Nghệ thuật Tuồng truyền thống

  • Home
  • Nghệ thuật Tuồng truyền thống

Nghệ thuật Tuồng truyền thống Gìn giữ phát triển nghệ thuật Tuồng truyền thống
(4)

đã bao giờ bạn thử trải nghiệm trực tiếp sân khấu một loại truyền thống chưa? Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ và...
17/08/2023

đã bao giờ bạn thử trải nghiệm trực tiếp sân khấu một loại truyền thống chưa? Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ và thay đổi quan điểm dựa trên ký ức của bạn về Tuồng. Không chỉ là “nghe Tuồng”, đây còn là “xem Tuồng”, “hít Tuồng” và “cảm nhận Tuồng”, một trải nghiệm đa giác quan trong một không gian linh thiêng, ngào ngạt mùi hương Việt Nam (chính xác là bạn có thể ngửi thấy đấy).

21/06/2023

Diễn ra từ ngày 6/5, Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc đã trải qua 11 ngày đêm biểu diễn, tranh tài. Các nghệ sĩ, diễn viên dự thi đã thể hiện tài năng nghệ thuật, đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấn tượng sâu đậm không chỉ về nghệ thuật sân khấu truyền thống, còn bao hàm trong đó nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

Theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn, tín hiệu mừng nhất trong cuộc thi này là chất lượng nghệ thuật của các đơn vị khá đồng đều. Mỗi diễn viên dự thi đều nỗ lực “thổ tận can tràng”, thể hiện tốt nhất phần thi. Những vai mẫu trong các trích đoạn Chèo cổ truyền, như: Thị Mầu, Súy Vân, Châu Long, Lưu Bình, Trần Phương, Cả sứt, Thị Phương, Tuần Ty, Đào Huế, Thầy đồ Trương Viên, Mụ Quán, Lão say…, có nội dung khuyến giáo đạo đức, là những bài học chở nặng triết lý nhân sinh, những tấm gương sáng về tình bạn, về lòng chung thủy, đạo đức gia đình, đề cao chữ hiếu, khao khát tự do, lên án, đả kích, phê phán thói hư tật xấu bằng tiếng cười trào lộng, thâm sâu trong ngôn ngữ nghệ thuật Chèo. Những trích đoạn Tuồng truyền thống, như: "Kim Lân quan đèo", "Nữ tướng Đào Tam Xuân", "Chung Vô Diệm", "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo", "Lan Anh lạc đẻ", "Phương Cơ qua ải", "Nhị khí Chu Du", "Mộc Quế Anh dâng cây"…, được khai thác dựa trên các yếu tố tự sự, kịch tính, tự tình, làm cơ sở cho nghệ sĩ biểu diễn, phát huy được những yếu tố cơ bản như Thanh - Sắc - Thục - Tinh - Khí - Thần.

Bên cạnh những thành công của các phần thi, trích đoạn được đầu tư công phu cả về kịch bản, dàn dựng, kỹ thuật nhuần nhiễn điêu luyện của các nghệ sĩ, diễn viên trong ca, diễn…, một số trích đoạn, phần thi chưa được đầu tư, quan tâm một cách nghiêm túc. Một số trích đoạn, phần dự thi, giữa phần kỹ thuật, hòa âm phối khí, phần ca, diễn của nghệ sĩ, diễn viên cần dàn dựng nhuần nhuyễn, điêu luyện và có điểm nhấn hơn, cần tăng cường các trích đoạn mang ý nghĩa giáo dục cao về tư tưởng, thẩm mỹ, gắn với nền văn hóa dân tộc.

