La paura del buio.

  • Home
  • La paura del buio.

La paura del buio. "It takes something more than intelligence to act intelligently." Fydor Dostoyevsky. 🐑🐑🐑

15/01/2022

[Nhật kí]
______
Thường thì mình ít khi mơ đẹp. Các giấc mơ của mình xấu xí, tàn tật, lúc nào cũng buồn thê thảm hoặc tương tự như những cảnh chia ly đôi lứa.
Theo mình có hai loại mơ. Một là giấc mơ khi bạn tỉnh giấc là quên được, hai là giấc khi bạn tỉnh dậy vẫn thổn thức trong lòng. Mình không phân loại theo giấc mơ đẹp hay xấu, bởi lẽ, xấu hay đẹp trong giấc mơ khi xét theo khía cạnh đời thực cũng không khác là bao. Cách đây 3 năm giấc mơ lớn nhất, đẹp nhất của đời mình là được đi cắm trại với người thân và gia đình. Bây giờ, Covid hoành hành, mình không thể phủ nhận "giấc mơ mãi mãi chỉ là giấc mơ". Giấc mơ đen tối nhất với mình là ngày mình rời ngôi trường cấp hai, rời xa tuổi thơ, xa bạn bè mà mình coi như ruột thịt. Thấp thoáng đã hơn 8 tháng ở nhà, và, dù giấc mơ ấy vẫn tiếp tục hành hạ mình trong những giấc ngủ, thì ở hiện tại nó cũng khác là bao?
Nếu để nói về hai thứ giấc mơ "quên" và "nhớ", mình chọn không mơ. Nghe thì rất buồn cười. Mặc dù đôi lúc tuyệt vọng mình lại nghĩ nó "buồn" nhiều hơn "cười". Những giấc mơ quên khốn cùng. Lúc nào mình cũng vô cùng khốn khổ khi cứ tỉnh dậy là giấc mơ lại bay đi mất. Giống như mưa bóng mây. Đẹp, mát, nhưng đến rất bất ngờ và đi ngay theo luồng gió. Những giấc mơ "quên" luôn hối thúc mình làm một việc gì đó có nghĩa, hoặc hối thúc mình nghe theo hai chữ "bản năng"; những giấc mơ "quên" khiến cho mình như nghỉ ngơi xả stress mạnh bạo trong chốc lát rồi lại quăng mình vào hiện thực nhưng là phiên bản "hồng hường" hơn. Cảm giác sảng khoái và hồi hộp pha lẫn trong máu dù không biết do nguyên nhân gì.
Giấc mơ "nhớ". Giấc mơ "nhớ" là một điều dễ để nói, vì cơ bản, dù khi bạn đang hô hấp thuần khiết hay vận dụng neuron thần kinh mãnh mẽ thì giấc mơ vẫn luôn tồn tại. Loại giấc mơ này dễ kiểm soát hơn. Nếu so sánh, giấc mơ "quên" sẽ giống như liều giảm đau tức thời, còn giấc mơ "nhớ" giống mấy viên kháng sinh xanh đỏ tím vàng. Loại giấc mơ này mình hay gặp phải. Mới tối hôm qua, mình đã mơ về một buổi cắm trại thường niên với mấy người bạn, rồi nhẫn và váy cưới. Một quán cà phê và những nụ cười thường trực trên môi của những người phụ nữ đứng tuổi. Có lần mình đọc rằng các nhà khoa học cho biết, giấc mơ phản ánh nỗi sợ và khát vọng của con người. Mình lại đọc được rằng theo ngày sinh của bản thân, mình càng sợ và lo lắng về một thứu gì đó, nguy cơ càng cao rằng mình sẽ để tuột mất. Và mình thì lại sợ hãi chuyện tuột mất kia.
Giấc mơ giống một tấm bản đồ, một con đường với nhiều ngã rẽ. Tuy nhiên ta chỉ có một, trừ khi bạn sống trong một multiverse hay cao hơn, bạn mãi mãi chỉ có thể đi một con đường. Và đôi lúc đôi chân của bạn đi về hướng A. nhưng con tim lại khắc khoải chung nhịp đập với hướng B. Và khi bạn nằm xuống với suy nghĩ "À, giờ ta sẽ nghỉ ngơi, mệt quá rồi", thì những giấc mơ dù là "quên" hay "nhớ" sẽ đến để giải trí hoặc hành hình bạn. Và khi bạn đã thiu thiu ngủ, một bàn tay ai đó lại vươn ra, đỡ lấy bạn, êm ái tựa lông hồng, nói với bạn những câu ngọt ngào mà bạn không tìm thấy ở đâu ngoài ranh giới mong manh giữa mơ và thực.
Viết đến đây mình cũng không biết khuyên gì. Mình không thể viết được dòng "hãy sống chân thật với bản thân nhưng đừng buông thả"-quá mâu thuẫn. Mình lại càng không thể ghi "đừng ngủ!". Có lẽ mình sẽ ghi "hãy tỉnh táo". Vì cái bẫy lớn nhất và thú vị nhất chính là bản thân bạn.
Thay vì "Be yourself", "Explore yourself".
_____
Đông Xuân 2022.
gif: Steven Universe

