Chuyên Hoa Lan các Loại

  • Home
  • Chuyên Hoa Lan các Loại

Chuyên Hoa Lan các Loại Chuyên các loại Hoa Lan tại vườn
Cung cấp kie, thân lá, hạt giống Lan

Vẻ đẹp không thể diễn tả 😍
07/12/2021

Vẻ đẹp không thể diễn tả 😍

TừTRỒNG VÀO CHẬU VÀ THAY CHẬU KHI CHĂM SÓC ĐỊA LAN Cây trước khi đem trồng phải đem rửa sạch và khử trùng cắt tỉa. Cây đ...
30/05/2021

TừTRỒNG VÀO CHẬU VÀ THAY CHẬU KHI CHĂM SÓC ĐỊA LAN

Cây trước khi đem trồng phải đem rửa sạch và khử trùng cắt tỉa. Cây được rửa bằng nước sạch, chờ cho ráo nước rồi cắt đi thân giả không lá, rễ bị bệnh, cây cong, rễ quá giá vàng khô, lá bệnh và những bẹ lá khô. Cây lan sau khi mua về bao giờ cũng có thân giả không lá, nếu như 1-2 cây mọc liền nhau, hãy chọn giữ lại 1-2 thán giả tươi không lá. Nếu là 3 cây mọc liền nhau hãy cắt bỏ toàn bộ thân giả không lá. Khi cắt, tránh làm tổn thương đến trầm và chóp rễ. Các bộ phận cắt bỏ ra cần gom lại đem đốt để phòng lây lan bệnh. Sau khi cắt tỉa đưa vào khử trùng. Tuỳ từng điều kiện mà chọn loại thuốc và phương pháp phù hợp. Có thể dùng loại thuốc diệt nấm như Benlate, Ridomil 0,1%
để ngâm rễ khoảng 10-15 phút, thuốc tím 0,1%. Sau 10-15 phút, đem rửa bằng nước sách, để ráo nước đem trồng. Đối với cây bị bệnh, đem ngâm khoảng 120 phút vào dung dịch thuốc khử trùng. Nếu có côn trùng ký sinh, đem ngâm vào thuốc trừ sâu dễ diệt trừng, diệt sâu. Nếu như thấy có vết bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh, phải xử lý trước khi trồng. Sau khi xử lý thuốc bảo vệ thực vật, phải rửa bằng nước sạch để ráo nước đem trồng.

Căn cứ vào độ lớn của cây mà chọn chậu có miệng chậu và độ cao thích hợp. Số lỗ thoát nước ở đáy chậu, thành chậu phải đảm bảo thoát nước và không khí lưu thông. Lỗ thoát nước ở dưới đây được đậy bằng một miếng ngói to, sau đó, đưa các giá thể có kích cỡ to vào trước (1-1,5 cm) với độ cao bằng 1/4 - 1/3 độ cao của chậu, cho dễ thoát nước. Các lỗ bên cạnh có thể dùng vỏ cây, rêu..nhét vào, rồi đưa giá thể có kích cỡ nhỏ vào ở giữa cao hơn và xung quanh thấp hơn. Sau đó đặt cây giống
vào, trải rễ ra chậu và ko để rễ tiếp xúc với thành chậu. Một bên thân già già đặt dựa vào thành chậu, phía có mầm non quay vào giữa chậu, để cố không gian cho cây mọc sau 3 năm. Nếu như có nhiều thân giả và có một mầm trở lên, hãy cố gắng đặt thân giả vào giữa, mầm non xoay ra phía ngoài. Khi đã đặt xong cây giống, tiếp tục đưa dần giá thể vào trong chậu, cho đến độ cao nhất định, có thể nhấc nhẹ cây giống lên vỗ nhẹ vào thành chậu làm giá thể nén chặt xuống, rễ được trải ra. Làm như vậy vài lần cho đến khi giá thể lấp hết 1/3 thân giả mới thôi. Tiếp đó, dùng tay ấn nhẹ
xuống để cho giữa chậu cao hơn xung quanh một chút. Không nên trồng quá dày, làm cho thân giả bị chết ngạt và mầm non bị chết úng. Thông thường sau khi trồng xong cần phủ một lớp rêu hoặc sỏi trên mặt chậu, giữ cho mặt chậu sạch sẽ và không bị ô nhiễm khi tưới nước. Cây trồng xong được đặt ở chỗ có ánh sáng tán xạ với nhiệt độ 20-25°C, không thể quá cao hoặc quá thấp. Việc tưới nước sau khi trồng phụ thuộc vào kích cỡ và trạng thái ấm của giá thể. Nếu như giá thể nhỏ ẩm ướt thì không cần tưới nước, chỉ cần dùng bút lông quét sạch bụi trên lá. Sau một tuần, tưới ít nước theo nguyên tắc giữ cho cây không bị khô. Chờ đến khi nào nẩy mầm và rễ dài 2-3 cm thì chính thức tưới nước. Nếu tưới quá sớm sẽ làm cho cây bị thối. Nêú thời tiết oi bức, có thể phun nhưng không được để nước chảy vào giữa lá Giá thể bị khô sau khi trồng phải tưới nước ngay và tưới cho đẫm. Nếu rễ của cây còn quá ít, sau khi trồng khó giữa được chắc và bị đổ do gió, rễ non và mần, phải làm giàn để buộc cây vào. Sau 3 năm, nếu như cây quá to, nhiều rẻ giá thể bị mục nát phải thay chậu ngay.

