30/06/2022
KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 2
(P/s phần II)
3: Con nói "không" với mọi thứ.
- Giai đoạn này, con đang bắt đầu có những ý kiến riêng, muốn thể hiện cái "tôi" của mình, muốn thể hiện mình là một cá thể độc lập.
Vậy vào giai đoạn này, mẹ nên nói chuyện và tôn trọng trong khuôn khổ ý kiến của con.
Ví dụ:
- Khi con không muốn ăn, con lắc đầu nói: không, không!. Oke! Con có thể không ăn, tùy con, con sẽ bị đói, con phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
Tuy nhiên, khi con nói "không", mà việc đó mẹ lại phải làm, thì hãy nói với con:
(Ví dụ: "Mẹ biết là con không muốn mặc áo, nhưng con không mặc áo thì không thể đi học được, không đi học thì không có cơm ăn, con sẽ bị nhịn đói")
- Mẹ cũng có thể cho con lựa chọn quần áo của mình để mặc (trong khuôn khổ). Ví dụ như mùa đông thì mẹ sẽ cho con lựa chọn đồ mùa đông chứ con không thể lựa đồ mùa hè, mùa hè thì chỉ được chọn đồ mùa hè chứ không được chọn đồ mùa đông.
- Khi con muốn tiếp tục ở lại sân chơi mà phải đi về, con nói "không, không", mẹ hãy nói: "Mẹ biết là con muốn chơi tiếp, nhưng bây giờ mẹ phải về nấu cơm, nếu không nấu cơm thì tối nay không có cơm ăn, ngày mai mẹ sẽ đón con sớm hơn để con chơi được nhiều hơn nhé".
Hứa thì phải làm, ngày hôm sau em đi đón con sớm hơn 1 tiếng, thỏa thuận trước với con là: "mẹ cho con 60 phút để chơi, hết giờ thì mình về nhé". Thả kệ cho chơi chán đi, xong từ hôm sau cứ thế lặp lại, chơi trong giờ quy định. Dĩ nhiên mấy hôm đầu con vẫn sẽ khóc không về, nhưng sau vài hôm con sẽ hiểu là có khóc cũng không thể phá bỏ cái mốc thời gian quy định đó được, mẹ đã đến sớm đón để cho mình chơi rồi, chơi hết giờ thì phải về"......
Lúc đầu thì câu trả lời auto là: "Không".
Nhưng sau nhiều lần tự chịu trách nhiệm với cái "không" của mình, thì con sẽ biết đưa ra lựa chọn. Con sẽ gật đầu, hoặc nói có. Mon chưa biết nói "có", nên chỉ biết gật đầu rồi "um" thôi.
4: Giai đoạn bắt chước
Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà em thấy con cực thích bắt chước hành động của người lớn. Ví dụ đi ăn con bắt chước mẹ vắt chanh vào bát. Bắt chước mẹ quét nhà, bắt chước mẹ rửa rau, bắt chước mẹ nhặt rau.....
Thì vào lúc này, mẹ nên tập và cho con có cơ hội được tự lập, tự làm những việc tích cực.
Ví dụ như con được tự ăn, được cùng mẹ làm việc nhà, được nhặt rau, rửa rau. Không gạt con sang 1 bên, và đừng bao giờ nghĩ là: "Ôi nó còn bé thì làm gì được, bày ra mất công mình dọn mệt hơn", hoặc sợ con bị thế nọ thế kia mà không cho con làm. (Ví dụ như sợ con làm vỡ bát nên không dám cho con rửa bát).
Con được đi chợ tự chọn đồ ăn (con sẽ chọn khá nhiều thứ, nhưng mẹ sẽ chọn ra ít nhất 1-2 món con chọn, để chế biến món ăn cho con, vậy thì con sẽ có cảm giác được tôn trọng ý kiến nhiều hơn, tận hưởng thành quả lao động của mình). Khi vào hàng rau, con sẽ đi chọn đồ, mẹ sẽ đưa ra ý kiến cho con, ví dụ : "Con muốn lấy bắp cải hả? Nhưng ở nhà mình vẫn còn bắp cải con ạ, con có muốn chọn rau khác không?"
Khi vào siêu thị, bạn ý chọn cũng khá nhiều món, em có nói với bạn ý là: "ồ, nhà mình đang hết đường, B lấy được 1 gói đường rồi này!. Nhưng nước mắm nhà mình vẫn còn, chưa cần mua con ạ, để lần sau mua nhé". "Con thích ăn quả gì thì con nhặt vào giỏ nhé, quả gì con chọn thì con phải tự ăn quả đó!".
Khi con chọn nhiều món 1 loại, thì mẹ chỉ cho con: "con nhìn trong giỏ đã có 1 chai xì dầu rồi đây này, thì mình chỉ lấy 1 chai thôi, con đi chọn món khác nhé!"
Tâm sự với các mẹ luôn là: e không phải 1 người mẹ hoàn hảo, dịu dàng hiền lành như các mẹ trong sách đâu. Em là 1 đứa cực kì nóng tính, dễ mất bình tĩnh, dễ nổi điên lên. Nên khi bước vào kì khủng hoảng của con, chính em cũng bị khủng hoảng. Lắm lúc không kiềm chế được em có gào lên với con, thậm chí có đánh con. Nhưng khi mà bình tĩnh trở lại thì mới nhận thức được hành động đó là sai, nên phải cố gắng kiềm chế hết sức có thể. Em không dám nói rằng em sẽ không bao giờ đánh mắng con, chỉ là cố gắng hết sức để kiềm chế và hạn chế tối đa việc đánh mắng con. Thỉnh thoảng có nổi điên lên mà làm sai, thì cũng chờ cho cả 2 mẹ con cùng bình tĩnh, rồi nói xin lỗi con.
- "mẹ xin lỗi vì mẹ đã đánh/ mắng con, nhưng tại vì hành động abcxyz của con chưa đúng, lần sau mẹ sẽ cố gắng sửa lỗi của mẹ, con cũng đừng làm hành động abcxyz nữa nhé!"
***Chốt lại vấn đề:
Giai đoạn này, việc cần làm nhất của mẹ đó là bình tĩnh.
-Nghiêm khắc nhưng không áp đặt, tôn trọng nhưng không chiều chuộng nhu nhược.
-Không thỏa hiệp khi con ăn vạ.
- Chỉ cho khi con xứng đáng.
- Tạo điều kiện cho con học theo và tự làm những việc tích cực.
- Tạo điều kiện cho con đưa ra ý kiến cá nhân.
CHÚC CÁC MẸ CÓ 1 BUỔI TRƯA THÚ VỊ, VUI VẺ.
Nguồn: Sưu tầm