21/12/2021

Chà. Vừa nãy page vừa sập. Vậy là, không còn 21.12 nữa, đã là ngày 22 rồi.
Hôm nay mình học được một khái niệm mới, FOMO (Fear Of Missing Out). Theo TNEX: "FOMO là một hiệu ứng tâm lý mà những người mang nó thường sợ bỏ lỡ mất cơ hội". Mình nghĩ hiệu ứng này đã xảy ra với bản thân mình suốt 8,5 năm đi học qua. Thật ra là 10,5 năm, vì mình bắt đầu nghiêm túc học từ năm 4 tuổi, và giờ, mình 14,5 tuổi. Đã rất nhiều thứ xảy ra, có những điều mình không muốn nhớ lại, có những điều mình lại ghim chặt trong tim; nhưng niềm vui, những niềm đâu, những nỗi buồn và cả sắc hồng của sự hạnh phúc.
Có lẽ đây sẽ là bài cuối mình viết về vấn đề học bồi dưỡng HSG. Đây là một trong những điểm nhức nhối và (cả thắc mắc!) của bản thân mình nói riêng và nhiều bạn học sinh nói chung. Mình muốn dành thời gian để phát minh, sáng tạo ra những thứ thực sự... có ích. Mình muốn giúp đỡ cộng đồng. Muốn đến những nơi còn nghèo đói, chiến tranh, còn bất hạnh, bạo hành. Mình muốn đi vào những tâm hồn còn đang cô độc ngoài kia, muốn sưởi ấm những trái tim thiếu lửa. Mình rất muốn như vậy. Thế, chuyện đi vào những con chữ thì sao? Cá nhân mình cho rằng không thừa. Nhưng nếu mở rộng (đây là chủ quan) việc đọc với việc thi học sinh giỏi, mình lại không đồng tình. Thơ của Xuân Diệu rất đậm chữ "người". Thơ của Xuân Quỳnh lại đầy những cái nhìn mộc mạc mà ấm áp. Văn của Nam Cao không là những áng văn hào hùng, đậm nét sử thi mà lại có phần bần tiện, lột tả không gì chân thực hơn những người nông dân nghèo trí thức bất lực trước thời cuộc. Nhưng đi hết một vòng, hết Dân Gian, Nguyễn Trãi, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo rồi Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, lên đến Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Nam Cao, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Chiên Hữu, Phạm Tiến Duật, đến Hoài Thanh, Hoài Chân, Tô Hoài, Sơn Tùng, rồi rất rất nhiều những tác giả khác, nhưng mình vẫn chưa bao giờ tìm thấy chính bản thân mình. Mình chỉ tìm thấy những sắc độ gần với bản thân ấy trong cuộc sống, trong những điều mình đang làm có giá trị thực, trong khát vọng của mình, trong giác quan thứ 6 nữa.
Mình yêu sách. Mình đặc biệt mê truyện trinh thám và tâm lý con người. Mà trinh thám đâu phải dễ đọc. Tâm lý con người lại càng khó nắm bắt. Nhưng mình vẫn đọc.
Tối ấy, mình đã gọi cho thầy. Đêm cũng dần buông, mình biết những buổi thầy thâu đêm soạn giáo trình, chấm bài, đọc sách, và có lẽ, là tận hưởng những niềm vui con chữ mà chỉ khi bầu trời hóa bể sao thầy mới có thể tìm thấy. Còn thêm nhiều việc khác, có lẽ vậy. Mấy đêm nay mình cũng thức. Có những lần chỉ ngủ 30p. Có những ngày từ 7 tiếng ngủ xuống 1 tiếng vì lo bài. Lo "trường sở", lo thầy cô trên trường chính, rồi trường học thêm, rồi, lo xa hơn, trường đời. Đôi lúc lo cả trường gia đình nữa.
Sinh nhật bố mình sắp tới. Noel cũng vậy. Vì thế, trong khoảng khắc ngắn ngủi này, 24 tiếng trước thềm sinh nhật của một trong hai người vĩ đại nhất đời mình, 24 tiếng trước khi cả hai sánh bước vào lễ đường 18 năm về trước, mình cho phép bản thân được sống với cảm xúc thật và viết nên những dòng lộn xộn này.
With all gratitude,