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁCHỦ ĐỀ ‘‘ĐẾN HIỆN ĐẠI TỪ TRUYỀN THỐNG”TỔ NGỮ VĂN - LỊCH SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
24/03/2023

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ
CHỦ ĐỀ ‘‘ĐẾN HIỆN ĐẠI TỪ TRUYỀN THỐNG”
TỔ NGỮ VĂN - LỊCH SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

10/02/2023

Màn Trống Hội Nhà Hát Tuồng VN. Biểu diễn tại đền Mẫu phố Cò , Thái Nguyên
(nguồn Vũ Nguyễn)

Vinh danh 63 nghệ sĩ tiêu biểu ngành nghệ thuật biểu diễn năm 2022
09/01/2023

Vinh danh 63 nghệ sĩ tiêu biểu ngành nghệ thuật biểu diễn năm 2022

VOV.VN - 63 nghệ sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã được giới thiệu, vinh danh tới đông đảo khán giả trong Chương trình vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 với chủ đề “Khát vọng mặ...

BỘ SƯU TẬP TUỒNG TÍCH TẾT 2023 - LIMITED EDITION
28/12/2022

BỘ SƯU TẬP TUỒNG TÍCH TẾT 2023 - LIMITED EDITION

Khúc tráng ca về tinh thần yêu nước
26/12/2022

Khúc tráng ca về tinh thần yêu nước

Vở tuồng lịch sử "Nữ tướng Lê Chân" là tác phẩm vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam hoàn thành dàn dựng theo đặt hàng năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Với việc khắc họa thành công hình tượng nữ tướng Lê Chân trên sân...

Workshop "Giải mã mặt nạ Tuồng"
14/12/2022

Workshop "Giải mã mặt nạ Tuồng"

Chương trình "Nghệ thuật tuồng với khán giả trẻ" của Nhà hát Tuồng Việt Nam với các con học sinh trường THCS Nguyễn Công...
29/10/2022

Chương trình "Nghệ thuật tuồng với khán giả trẻ" của Nhà hát Tuồng Việt Nam với các con học sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ

Nhà hát Tuồng Việt Nam mang nghệ thuật Tuồng cổ đến với huyện Cô TôThực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du l...
18/10/2022

Nhà hát Tuồng Việt Nam mang nghệ thuật Tuồng cổ đến với huyện Cô Tô
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Nghệ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam có chuyến công tác biểu diễn phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa tại huyện Cô Tô từ ngày 13/10 – 16/10/2022.
Tối ngày 13/10, tại sân khấu ngoài trời Quảng trường Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Nghệ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam đã mang đến vở tuồng “Phương thuốc thần kỳ”.
ới mạch kịch nhanh, tình tiết dí dỏm, lời thoại sắc sảo, "Phương thuốc thần kỳ" kể câu chuyện về một người nông dân thông minh, tài trí đã dạy cho bọn quan quyền hay ức hiếp dân lành những bài học đích đáng.

“Cuộc đời vui thú làm sao

Ai ai cũng muốn làm cao, làm thầy

Trong cái rủi, có cái may

Nhìn xem thế sự vần xoay diệu kỳ

Nhắc ai đã nắm quyền uy

Việc dân, việc nước thực thi hàng ngày

Có khi bão nổi, gió lay

Thói đời quét sạch, dân cày lên ngôi

Nhân gian thiếu vắng tiếng cười

Một vài trò diễn mọi người thêm vui”

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của gần 30 nghệ sĩ, diễn viên với âm nhạc hiện đại, hiệu ứng sân khấu, trang phục đẹp, mang đến nhiều cảm xúc và tình cảm sâu sắc trong lòng người xem.
Ngoài vở tuồng “Phương thuốc thần kỳ”, vào 19h30 các ngày 14/10 và 16/10 tại sân khấu ngoài trời Quảng trường Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà hát tuồng Việt Nam tiếp tục biểu diễn các vở “Chiếc bóng oan khiên”, “Ba giá đồng và Chương trình ca nhạc đặc sắc”; Ngày 15/10, Đoàn Nghệ thuật biểu diễn tại nhà văn hóa xã Thanh Lân.
Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam.Ðến cuối thế kỷ XVIII, Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. Nếu như Trung Quốc có Kinh kịch, Nhật Bản có kịch Noh thì người Việt có nghệ thuật Tuồng, đến ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của Việt Nam. Việc đưa Nghệ thuật Tuồng đến với bà con vùng sâu vùng xa thông qua các buổi biểu diễn không chỉ giúp đưa tuồng cổ tiếp cận với khán giả mà còn hướng đến mục tiêu xa hơn là quảng bá hình ảnh và nghệ thuật truyền thống của dân tộc; góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng cổ.

