BĐS ĐẠI VIỆT

  • Home
  • BĐS ĐẠI VIỆT

BĐS ĐẠI VIỆT MUA BÁN VÀ CHO THUÊ BĐS
TƯ VẤN PHÁP LÝ, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
XÂY SỬA NHÀ DÂN D?

Huyện Đồng Phú, Bình PhướcHuyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nh...
21/09/2022

Huyện Đồng Phú, Bình Phước

Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên,
nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, trong tương lai sẽ có những
thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Địa lý : Huyện Đồng Phú nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:

Phía tây giáp thị xã Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài
Phía bắc giáp huyện Phú Riềng
Phía tây bắc giáp huyện Hớn Quản
Phía đông giáp huyện Bù Đăng và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Phía nam giáp tỉnh huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Điều kiện tự nhiên :
Địa hình : Nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 70 đến 120 mét, nơi
cao nhất đạt hơn 330m. Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan, feralit nâu đỏ và một ít đất
xám trên phù sa cổ, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su,
hồ tiêu, điều, cà phê, mía…
Sông ngòi : Địa bàn Đồng Phú được bao quanh bởi hai con sông lớn là Sông Bé và sông
Đồng Nai, cùng với nhiều suối chảy qua như: suối Rạt, suối Nước Trong, suối Giai,
suối Lam, suối Mã Đà và nhiều suối nhỏ với lưu lượng ít, rải rác ở khắp vùng trong huyện,
đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên thiên nhiên : Rừng đồng phú có nhiều loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ,
Giáng hương, Bằng lăng, Cẩm lai, và các loại lâm sản khác như lồ ô, tre, nứa, song, mây,
các loại dược liệu.

Hành chính : Huyện Đồng Phú có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn
Tân Phú (huyện lỵ) và 10 xã gồm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi,
Tân Phước, Tân Tiến, Thuận Lợi, Thuận Phú.

Lịch sử : Trước năm 1975, huyện Đồng Phú ngày nay vốn là quận Đôn Luân, tỉnh Phước Long,
được thành lập ngày 24 tháng 7 năm 1961. Quận Đôn Luân có 4 tổng và 5 xã, quận lỵ đặt tại
Đồng Xoài, xã Phước Thiện.

Sau năm 1975, quận Đôn Luân đổi thành huyện Đồng Xoài.

Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé,
huyện Đồng Xoài thuộc tỉnh Sông Bé.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Đồng
Xoài và Phú Giáo. Khi mới thành lập, huyện gồm 11 xã: An Bình, An Linh, Đồng Xoài,
Phú Riềng, Phước Vĩnh, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi và Tân Thành.[3]

Ngày 4 tháng 7 năm 1988[4]:

Chia xã Phú Riềng thành hai xã: Phú Riềng và Thuận Lợi
Chuyển xã Phú Riềng về huyện Phước Long quản lý (nay xã Phú Riềng thuộc huyện Phú Riềng).
Ngày 1 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 74-CP[5] về việc:

Chia xã Phước Vĩnh thành thị trấn Phước Vĩnh và xã Vĩnh Hòa
Chia xã Đồng Xoài thành thị trấn Đồng Xoài và xã Đồng Tâm
Chia xã Tân Hưng thành 2 xã: Tân Hưng và Tân Phước.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Phước Sang trên cơ sở điều chỉnh một phần diện
tích tự nhiên và dân số của xã An Bình.[6]

Đến cuối năm 1995, huyện Đồng Phú bao gồm 2 thị trấn: Đồng Xoài (huyện lỵ), Phước Vĩnh và
13 xã: An Bình, An Linh, Đồng Tâm, Phước Sang, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hưng, Tân Lập,
Tân Lợi, Tân Phước, Tân Thành, Thuận Lợi, Vĩnh Hòa.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương;
đồng thời chuyển thị trấn Phước Vĩnh và 5 xã: An Bình, An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp,
Vĩnh Hòa về huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương quản lý (nay 6 đơn vị hành chính này thuộc
huyện Phú Giáo). Tỉnh lỵ tỉnh Bình Phước đặt tại thị trấn Đồng Xoài, huyện Đồng Phú.
[7]

Tính đến năm 1998, huyện Đồng Phú bao gồm thị trấn Đồng Xoài và 8 xã: Đồng Tâm, Tân Hòa,
Tân Lập, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Thành, Thuận Lợi.

Ngày 01 tháng 9 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/1999/NĐ-CP, thành lập thị xã
Đồng Xoài (nay là thành phố Đồng Xoài) trên cơ sở tách thị trấn Đồng Xoài và xã Tân Thành
cùng với một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Tân Phước, Thuận Lợi, Tân Hưng.[8]

Huyện còn lại 7 xã: Đồng Tâm, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Phước và Thuận Lợi.

Ngày 5 tháng 4 năm 2002[9]:

Chia xã Đồng Tâm thành 2 xã: Đồng Tâm và Đồng Tiến
Chia xã Tân Hòa thành 2 xã: Tân Hòa và Tân Tiến
Chia xã Tân Lợi thành thị trấn Tân Phú và xã Tân Lợi
Chia xã Thuận Lợi thành 2 xã: Thuận Lợi và Thuận Phú.
Huyện Đồng Phú có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.