Chiều, mình ngồi nghe podcast của Kiên Trần. Podcast có tên "Con gái có nên học cao?". Mình sẽ không lãng mạn hóa những ...
30/11/2021

Chiều, mình ngồi nghe podcast của Kiên Trần. Podcast có tên "Con gái có nên học cao?".
Mình sẽ không lãng mạn hóa những dòng này bằng cách thêm những câu văn đầy hình ảnh miêu tả buổi chiều cuối tháng 11 ở Hà Nội thật sống động vào đây. Mình viết, viết theo lý trí và dòng cảm xúc đang over-flow trong não mình.
Đúng, mình rất ghét học văn CLB. Mình đã cảm thấy rất khó chịu, day dứt và băn khoăn về hệ thống thi HSG của Việt Nam. Ở trường chúng mình được dạy là cần phải tuân thủ các nội quy, quy tắc. Có một lần, mình đọc đâu đó một câu, đại ý nói rằng trên đời này có 2 loại người đáng chú ý: Loại một là những kẻ thay đổi bản thân để thích nghi với môi trường sống. Người ta, những "người ta" vô danh, nói chung, gọi đó là những kẻ thông minh, nhay nhạy. Loại thứ hai là những kẻ thay đổi môi trường xung quanh để phù hợp với nhu cầu sống của bản thân. Những người hay bị cười chê, nhưng họ chính là những người viết nên lịch sử (often). Mình không phán xét hay cho rằng bản thân là loại nào trong 2 loại kể trên, nhưng đồng thời mình cũng sẽ không mất niềm tin mà rằng bản thân chỉ là người qua đường vô danh, yếu đuối, là hạt cát giữa sa mạc khủng lồ bla bla.
Trở về với vấn đề học tuyển HSG. Mình chưa học cao đến thế, 3 quyển LLVH mình còn chưa nghiền hết, fortunately. Mỗi tuần vài buổi, chúng mình thường đường nghe thuyết giảng từ các thầy cô trong và ngoài trường. Cấp bậc học của học trải dài từ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, đến đỉnh cao hơn là các phó giáo sư. Mình chưa gặp Giáo sư nào liên quan đến vấn đề học của bản thân. Lúc đầu mình rất thích học văn. Người ta, lại một lần nữa, rất chung, chưa bao giờ phủ nhận tầm quan trọng của sách vở. Tuy vậy, rất đáng tiếc rằng, dù những buổi thuyết giảng kéo dài 3h đồng hồ có thể làm mình thăng hoa, nhưng sau đó những nỗi sợ về những bộn bề trong cuộc sống thực tại cứ càng lớn dần và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mình. Mình đã gọi điện xin nghỉ tuyển văn ở chặng đầu của quãng đường (nói chung là tuyển trường nhỏ nhỏ), và nhận được một tin tương đối xét đánh, rằng việc học này là một nhiệm vụ với mong cầu mang danh dự về cho nhà trường, chứ không phải một việc học optional như ban đầu.
Thế rồi mình ngẫm về văn học Việt Nam. Kiên Trần có nói..., không là mình đồng ý và bổ sung nhận định đó dưới cách nhìn và hiểu của bản thân, là một sự kiện khách quan nên được nhìn từ trong, và ngoài. BE YOURSELF! YOLO. Chúng ta chỉ được sống một lần. Con gái và quãng xuân của họ, không thể ngắn hơn. Con gái cũng là loài có nhu cầu tình cảm cao hơn so với giới tính (s*x) còn lại, hay là nam giới. Nhưng những bạn trong tuyển văn thường là con gái. Not 100%, but 75%-95%. Vậy tuyển văn là gì? Là danh dự? Bằng cấp? Ra trường rồi ngoài việc quảng bá cái đẹp của VHVN (này là mình đặt khả năng các bạn đi du học), thì liệu... văn học Việt Nam làm được gì cho đời? Những kiến thức ấy liệu có thực tế? Bạn nghĩ một người con gái mất bao nhiêu lâu để cô được mời về giảng dạy môn Văn học, tại, nếu may mắn, một trường đại học nước ngoài. Đó chưa bàn đến vấn đề ngoại ngữ.
Rất nhiều trăn trở. Giáo viên có thời. Học viên có rời.
Viết vì nay mình nghe podcast tâm đắc quá. Ngoài ra thì có lẽ là tại mình đang lắm tâm sự. Còn nhiều lắm, hôm nào rảnh đánh tiếp.
______
Ảnh mình snip trên Sportify khi nghe podcast.
30.11.12