15/10/2022

NSND Hồng Khiêm - Nét đẹp Tuồng cổ

NSƯT Lộc Huyền: Dành trọn đam mê cho nghệ thuật Tuồng truyền thốngVới sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đa dạ...
27/09/2022

NSƯT Lộc Huyền: Dành trọn đam mê cho nghệ thuật Tuồng truyền thống
Với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng như hiện nay, sân khấu truyền thống nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng gặp không ít khó khăn. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó vẫn có những nghệ sĩ trẻ quyết tâm theo đuổi, nặng lòng và đau đáu với nghề, nghệ sĩ ưu tú Lộc Huyền - Nhà hát Tuồng Việt Nam là một trong số nghệ sĩ trẻ như thế

Listen to V2 1408 14h00 Hanh Trinh Sang Tao 168202210 by Nguyễn Văn Bút on

Đề xuất ý tưởng xây dựng tổ hợp biểu diễn nghệ thuật truyền thống để phục vụ du lịchQuảng bá văn hóa dân tộc và tìm kiếm...
21/06/2022

Đề xuất ý tưởng xây dựng tổ hợp biểu diễn nghệ thuật truyền thống để phục vụ du lịch
Quảng bá văn hóa dân tộc và tìm kiếm doanh thu từ những chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống là mục tiêu của các nhà hát khi bắt tay với du lịch, phục vụ du khách. Điều đáng nói là, dù khoảng thời gian bắt tay vào thực hiện đã kéo dài vài năm nay nhưng lãnh đạo các nhà hát vẫn than khó.
Nhà hát Tuồng Việt Nam hàng tuần vẫn triển khai chương trình biểu diễn định kỳ thứ 2, thứ 5 phục vụ khách du lịch tại rạp Hồng Hà. Bên cạnh đó là chương trình biểu diễn tại phố cổ Hà Nội vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Theo đánh giá của du khách, đây là các chương trình có chất lượng, khán giả thích thú với các màn biểu diễn. Thế nhưng, việc bắt tay giữa các công ty du lịch và nhà hát Tuồng Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn, hầu như vẫn "giậm chân tại chỗ".

Ông Phạm Ngọc Tuấn cho rằng, nguyên nhân của việc này là do cơ chế chính sách chưa thúc đẩy các công ty du lịch khai thác nhiều hơn các sản phẩm nghệ thuật. Du khách tới Việt Nam thường tham quan thắng cảnh là chính, bên cạnh đó họ mới chỉ tới với múa rối nước. Còn các loại hình nghệ thuật truyền thống khác chưa được các công ty quan tâm khai thác.
Trước đây, các đời Bộ trưởng Văn hóa, các tổng cục trưởng Tổng cục du lịch đều rất quan tâm tới vấn đề đưa nghệ thuật truyền thống vào khai thác du lịch. Nhiều cuộc tọa đàm, giải pháp tháo gỡ đã được đưa ra nhưng tình hình chưa thay đổi theo hướng khả quan. Đặc biệt, 2 năm đại dịch vừa qua, các nhà hát đều án binh bất động.

Là một đơn vị nghệ thuật của Trung ương, nhà hát Chèo Việt Nam đã có những khởi động khá ấn tượng khi bắt tay với các tour có khách Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Nhà hát đã chuẩn bị các chương trình có thời lượng từ 20 đến 30 phút, 50 phút, hoặc 1 tiếng tùy từng đối tượng hợp đồng. Đồng thời, nhà hát còn chuẩn bị sân khấu lớn, sân khấu nhỏ cho từng tour có số lượng khách đông hoặc vắng.

NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ, cái khó với nhà hát hàng đầu của ngành chèo này lại nằm ở phòng truyền thông. Tức là gặp khó ở vấn đề nhân sự marketting cần những người vừa am hiểu về nghệ thuật, có ngoại ngữ lại vừa làm quảng bá du lịch tốt. Hiện nay, nhà hát đang sử dụng nhân sự marketting theo lối có thế nào dùng thế đó nên chưa bắt nhịp được với thời đại.