Văn hóa : Đồng Phú có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (bao gồm 14 dân tộc anh em),
dân cư tập trung từ mọi miền đất nước nên bản sắc văn hoá rất phong phú, đa dạng với nhiều
loại hình văn hoá đặc sắc như: múa cồng chiêng, đi cà kheo (của người Xtiêng), lễ hội té
nước (của người Khmer), hát quan họ, hát chèo, đờn ca tài tử (của người Kinh)… Nhưng truyền
thống văn hoá lâu đời nhất ở Đồng Phú thuộc về người Xtiêng. Về tín ngưỡng, Đồng Phú có 6
tôn giáo lớn với 16.778 chức sắc, tín đồ, phật tử, chiếm 21,44% dân số của huyện.

Giao thông : Là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường Quốc lộ 14, đường
tỉnh 741 đi qua, đây là những con đường giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên,
Thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia. Bên cạnh đó còn có hàng trăm kilômét đường liên
xã và đường tỉnh 753 nối liền với các xã trong huyện với nhau, rất thuận tiện cho việc giao
thương, đi lại.

21/09/2022
Vùng kinhh tế trọng điểm nam bộLịch sử : Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 (1986) của Đảng Cộng s...
21/09/2022

Vùng kinhh tế trọng điểm nam bộ

Lịch sử : Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 (1986) của
Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển
tạo động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc
(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân,
miền Trung (Huế - Quảng Nam Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân
và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu) với
Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc
biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế
(như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh
Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước ở miền Nam), các tam giác
phát triển đã được mở rộng không gian địa lý.

Giao thông vận tải : Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ
giao thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 9 triệu khách/năm hiện nay lên
15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng không lớn nhất Việt Nam, chiếm
2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Đến năm 2010, Sân bay
Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng
hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế.
Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước.
Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sông
Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là
cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là một
trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.
Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không đáp ứng được
yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển của Vùng.
Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai:
Đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đướng vành đai
1, 2, 3; Đại lộ Đông - Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Dây;
Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu...
Đường sắt: Hiện tại chỉ có Đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu
giao thông vận tải, một số dự án đường sắt đang được lập dự án như: Đường sắt cao tốc
Tp HCM - Vũng Tàu; Các tuyến tàu điện ngầm từ Bến Thành đi bến xe Miền Tây, Biên Hòa
đang được các công ty lớn của Đức, Pháp, Nga, Nhật khảo sát.

Khu công nghiệp : Vùng kinh tế trọng điểm phía nam là nơi tập trung số lượng các khu
công nghiệp lớn và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước. Tại đây
có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang
Trung và hàng chục khu công nghiệp thu hút khác như: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Loteco,
Amata (Đồng Nai), Sóng Thần, Việt Nam - Singapore, Việt Hương, Nam Tân Uyên, Mỹ Phước,
Đồng An (Bình Dương), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh)... Các ngành công
nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất,
phân bón, cán thép...Ngoài ra còn có một số khu công nghiệp tập trung ở Long An (Bến Lức,
Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và Tân An), Tiền Giang Bao gồm: Khu Công nghiệp
Mỹ Tho (79.14 ha), KCN Tân Hương (197 ha), KCN Long Giang (600 ha), KCN Dịch vụ Dầu Khí
(1000 ha), Cụm Trung An (17 ha), Cụm Tân Mỹ Chánh (23,57 ha), Đang chuẩn bị xây thêm
KCN nam Tân Phước dự kiến (1000 ha), Cụm Gia Thuận...

Trung tâm năng lượng : Trung tâm điện lực Phú Mỹ (BRVT) và Nhà máy điện Bà Rịa,
Hiệp Phước có tổng công suất điện năng trên 30% tổng công suất điện năng cả nước.
Dự án khí Nam Côn Sơn và Bạch Hổ và dự án đường ống dẫn khí đông-tây
(nối miền đông và miền tây nam bộ) cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này Trong
tương lai gần, cùng với Trung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600 MW), Vùng này vẫn là
trung tâm năng lượng quan trọng của cả nước.

Dịch vụ và thương mại : Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước.
Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các
tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

Khu vực đô thị hóa : Trong tương lai không xa, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đây
sẽ là vùng đô thị lớn (metropolitan area) có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á và
cả thế giới. Hiện tại ở đây đang triển khai một số dự án khu đô thị lớn như: khu đô thị
công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô 4000 ha, khu đô thị Đông Bắc Củ Chi và Long An
4000 ha, khu đô thị Phú Mỹ Hưng 600 ha và đặc biệt là khu đô thị thương mại mới
Thủ Thiêm 700 ha. Trong tương lai xây dựng thêm một số thành phố mới như: Nhơn Trạch,
Bình Dương, Long Thành, Phú Mỹ, Hậu Nghĩa, Cần Giuộc, Gò Công

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BĐS ĐẠI VIỆT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share