Hôm nay là một ngày rất đặc biệt như bao ngày khác. Là ngày mình lười. Cách đây 3 hôm mình đọc được thông báo rằng "Lily...
12/11/2021

Hôm nay là một ngày rất đặc biệt như bao ngày khác. Là ngày mình lười.
Cách đây 3 hôm mình đọc được thông báo rằng "Lily" - Luck Life (Ending theme của SS3 anime BSD) là lấy dựa theo nhân vật Nakahara Chuuya. Mình rất...vui sướng.
Trong các OP và ED của BSD, mình thích nhất là "Bokura" và "Lily", đều là của Luck Life sáng tác và trình bày.
Nakahara Chuuya là bias của mình.
"Chưa hết đâu. Tôi vẫn còn có thể làm được. Nếu đôi bàn tay nắm chặt này vươn xa về phía trước. Liệu có với tới được không? Tia sáng bé nhỏ tôi tin mình đã tìm thấy. Tôi sẽ chạy mãi đến khi nào tôi muốn, sẽ không quay đầu lại lúc này. Tôi có gì trong tay? Làm được những gì? Tôi sẽ tìm câu trả lời, và tiến về phía trước."
Mình đã nghĩ tại sao lời bài hát lại đúng đến như vậy. Chuuya và Abrahaki, là hai bản thể khác nhau, nhưng lại tồn tại trong cùng 1 cơ thể. Đợt trước, hồi đọc LN Storm Bringer, mình đã không ít lần khóc khi chứng kiến trực tiếp nhưng gì Chuuya phải trải qua. Và thiết nghĩ, mình thật kém cỏi biết chừng nào. Hiếm có một nhân vật anime nào, dù chỉ là một phần bé nhỏ của BSD, 1 mẩu nhỏ cao tròn 1m60 của PM, chỉ là một nhân vật hư ảnh mà thôi, lại có tính chân thực và xúc động cao tới vậy. Còn nhớ trong LN Dead Apple, khi "bạch tuyết" Dazai đang nằm chờ "hoàng tử" tới, thì Chuuya, đã tới thật. Điều đáng chú ý rằng, Dazai vốn có năng lực bẩm sinh và trí tuệ trời ban, trong khi Chuuya, đau đớn hơn, chẳng phải "hoàng tử" sinh ra đã "ngậm năng lực vàng", mà lại phải trải qua thật nhiều đau đớn, những vết bầm, máu độc ứa ra, trào ra sau mỗi cuộc thí nghiệm. Nhiều và đâu đến nỗi Chuuya trong "Lily" phải thốt lên mà rằng: "Nước mắt ơi đừng rơi. Để những tiếng thở thoát ra nhẹ nhàng. Kìm nén lại, nuốt ngược vào trong. Để không ai có thể nhận ra. "Bản thể" của tôi thực chất là gì? Ai đó hãy trả lời đi! Tôi có gì trog tay, tôi làm được những gì? Giữa những cơn gió cuốn bay, tôi nhìn thấy ánh mặt trời."
Chuuya nói với Higuchi trước khi nhảy khỏi phi cơ, một thân một mình đấu với rồng đỏ (và anh đã thắng!): "Cô có biết khi nào nên rút lui không? Không bao giờ cả."