Thứ hai, nhà hát Chèo Việt Nam gặp khó ở cơ sở vật chất kĩ thuật như trang web cần phải đầu tư về kinh phí, mới chỉ có tiếng Việt mà không có tiếng Anh, nếu hướng tới khách du lịch quốc tế thì quá lạc hậu.
"Muốn có trang web tốt đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư. Nhà hát chưa chuyên tâm và cũng không có kinh phí làm việc đó. Nhà hát Chèo Việt Nam cũng đã bán vé trên trang web và fanpage của nhà hát. Cái khó là khi bán vé thì hệ thống không đồng bộ. Nhà hát mới chỉ tích chỗ và chuyển khoản giữ chỗ chứ không có việc bán online trực tiếp. Nếu số lượng đông, người mua phải xếp hàng cả trăm lượt để lấy vé đã đặt, sẽ làm chậm thời gian khai màn và biểu diễn. Việc không đồng bộ gây ra những khó khăn nhất định cho việc triển khai tour du lịch", NSND Thanh Ngoan nói.
NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam khẳng định, chất lượng nghệ thuật của các chương trình biểu diễn bán tour đều rất tốt. Không chỉ có múa rối mà chèo, tuồng đều làm rất chỉn chu, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc tới bạn bè quốc tế. Cái khó của việc bắt tay với các công ty du lịch nằm ở khâu quảng bá cần phải có kinh phí và bài bản. Nhà hát Múa rối Việt Nam làm chưa giỏi, chưa tốt khâu này. Ban giám đốc nhà hát biết điều này nhưng để khắc phục thì không thể ngày một ngày hai.

Vừa qua, Tổng cục Du lịch và Vụ lữ hành đã hỗ trợ nhà hát múa rối tổ chức hội nghị khách hàng và biểu diễn giới thiệu chương trình cho các công ty lữ hành ngay tại địa điểm của nhà hát. Có rất nhiều công ty lữ hành du lịch tới tham dự buổi biểu diễn chào hàng này và đều có nhận xét rằng chương trình nghệ thuật quá hay, nếu không mang ra biểu diễn phục vụ khách du lịch thì quá thiệt thòi.

Tuy nhiên, các công ty lữ hành cũng đưa ra những yêu cầu riêng và những yêu cầu đấy cũng không kém phần "vất vả" cho nhà hát Múa rối Việt Nam, nếu thực hiện theo yêu cầu đó. Ví dụ như điểm đến hiện tại của nhà hát phải là một điểm đến ấn tượng, tạo nên một không gian quang cảnh thật đẹp, phải là nơi vừa phục vụ biểu diễn vừa đáp ứng nhu cầu ăn uống của khán giả tới xem.

Theo Giám đốc nhà hát Múa rối Việt Nam, thật khó để biến một nhà hát trở thành một nơi như mong muốn của các công ty lữ hành.

"Những gì mơ xa quá chúng tôi không thể làm được trong tầm tay của một đơn vị nghệ thuật biểu diễn. Bởi có rất nhiều những khó khăn để đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tạo nên một điểm diễn như yêu cầu của họ. Cái mà công ty du lịch hướng tới là một nền công nghiệp mang tính giải trí và nghệ thuật chỉ là một phần ở trong đó, giống như chúng ta đi các nước khác, họ đầu tư rất bài bản và tạo nên những khu vui chơi giải trí lớn, trong đó nghệ thuật biểu diễn là một phần. Chúng tôi cũng muốn có một khu vui chơi giải trí hoành tráng như một số nước bạn nhưng với hoàn cảnh hiện nay, chúng tôi chỉ có thể cố gắng và nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Đó là đã sản xuất, dàn dựng nên những chương trình nghệ thuật hay, có chất lượng cao", NSND Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam thẳng thắn chỉ ra, các nhà hát hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa sân khấu và đưa ra những sản phẩm du lịch thực sự. Việc bê nguyên si các trích đoạn kinh điển bị không ít du khách phàn nàn về nhịp điệu, tiết tấu chậm rãi và kéo dài lê thê. Vì thế, sản phẩm sân khấu chào bán theo tour tuyến cần phải được tính toán, đầu tư không ít tiền của nhưng vẫn giữ được khuôn vàng thước ngọc.
Ở nước ngoài có những trung tâm nghệ thuật biểu diễn tập hợp được các loại hình nghệ thuật truyền thống và đặc sắc của mỗi nước thành một chương trình. Do vậy, NSND Triệu Trung Kiên mạnh dạn đề xuất ý tưởng xây dựng một tổ hợp vui chơi giải trí nghệ thuật tập hợp được nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Trước tiên nó cần có địa điểm để đầu tư đàng hoàng, để có một không gian lý tưởng cho nghệ thuật biểu diễn, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho đến vui chơi giải trí và cả ăn uống của khán giả. Trong đó có các đơn nguyên của các loại hình nghệ thuật. Và mỗi loại hình nghệ thuật phải có một sản phẩm dành cho du lịch và được tính toán rất kỹ.

"Chúng tôi mong muốn có một tổng chỉ huy của cấp trên, nếu cứ để tuồng, chèo, cải lương và nghệ thuật truyền thống mạnh ai người ấy làm, khách du lịch quốc tế sẽ rất khó để lựa chọn xem từng loại hình nghệ thuật, bởi họ không thể có nhiều thời gian. Vì vậy, mô hình tổ chức ra một tổ hợp trung tâm nghệ thuật là điều vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khán giả", NSND Triệu Trung Kiên nhấn mạnh.

Ý tưởng này của NSND Triệu Trung Kiên được lãnh đạo các nhà hát khác của trung ương tán thành. Và tất nhiên, để làm được việc này, vai trò điều tiết của nhà nước là vô cùng quan trọng. Để có tổ hợp nghệ thuật này thì còn phải có kinh phí.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, ông đã xem 2 tour nghệ thuật của Thâm Quyến (Trung Quốc) tại khu trung tâm giải trí nghệ thuật có đầy đủ các dịch vụ, có các show diễn. Khi đã vào đây, du khách không phải đi xem ở bên ngoài nữa và cũng không phải đi xa.

"Theo tôi, có một tổ hợp giải trí mà trong đó có các đơn nguyên nghệ thuật truyền thống là vô cùng lý tưởng. Nhưng sản phẩm này phải tính toán rất kỹ lưỡng, phải có sự đầu tư cả về trí tuệ và quảng bá", ông Phạm Ngọc Tuấn nói.

NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cho rằng, phải có một tổng chỉ huy để tạo nên sức bật cho nghệ thuật truyền thống phát triển. Chiến lược quảng bá, chiến lược marketing hiện nay chúng ta không hề quan tâm, cần có sự điều phối giữa các loại hình nghệ thuật để tạo nên tính hấp dẫn và đa dạng.

NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò của nhà nước trong việc bán các sản phẩm nghệ thuật cho du lịch. Bởi đã đặt nhiệm vụ giúp đỡ cho các nhà hát bắt tay với du lịch thì bộ Văn hóa phải vào cuộc và cơ quan Chính phủ cũng phải vào cuộc, truyền thông là đầu mối, bên cạnh đó là sự đầu tư kinh phí không thể như hiện nay.

Trân trọng kính mời các Bác, các cô chú, anh chị em và các bạn đón xem vở Tuồng "Làm Vua" vào lúc 20h ngày 7/5/2022 tại ...
29/04/2022

Trân trọng kính mời các Bác, các cô chú, anh chị em và các bạn đón xem vở Tuồng "Làm Vua" vào lúc 20h ngày 7/5/2022 tại Rạp Hồng Hà- địa chỉ số 51 Đường Thành- Hà Nội
Hân hạnh được đón tiếp !

Address

Khu Văn Hóa, Nghệ Thuật Mai Dịch/Cầu Giấy

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nghệ thuật Tuồng truyền thống posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share