Thời vụ trồng địa lan không nghiêm ngặt, nhưng thay chậu và tách cây nên làm vào
mùa Đông Xuân, sau khi hoa nở mầm non chưa nhú, ngoài ra có thể tiến hành vào mùa Thu. Ở thời kỳ này dinh dưỡng tương đối tập trung, cây có khả năng chống bệnh tốt, không ảnh hưởng đến đợt hoa về sau. Mùa hè nhiệt độ cao cây dễ bị rữa nát. Mùa Đông, cây phục hồi chậm, không phù hợp cho thay chậu và tách cây. Khi thay chậu, cần nhẹ nhàng đặt nghiêng chậu để lấy giá thể ra khỏi chậu lan. Nếu như cây lan đã trồng nhiều năm, rễ mọc đầy chậu, không thể lấy cây ra được, chỉ có cách đập nhẹ để cho vỡ chậu, lấy cây ra tránh làm tổn thương rễ. Cây lan sau khi đưa ra khỏi chậu, gỡ bỏ giá thể. Chú ý không làm tổn thương mầm, rễ và nhất là chóp rễ. Nếu như giá thể bám quả chặt, có thể
đem xối nước sau đó mới cắt tỉa, tách cây. Cắt bỏ rễ thối, cong, gây, hoa sót lại, lá khô, lá bệnh và thân già không lá. Nếu như thân già còn chắc mập, vẫn còn mầm ngủ có khả năng nẩy mầm, có thể giữ lại đưa vào phòng ẩm để thúc mầm. Sau khi cắt tia xong, đưa cây vào khử trùng. Các vết cắt có thể dùng lưu huỳnh, bột than củi bôi khử trùng rễ cây. Các vết cắt có thể dùng lưu huỳnh, bột than củi bôi khử trùng. Rễ cây lan sau khi xử lý và rửa rễ bị gẫy cho nên chưa thể trồng ngay được mà đưa vào chỗ
râm mát cho nước. Khi nào rễ mầm ra dễ uốn, có thể đem trồng. Cây sau khi trồng đưa vào chỗ râm mát, hạn chế tưới nước mà chỉ phun nước vào lá. Lượng nước tưới và ánh sáng được tăng dần cùng với sự sinh trưởng của cây, đồng thời bón phân định kỳ bảo đảm
dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng.

KĨ THUẬT CHỌN CHẬU HOA VÀ GIÁ THỂ KHI CHĂM SÓC ĐỊA LANĐịa lan thuộc loại cây cao to, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng nha...
27/05/2021

KĨ THUẬT CHỌN CHẬU HOA VÀ GIÁ THỂ KHI CHĂM SÓC ĐỊA LAN

Địa lan thuộc loại cây cao to, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng nhanh, nên thường phải dùng loại chậu có lỗ dưới đáy và xung quanh và độ lớn phù hợp, hình dáng chất lượng hài hoà, thoát khí, thoát nước tốt. Chậu mới phải ngâm cho thấm nước, chậu cũ phải rửa cho sạch sẽ. Có người cho rằng nên dùng chậu to và chứa nhiều giá thể, như vậy sẽ chứa nhiều dinh dưỡng, thực tế đây là nhận thức sai. Đúng là chậu to sẽ chứa được nhiều giả thể, nhưng hàng ngày chăm sóc rất phức tạp, tưới ít nước giá thể không đủ ẩm, tưới nhiều dễ bị thối rễ. Cách làm tốt nhất là đặt cây vào chậu ướm thấy vừa bộ rễ là được. Sự hài hoà giữa chất lượng và hình dáng là chậu phải thông thoáng, thẩm thấu tốt, chậu cao, miệng hơi rộng, đáy nhỏ. Trong thực tế thường dùng chậu đất nung
thoát nước, thông khi tốt nhưng không đẹp, không sạch, nếu dùng nhiều lần khó tiêu
độc, nặng, dễ vỡ và khó vận chuyển đi xa hơn nữa thành chậu dễ hấp thụ nhiệt, dễ làm
tổn thương rễ bởi vì rễ cây lan sau khi trồng nhiều năm thường bám vào thành chậu.
Chậu nhựa là loại được dùng nhiều trong những năm gần đây, giá rẻ, sạch sẽ và đẹp
nhưng thoát nước, thoát khí nhưng đồ nhựa dễ bị lão hoá nhanh. Chậu sành sứ nhất là
loại chậu giữ ẩm tốt, thoáng khí, ít dẫn nhiệt, bên trong sạch sẽ, mầu sắc đẹp, mỹ quan
dùng để trồng lan tốt nhưng giá hơi cao.
Giá thể là phần rất quan trọng của trồng lan. Những vật chất thường dùng để trồng địa lan là rêu tươi, hạt sứ, vỏ dừa, gỗ mục, gạch vỡ, vỏ cây, than củi, than trân châu. Rêu tươi, rêu nước có khả năng hút nước tốt, tơi xốp. Trước khi dùng đem ngâm nước 24 giờ, sau đó vắt kiệt nước. Nên trộn lẫn rêu tươi với gạch vỡ sẽ đạt hiệu quả cao. Nhưng rêu chóng mục và thường chỉ dùng được 2 năm phải thay giá thể khác. Hạt sứ thường làm từ đất có lỗ như tổ ong, thường có màu xám đỏ, nhiều kích cỡ không lẫn tạp khuẩn, giữ được nước, thông thoáng khí, thấm nước, tạo môi trường tốt cho rễ sinh
trường, không có hiện tượng làm thối rễ. Hạt sử thấm nước rất tốt, khả năng giữ nước trung bình, dùng nó để trồng lan, không sợ rễ bị thối, khi thấy hạt sử bên trên bạc trắng phải tưới nước ngay. San hô thuộc loại trung tính giữ được nước và dinh dưỡng có thể dùng nhiều lần. Các loại vỏ cây khác như: Nhãn, vỏ thông đỏ, cần phải cắt thành khoanh tròn đường kính 0.5-1.5 cm, chia thành 3 loại; to, vừa và nhỏ. Trước khi sử dụng phải đem ngâm nước 2-3 ngày. Vỏ cây được ngâm nước có khả năng hút nước tốt, có lỗ hổng to, nên rất thích với sinh trưởng của địa lan, có thể dùng được 3-4 năm.
Ngoài ra cũng có thể dùng ngói vỡ, than củi, gạch vỡ có đường kính 0,5-1,5 cm hoặc đem trộn với rêu tươi, vỏ cây hoặc dùng riêng cũng được. Giá thể cho trồng lan tại gia đình thường là trộn mùn với vỏ dừa theo tỷ lệ 40-50% vỏ dừa, 30% rêu tươi, 30% đá hoặc 40% vỏ dừa, 40% than bùn, 20% đá dăm. Tất cả các loại giá thể trước khi dùng phải điều chỉnh pH = 5,5 và khử trùng hoặc đem phơi nắng vài ngày hoặc khử độc bằng hơi nước hoặc phun thuốc khử trùng, sau khi phun dùng ni lông đậy kín lại 1-2 ngày và sau 10 ngày có thể dùng được, cũng có thể dùng chất diệt khuẩn Fooc ma lin nhưng
phải để 15 ngày sau mới dùng được hoặc đưa vào nhà đông lạnh để diệt khuẩn khử. Đối với vỏ thông, cần tách nhựa trước khi làm giá thể cho địa lan. Giá thể do Việt Nam hút tách nhựa có thể thấy thể cho giá thể Trung Quốc.

CHỌN NƠI TRỒNG ĐỊA LAN VÀ THIẾT BỊ TRỒNGĐiều kiện trồng hoa lan ở gia đình có thể cải tạo để nuôi trồng lan hoặc làm già...
26/05/2021