Chuuya đã đến. Chuuya chưa bao giờ là chính mình, nhưng những điều mà Chuuya tự đặt ra, tự vấn bản thân đã giúp anh luôn ở trạng thái đủ tỉnh táo để nhận biết các vấn đề nhân sinh luôn xoay chuyển. Hay nói cách khác, Dazai và Chuuya là hai mảnh ghép hoàn hảo cho nhau. Chuuya không thể nghĩ kế thay Dazai, và Dazai cũng không thể xóa bỏ nỗi đau không bao giờ nhòa của Chuuya. Chuuya của "Lily", đã tìm được ánh mặt trời của riêng mình. Dù là anh còn phải đi kiếm tìm, phải chạy, phải níu, phải vươn đôi tay đầy sẹo của anh ra mà đào bới, song, chắc chắn anh đã tìm được bến đỗ nới anh gọi là "nhà". Yokohama. PM. Và... tuy "sương khói mờ nhân ảnh", nhưng là Dazai chăng?
_____________________________
Viết vào một đêm tự nhiên nhớ Chuuya vô bờ bến. Đến bao giờ cho đến ngày kết thúc chuỗi 1300 hơn chàng "hoàng tử" của chúng ta vắng mặt đây?
_____________________________
Cừu.
Link "Lily" - Luck Life: https://www.youtube.com/watch?v=OvVpo3U3HS4

Song: Lily (Bungou Stray Dogs Season 3 Ending Theme)Artist: Luck LifeTranslation and Vietnamese subtitles by me.Original video: https://www.youtube.com/watch...

Mình nghĩ đây sẽ là một lời giới thiệu ngắn về page này, hoặc cơ bản là index của mình cho chính mình. 🐑 Về tên page:Lý ...
19/10/2021

Mình nghĩ đây sẽ là một lời giới thiệu ngắn về page này, hoặc cơ bản là index của mình cho chính mình.
🐑 Về tên page:
Lý do mình lấy tên "La paura del buio", hay "sợ bóng tối" là vì mình sợ bóng tối. Bóng tối ấy, cụ thể là gì, có lẽ mình vẫn chưa khám phá ra, hoặc chưa đủ mạnh mẽ để một tay mà một tay đưa nỗi sợ ra trước ánh sáng. Nhưng mình sẽ vẫn đặt cái tên này, đến ngày mình đổi tên khi bước sang trang mới. Một chuyện nữa cũng khá hay chính là đây là tên một bài hát của nhóm nhạc Ý Maneskin. Mình rất thích nhóm nhạc này, giống như một phương thức biểu đạt nhân cách đầy đa dạng của mình.
🐑 Mình thích gì?
Cừu. ^^
🐑 Nội dung page: (update dần dần)
Mình có mong muốn tự viết và share về các bài chia sẻ văn học nói riêng và nghệ thuật (arts) nói chung. Thi thoảng sẽ là cả về Ngôn ngữ học và chia sẻ cá nhân, quan điểm chủ quan nữa!
🐑 Cuối cùng:
- Tên của mình là vela (không in hoa chữ "v"). Hãy gọi mình như vậy hoặc là Cừu. Cá nhân mình lập page là cho mình và cho quan điểm tự do và đầy mâu thuