28/09/2023
🏮[SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU - NÉT ĐẸP VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG] 🏮
Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi Trời cao?
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?
(Tác giả: Tô Đông Pha)
🏮 Hàng trăm hàng ngàn năm nay, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, mặt trăng được ban cho những nội hàm phong phú, có bao nhiêu những câu chuyện truyền thuyết về mặt trăng khiến người ta mong ước, có bao nhiêu thơ, từ, ca, phú về mặt trăng khiến người ta truyền tụng, ngâm những câu thơ hay về trăng, ý tứ hình ảnh phong phú, nội hàm sâu rộng, thể hiện sự bác đại tinh thâm và vận vị vô tận của văn hóa truyền thống.
🌕 Trăng Trung thu tròn vành vạnh sáng trong đem lại cho mọi người sự gợi mở tinh thần, thể hiện nội hàm đạo đức đậm sâu của ngày lễ Tết truyền thống, đồng thời cũng cung cấp bài học tham khảo cho mọi người tu dưỡng đạo đức, kính sợ Trời Đất thiên nhiên, kính Trời kính Thần và cảm ân đối với Thượng Thiên, cảm ngộ ý nghĩa và giá trị nhân sinh, vũ trụ, truy cầu một tương lai tươi sáng và tốt đẹp.
🎐 Có rất nhiều câu chuyện, sự tích hay về cung trăng, chị Hằng, thỏ ngọc, cũng như rất nhiều các câu chuyện khác nhau kể về nguồn gốc của tết Trung thu. Dear Nature xin chia sẻ lại một câu chuyện trong số đó.
📖 Tìm lại lịch sử có sự tích kể rằng năm ấy, vào đêm rằm hoàng lịch 15 tháng 08, vua Đường Huyền Tông dạo chơi trong vườn Ngự Uyển. Đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên kiều diễm đang múa hát. Trong khung cảnh tuyệt vời ấy nhà vua quên cả thời gian đã gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
🍃 Về tới hoàng cung, nhà vua nhớ lại âm thanh nơi cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng, nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng xem múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
🏮 Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
🌕 Người xưa cũng coi trăng tròn là tượng trưng cho đoàn viên. Chẳng thế mà cứ mỗi dịp thu đến, con người ta lại háo hức, bồn chồn vì sau bao ngày xa xứ lại có ngày đoàn tụ với gia đình, bên mâm cơm nóng hổi, bên bàn trà bánh hoà quyện với ánh trăng rằm, càng khiến tình cảm thêm gắn kết, mặn nồng.