CHỌN NƠI TRỒNG ĐỊA LAN VÀ THIẾT BỊ TRỒNG

Điều kiện trồng hoa lan ở gia đình có thể cải tạo để nuôi trồng lan hoặc làm giàn che nắng hoặc tạo phòng ẩm nhỏ. Thiết bị chỉ cần một máy làm ẩm và máy hút không khí. Thực tế chỉ cần chỗ nào thông thoáng khí, có ánh sáng là được không nên để mưa rơi thẳng vào chậu và sử dụng một số biện pháp chọn chậu, chọn đất, phòng sâu bệnh sẽ có được cây khoẻ mạnh và hoa nhiều.Khi trồng lan trên giàn thì cần đủ ánh sáng và thông thoáng, nhưng vẫn có nhược điểm là không khí khô giữ ẩm khó. Nên làm giàn hướng Đông, cũng có thể chọn
hướng Nam. Đặt hướng Đông, cây được tiếp xúc với ánh nắng ban mai, lại tránh được nắng chiều, đặt hướng Nam phải cải tạo một chút như giá đặt chậu thò ra ngoài cho thông thoáng vừa tránh được nhiệt độ bức xạ của tường, giá hoa ở phía Tây cần che nắng bằng lưới, bằng tre nứa, buổi chiều 4 giờ lại phải gỡ ra, buổi sáng 9 giờ đưa giàn che lên. Trên giàn đặt chậu đựng đầy nước. Mùa hè cần dội nước lên ngói kê chậu, tạo độ ẩm phù hợp với địa lan, đồng thời kết hợp dùng giá thể tơi xốp giữ ẩm
tốt, tưới nước đúng lúc và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ, như vậy địa lan sẽ nhiều hoa lá. Nếu như có điều kiện có thể làm phòng ẩm, giàn che lớn hoặc nhà trồng lan thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của hoa lan. Phòng ẩm có thể là kính, nilông PC hoặc sợi xenlulo. Làm bằng kính chiếu sáng tốt, bền và dễ bảo vệ, nhưng giữ nhiệt kém. Tấm PC hoặc sợi xenlulo, giữ nhiệt tốt, nhưng chiếu sáng kém, hơn nữa cũng dễ hỏng do nắng và mưa acid. Trong phòng có thể dùng lưới che nắng 1-2 lớp, sao cho độ chiếu sáng từ 7.000-30.000 lux là thích hợp, các tấm lưới có thể di chuyển
một cách dễ dàng, tiện cho việc điều tiết ánh sáng. Trong phòng cũng cần có quạt và hệ thống phun nước tự động, bóng điện và thùng chứa nước. Quạt có tác dụng làm cho không khí lưu thông và giữ nhiệt trên bề mặt lá, vị trí lắp quạt nên cách cây lan 30-35 cm, tốc độ gió duy trì 1,2 m/giây. Quạt đẩy gió làm tăng thêm sự trao đổi không khí trong và ngoài, không khí đối lưu tốt hơn, tần suất 3-5 phút thay đổi không khí một lần. Máy phun mù chủ yếu làm thay đổi độ ẩm, giảm nhiệt độ, thường là được phối hợp với những thiết bị khống chế độ ẩm hoặc là phun theo thời gian quy định, có thể đặt máy phun mù dưới giá hoặc giữa lối đi. Thiết bị khống chế độ ẩm là loại máy phun mưa tự động đóng mở, nên lắp ở phía trên lá của hoa lan với cự ly 50- 100 cm, tốt nhất là chỗ mà quạt có thể thổi đến. Hệ thống phun nước tự động phần lớn lắp trên giản để tránh ống dẫn đọng nước. Có thể lắp thêm bóng đèn để duy trì độ chiếu sáng khoảng 7.000 lux trong phòng, mỗi ngày phải được chiếu trên 5 giờ, cần chú ý không để ánh sáng tập trung chiếu một chỗ, làm tăng nhiệt độ cục bộ.

TIÊU CHUẨN CHỌN MUA ĐỊA LAN ĐỂ TRỒNGKhi đi mua địa lan để trồng dù là cây đã ra hoa hay cây còn nhỏ đều phải làm rõ lai ...
26/05/2021

TIÊU CHUẨN CHỌN MUA ĐỊA LAN ĐỂ TRỒNG

Khi đi mua địa lan để trồng dù là cây đã ra hoa hay cây còn nhỏ đều phải làm rõ lai lịch của nó.

- Cây lan cần hoàn chỉnh, nhiều lá, lá tươi, thân giả phình to, sinh trưởng khoẻ. Cây trồng trong chậu nên chọn cây già tươi tốt, không phải cây mới trồng, cũng không phải tàn lụi hoặc đã lâu chưa phục tráng.
- Không mua những cây yếu, cây bệnh, trần trụi và lại lịch không rõ ràng, do vậy khi mua phải xem xét kỹ thân, lá và hoa.
- Bộ rễ của lan phải hoàn chỉnh khoẻ mạnh, rễ choán đầy chậu, nếu thấy rễ có mầu đen, có nấm mốc thì cây lan đó không tốt. Phần rễ ngoài chậu phải có màu xanh, không biến thành màu đen, không sâu bệnh. Nếu như rễ cây đã bò ra ngoài chứng tỏ chậu quả nhỏ mà chưa đổi chậu. Nếu như một bộ phận của rễ chuyển sang màu vàng, tức là chăm sóc chưa đúng, như tưới nước quá nhiều hoặc đọng nước tổn thương đến rễ hoặc giá thể quá chua, cần phải thay chậu, thay giá thể.
- Thân giả phải to khoẻ, dày, màu xanh, thân giả có hơi tróc vỏ cũng không sao. Nhưng đặc biệt không được có màu đen, thối rữa và sâu cắn, không có nấm bệnh ký sinh.
- Hoa chính là bộ phận chính của lan nên phải xem xét kỹ lưỡng, loài địa lan tối thiểu phải có 10 bông, loài nhiều hoa có 20-30 hoa. Có rất nhiều giống địa lan, mầu hoa đa dạng, có mầu đỏ, phớt đỏ, tím đỏ, xanh, vàng, trắng...tuỳ theo ý thích của từng người mà chọn. Cần chú ý đến màu sắc và hình dáng của hoa, tiếp đến là số lượng của hoa và cành hoa khoẻ mạnh, cánh hoa dầy, tầng cutin óng ánh, hoa tươi sáng, đẹp.

