưới là hình ảnh thân thuộc đối với người miền Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung. Để có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, êm ấm và tràn đầy tiếng cười, đòi hỏi cô dâu chú rể phải luôn biết yêu thương, nhường nhịn, có trách nhiệm và bao dung lẫn nhau.
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi lửa nhỏ cả đời không Khê
Gia Đinh hạnh phúc xã hội văn minh
Dân giàu nước mạnh !
St
❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️
: 0909371877-0938888529