21/04/2022
Thành phần hóa học và tác dụng
1. Thành phần hóa học
Thành phần hoá học của cây gồm một số chất như:
• Flavonoid: cryptomerin B, amentoflavon, isocrytomerin, hinokiflavon
• Các chất khác như lutein, cholesterol, quinone, tannin, coumarine..
• Alcaloid có ở rễ
• Cây S. tamariscina không có saponin
• Một điều đáng chú ý,trong khi amentoflavon là hợp chất biflavonoid được tìm thấy ở đa số các loài Selaginella thì sumaflavone chỉ thu được từ S. tamariscina
Dược liệu có vị cay, hơi đắng, tính lạnh (để sống) hoặc tính bình (sao).
2. Tác dụng Y học hiện đại
• Giãn cơ trơn: biflavonoid, amentoflavone trong cây có thể giúp thư giản những cơ trơn qua lớp nội mạc
• Trích xuất cây trường sinh thảo mặc dù không thể ngăn chặn sự hình thành khối u ác tính, nhưng lại cung cấp mạnh sự ức chế sự tăng trưởng ung bướu của khối u. Tác dụng trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN45.
• Kháng viêm: Một số chất trong dược liệu có khả năng lập trình tự hủy apoptose cho những tế bào HL-60, đồng thời còn có vai trò quan trọng với quá trình viêm cũng như quá trình tự hủy tế bào và hoại tử.
• Kháng nấm, Kháng khuẩn: Cao ethanol các bộ phận cây S. tamariscina có khả năng kháng khuẩn thấp đối với vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
• Chống oxy hóa
3. Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị: Dược liệu có vị cay, hơi đắng, tính lạnh (để sống) hoặc tính bình (sao).
Công dụng: Dùng tươi có tác dụng phá huyết nhưng khi sao đen lên thì có tác dụng chỉ huyết (cầm máu).
Theo Y học cổ truyền vị thuốc được dùng khi: Ho ra máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu hay kinh nguyệt quá nhiều cùng một số chứng chảy máu khác. Ngoài ra, dược liệu còn dùng để chữa bỏng, vàng mắt, vàng da… Bên cạnh đó, Xạ can cũng là một trong những vị thuốc quý trị ho và viêm họng hiệu quả.
4. Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau, điều chỉnh liều lượng cho thích hợp. Liều thường dùng là 5 – 15g, đôi khi có thể lên đến 20 – 30g nếu dùng ở dạng thuốc sắc.
Trường sinh thảo sau khi sao vàng toàn tính thì có tác dụng cầm máu rõ rệt,
5. Một số bài thuốc kinh nghiệm
5.1. Trị nôn ra máu, ho ra máu, đại tiện phân đen, kinh nguyệt nhiều
Trường sinh thảo 30g (sao), Long nha thảo 25g. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml. Lọc bỏ phần bã và chia đều làm 2 lần uống, liều dùng mỗi ngày 1 thang.
5.2. Đắp ngoài vết bỏng
Trường sinh thảo sống, phơi khô, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên vết bỏng. Cứ 2 – 3 giờ thay thuốc một lần.