YÊU CẦU CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC ĐỊA LAN Nguyên sản của giống địa lan ở phía Đông núi Hymalaya...
25/05/2021

YÊU CẦU CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC ĐỊA LAN

Nguyên sản của giống địa lan ở phía Đông núi Hymalaya, Nam đến Trung Nam bán
đảo Ấn Độ Dương, có độ cao so với mặt biển từ 1.000-3.000 m. Mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm nhưng không oi bức, hình thành đặc tính ưa khí hậu ấm, mát mẻ, ẩm ướt, không khí trong lành. Địa Lan mùa đông thường sợ gió Thanh lạnh, mùa hè sợ oi bức. Các con lại ở thế hệ sau vẫn mang đặc tính đó của bố mẹ, hình thành đặc tính sinh lý khác với quần thể lan châu Âu.

- Ánh sáng
Nhìn chung địa lan cần lượng ánh sáng từ 15.000 - 70.000 lux. Khi lượng ánh sáng thoả mãn, cây lan sinh trưởng phát triển rất khoẻ, thân vươn dài lá ngắn rộng, thịt lá dày, màu lá xanh nhạt hoặc xanh vàng, thân già chắc mập, nhiều hoa, tỷ lệ nở cao, màu hoa sặc sỡ. Nếu như độ chiếu sáng quá lớn (lớn hơn 70.000 lux) sẽ ức chế quang hợp nhất là mùa hè thu, thời tiết khá ấm, độ ẩm tương đối thấp, ánh sáng trực xạ mạnh sẽ làm tổn thương lá. Bởi vậy mùa hè và hè thu nên che nắng cho cây lan, giảm bớt lượng ánh sáng và tăng độ ẩm không khí, tránh làm tổn thương đến cây lan. Trái lại khi thiếu ánh sáng (

KĨ THUẬT CHỌN GIỐNG ĐỊA LAN Hiện nay số lượng giống lai tự nhiên địa lan đã được thu thập rất phong phú. Con lai tự nhiê...
24/05/2021

KĨ THUẬT CHỌN GIỐNG ĐỊA LAN

Hiện nay số lượng giống lai tự nhiên địa lan đã được thu thập rất phong phú. Con lai tự nhiên có thể là kết quả của 2 loại giao phấn với nhau hoặc của các dòng trong cùng một loại giao phấn nhờ côn trùng. Điều kiện để một phép lại có thể xảy ra trong tự nhiên là 2 cá thể phải giống nhau về mùa hoa, cùng khu phân bố và cùng kích thước hoa. Điển hình nhất là cây lai Hồng Hoàng, con lai tự nhiên giữa cây Hồng lan (Cym.insigne) và cây Hoàng lan (Cym. giganteum). Bản thân nhóm Hồng Hoàng có rất nhiều dạng khác nhau về màu sắc cánh hoa và sắc tố đỏ trên cánh môi. Tuy nhiên, phải nhờ
đến bàn tay con người, những phép lại giữa các loài rất cách biệt nhau mới có thể thực hiện. Việc tạo giống Cymbidium phát triển theo tiến trinh thu thập giống hoang dại, nhờ có sự hỗ trợ của những tiến bộ sinh học, đã đạt được những kết quả không ngờ.

Khoảng đầu thế kỷ này, một số lan rừng đã được thu thập từ các vùng rừng nhiệt đới đưa về trồng ở châu Âu. Từ những hoang dại đó, những phép lại đã được thực hiện. Mục tiêu của những phép lai này là tạo được những giống có đặc tính kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao như hoa nhiều, lớn, bền, màu sắc sặc sỡ. Đó cũng chính là lý do tại sao Cymbidiuin không phải là cây nguyên sản ở châu Âu nhưng các giống lại được nuôi trồng để cắt cảnh ở đây lại có số lượng rất lớn so với các châu lục khác.
Cây Cymbidium lai đầu tiên xuất hiện năm 1889 là cây Cym. eburneolowianum (Cym, eburneun x Cym. lowianum). Trong 20 năm tiếp theo, chỉ xuất hiện thêm 14 con lai nữa nhưng chúng không có giá trị cao lắm. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, người ta tìm thấy ở Miến Điện và Đông Dương nhiều loài giá trị, nhất là Cym, parishii, Cym. insigne, Cym, erythrostylum (Bạch hồng) có màu sắc từ trắng đến hồng, chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các con lai đẹp sau này.
Cym, hookerianum và Cym. lowianum đã được dùng để tạo ra những giống hoa màu xanh. Cym, eburneum (Bạch lan) và Cym. insigne (Hồng lan) đã cho ra các giống màu trắng và màu hồng. Cym, traceyanum cho ra các giống màu vàng. Cym. ansonii cho ra những giống màu đỏ và màu hồng. Cym. parishii được dùng để tạo ra những giống có cánh môi đỏ thắm như Cymbidium miretta.

Những công trình lai tạo, chọn giống Cymbidium vào đầu thế kỷ này đáng kể nh.
là của H. G. Alexander, đã cho ra đời cây lai Cym. alexanderi Westonbi (Cym.eburneolowianun x Cym. insigne). Cây này cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra các giống mới màu trắng, hồng, vàng, xanh, nhất là những giống ra hoa vào mùa thu và mùa đông. Cùng thời gian này, còn có cây lai Cym. Pauwels
(Cym, insigne x Cym. lowianum), là cây đầu dòng để tạo ra những giống có phát họ lớn và sức phát triển mạnh như Cym. babylon (Cym, olympus x Cym. Pauwelsii). Đến lượt minh, Cym. babylon lại là cây đầu dòng thông dụng để tạo ra những giống mới màu sắc rực rỡ.

Những năm gần đây có khuynh hướng tạo ra những giống Cymbidium có màu sắc tinh khiết, không có sắc tố đỏ cả trên cánh môi. Do đó, sẽ có những giống chỉ có màu vàng, xanh hay trắng. Phương pháp để đạt kết quả này là lai luân hồi nhiều lần với Cymlowianum var. Concolor (Thanh ngọc). Một hướng lai tạo khác không kém lý thú là tạo ra những giống với nhiều màu sắc rực rỡ phối hợp với nhau: màu 2 cánh hoa và cánh môi khác với mà của 3 lá đài, hoặc cánh hoa có nhiều màu tạo thành các đốm khảm.

Về hình dạng hoa thì ngày càng có những giống lai mới có cánh hoa và lá đài tròn, hoa
kín và tròn. Hoa nhiều trên một cành và độ bền của hoa cắt cành cũng là những đặc điểm được quan tâm khi chọn tạo giống. Một nhóm Cymbidium khác có kích thước thân, lá, hoa nhỏ hơn, gọi chung là Cymbidium miniature, cũng được lai tạo ra và chiếm một vị trí đáng kể cạnh nhóm hoa lớn, do chúng thích hợp với điều kiện nhà ở ngày càng chật hẹp hiện nay. Những cây đầu dòng để tạo giống trong nhóm này có thể kể Cym. devonianum (Gấm ngũ hổ);
Cym. ensifolium (Mặc lan); Cym. pumilum và Cym. tigrinum. Cym, devonianum cho ra
những giống có cành hoa buông thõng, màu xanh, vàng và nâu, cánh môi có bệt đỏ
đậm; Cym. ensifolium được khai thác ở 2 đặc tính di truyền là mùa hoa (cuối hè và thu)
và hương thơm. Cym. tigrinum cho ra những con lai nở hoa mùa xuân, cây thấp lùn, lá
ngắn, giả hành nhỏ, hoa màu xanh đến vàng. Nhưng đáng kể nhất vẫn là Cym. pumilum
đã cho ra nhiều giống miniature màu sắc phong phú. Ưu điểm của nhóm hoa nhỏ này là
yêu cầu không khắt khe lắm về nhiệt độ thấp để phân hóa hoa nên có thể nuôi trồng rộng rãi hơn ở nước ta.Giữa những nhóm hoa lớn và hoa nhỏ cũng đã có những phép lại, tạo ra những giống Cymbidium kết hợp được đặc điểm của cả 2 nhóm: hoa lớn trung bình, số lượng họa trên một cánh nhiều, dễ trồng trọt và năng suất hoa cao.Việc lai tạo giống không ngừng lại ở việc thụ phấn, gieo hạt đơn giản mà còn dùng đến những kỹ thuật sinh học hiện đại để tạo ra nhiều giống đa bội... Cymbidium cũng là chi đầu tiên của hoa lan được áp dụng thành công phương pháp cấy đinh sinh trưởng và
nhân giống vô tính hàng loạt trong ống nghiệm để có số lượng cây giống lớn, đồng nhất
và sạch bệnh trong một thời gian tương đối ngắn.

Do đó, muốn phát triển việc nuôi trồng Cymbidium ở quy mô lớn hoặc để tạo ra
những giống mới, cần thiết phải có một phòng thí nghiệm với đầy đủ hóa chất, thiết bị
nhân cấy cây trong ống nghiệm. Đây là một bộ phận không thể thiếu được của bất kỳ cơ
sở trồng lan nào trên thế giới.Ở Việt Nam có khoảng 12 loài địa lan hoang dại, hiện nay đã và đang được nuôi trồng Tại Đà Lạt. Qua việc khảo sát trong tự nhiên, các loài này đều có khu phân những qui luật chi phối đặc trưng, có số lượng cá thể khá lớn. Từng loài có các đặc điểm khác biệt so với loài khác. Một số loài có giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế như: Lô hội, Thanh Lan, Xích ngọc, Gấm ngũ hổ, Bạch Lan, Mạc lan, Bạch hồng, Hoàng Lan, Hồng lan, Tử cán...
Ngoài ra còn có một số biến chủng sau:
+ Trường kiếm, Đoàn kiếm, Đoàn kiếm lá nhọn, Bích ngọc...
* Bạch lạp, Bạch ngọc, Bạch gấm...
* Thanh ngọc, Thanh hồng, Hồng ngọc...

( Nguồn: Giáo trình hoa lan - Đại học nông nghiệp )

SÂU HẠI LAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ ( Nguồn : Giáo trình hoa lan - Đại học nông nghiệp )
23/05/2021

SÂU HẠI LAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

( Nguồn : Giáo trình hoa lan - Đại học nông nghiệp )

CÁC BỆNH HẠI CÂY LAN ( phần tiếp)  ( Nguồn : Giáo trình hoa lan - Đại học nông nghiệp.)
23/05/2021

CÁC BỆNH HẠI CÂY LAN ( phần tiếp)

( Nguồn : Giáo trình hoa lan - Đại học nông nghiệp.)

MỘT SỐ BỆNH HẠI LAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ( Nguồn: Giáo trình hoa lan).
22/05/2021

MỘT SỐ BỆNH HẠI LAN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

( Nguồn: Giáo trình hoa lan).

KĨ THUẬT TRỒNG LAN TRƯỞNG THÀNH Để giúp cây lan phát triển tốt thì bất kì vườn lan nào cũng cần thực hiện tốt cáccông vi...
22/05/2021

KĨ THUẬT TRỒNG LAN TRƯỞNG THÀNH

Để giúp cây lan phát triển tốt thì bất kì vườn lan nào cũng cần thực hiện tốt các
công việc sau:

1. Giàn che

Giàn che để duy trì bóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vào lúc trưa hay trời mưa quá mạnh, giàn che phải điều chỉnh được cường độ ánh sáng cho phù hợp với nhu cầu của cây lan đang trồng.

Giàn che cao khoảng 2,5 -4 m, mái che nằm ngang hay nghiêng nhưng các nẹp che
phải đặt theo hướng Bắc - Nam để cho khi mặt trời di chuyển trong ngày theo hướng
Đông - Tây thì bóng của các nẹp che sẽ không di chuyển, luôn luôn che được cho cây
lan. Điều chỉnh khoảng cách giữa các nẹp che cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng mà cây
lan đòi hỏi.

- Khoảng cách nẹp bằng bề rộng chiều ngang của mỗi nẹp, có độ sáng bằng khoảng 50- 60% thích hợp cho Cattleya, Dedrobium...

- Khoảng cách nẹp càng khít lại thì độ sáng càng giảm, khoảng 30- 40% cho Phalaenopsis...

- Khoảng cách nẹp căng thưa thì độ sáng càng tăng, khoảng 80-90% cho Vanda,
Ascocentrum...

Giản cho nên đặt theo hướng Bắc- Nam là tốt nhất để vườn lan có thể nhận được nhiều ánh sáng ban mai, ánh sáng buổi sáng tốt với cây lan hơn ánh sáng buổi chiều vì ánh sáng buổi sáng làm nhiệt độ tăng từ từ, cây lan không bị sốc nhiệt, còn ánh sáng buổi chiều là lúc môi trường đang nóng vì tất cả đang toả nhiệt sau khi tiếp nhận sáng nắng gay gắt của buổi trưa.

Đa số cây lan không phù hợp với những giọt nước mưa. Vì vậy dưới giàn che luôn có một lớp lưới để tránh tác hại của các giọt nước mưa nặng hạt. Điều này rất cần thiết đối với lan con và lan Hồ Điệp.

4.5.2.2. Tưới nước

- Tưới nước là một việc tưởng như rất đơn giản nhưng tưới nước đủ để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt lại hết sức khó. Tưới nước ít, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng tưới nước thừa lại làm cho bộ rễ lan ẩm ướt thiếu ôxy không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bộ rễ thối lâu sẽ chết. Việc tưới nước phải đảm bảo hài hoà với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tưới nước:
+ Theo mùa: Khí hậu nước ta có sự phân hoá hai mùa rõ rệt:
Về mùa mưa độ ẩm tương đối cao, thuận tiện cho việc phát triển của cây lan. Mùa
này lượng nước mưa đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu nước của lan. Vì vậy vào
mùa này, tưới nước cho lan cần phải cân nhắc kĩ về lượng nước tưới và số lần tưới.
Về mùa khô, độ ẩm không khí thấp, nhưng đây là thời kì nghỉ của một số loài lan.
Sự nghỉ ấy là cần thiết cho sự phát triển của chồi hoa và sự tăng trưởng mãnh liệt sau
đó, không nên tưới nước nhiều vào thời kì này. Sự nghỉ của lan xảy ra khi chúng bắt đầu
có hiện tượng rụng lá. Tuy nhiên, lan đơn thân khó nhận biết thời kì nghỉ vì chúng không có giả hành thật để dự trữ nước, vậy nên phải tưới nước nhiều lần để tăng độ ẩm, giảm bớt sự thoát hơi nước của cây lan. Cho nên, vào các ngày khô hạn, nhiệt độ cao cũng phải tăng số lần tưới nước.
+ Theo loài lan, theo thời kì sinh trưởng:
Loài lan khác nhau thì nhu cầu nước cũng khác nhau. Cây có nhiều lá, lá to dễ mất nước do thoát hơi nước qua lá, do đó, cần lượng nước tưới nhiều hơn. Cây mập, lá dày chịu hạn khá hơn thì số lần tưới nước cần ít hơn. Những cây có nhiều rễ gió cần tưới nước thường xuyên hơn. Thời kì ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều nước hơn nên phải tưới gấp 2-3 lần bình thường. Vào thời kì cây nghỉ cần lượng nước ít hơn nhưng phải giữ ẩm xung quanh vườn lan.
+ Theo chất trồng và môi trường trồng lan:
Tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng giàn che, độ thông thoáng của vườn lan, chất trồng lan và loại chậu... Tất cả đều liên quan đến độ ẩm, do đó cách tưới cho lan phải thật linh hoạt. Nếu nắng nhiều, gió nhiều chậu thoáng, chất trồng giữ nước kém thì phải tưới nhiều lần hơn.

- Cách tưới:
Tùy dụng cụ tưới. Vòi tưới hoa sen ở các vườn lan lớn là kinh tế nhất, tiện lợi nhất nhưng cách tưới tốt nhất cho lan là tưới nhỏ giọt, nước rơi vào gốc lan, tưới không làm chấn thương lá, cây có thể tưới bằng bình xịt hay vòi bơm.
Nên tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát. Nếu trời quá nóng, cần tăng lần tưới nhưng lượng nước cũng phải tăng lên. Tránh tưới ít nước làm nóng, bóng cây. Vào buổi trưa nắng gắt nên làm ẩm môi trường hơn là tưới trực tiếp vào cây lan.

- Nguồn nước tưới: Có thể dùng nhiều nguồn nước tưới cho lan miễn sao nước phải
sạch, không phèn, không mặn, độ pH thích hợp khoảng 5,5-7. Có thể dùng các nguồn
nước sau:
+ Nước mưa là nguồn nước lý tưởng nhất vì vừa sạch vừa kinh tế, độ pH của nước
mưa là 6 -7 rất phù hợp cho lan con.
+Nước ao hồ: cũng là nguồn nước không tốn tiền nhưng phải chú ý đến độ pH, nhất
là độ phèn ở các ao hồ mới đào. Với các ao hồ không lưu thông thường xuyên phải chú
ý đến sự trong sạch của nước, xung quanh ao hồ phải đảm bảo vệ sinh.
+ Nước sông, suối: là nguồn nước tưới tốt nhưng phải chú ý đến độ phù sa và độ
phèn, mặn...
+ Nước máy: cần chú ý đến chất lượng nước, trong nước máy có Clo không tốt cho
lan và phải xem nồng độ muối trong nước máy. Không nên dùng nước quá nóng hay
quá lạnh để tưới cho lan.

4.5.2.3. Bón phân
- Việc bón phân cho lan là hết sức cần thiết.
Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tuỳ theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kì sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)... và một số Vitamin cần
thiết khác.

- Tỉ lệ phân bón
Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ phân như sau:
+ Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N; P: K bằng nhau.
+ Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.
+ Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.
+ Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.
Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2;3:2:1

- Nồng độ phân
Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.
Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:
+ Công thức cao: 30- 10-10(50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.
+ Công thức thấp: 10-18-10(38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.
+ Công thức thấp: 10-10-20(40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.
Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm,
ánh sáng, nhiệt độ... tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà điều chỉnh
cho thích hợp.
Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác.
Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu
tương ngâm...
Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách
tưới, nồng độ tưới, tránh gây hại cho lan (với phân động vật và xác bã động vật phải
ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc lan.

- Cách tưới phân
Có rất nhiều cách tưới phân nhưng nguyên tắc chung là khi tưới phải đạt được hai
yêu cầu sau:
+ Tưới phân cho cây hấp thụ được nhiều nhất.
+ Tưới phân cho kinh tế nhất.
Như ta đã biết, rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và muối khoáng cho cây, ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là trường hợp lan con. Nhưng đối với lan lớn, việc hấp thụ qua lá không đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.
Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân, không tiết kiệm được
phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm chân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.
Nên tưới phân vào buổi sáng sớm hay lúc xế chiều, không nên tưới phân vào
buổi trưa.
Khoảng cách của các lần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu,
chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân...
Bình thường tưới một lần trong một tuần nhưng nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn (10 - 15 ngày/lần). Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/ tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bát muối
còn đọng lại, tránh ảnh hưởng bất lợi cho lan.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chuyên Hoa Lan các Loại posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share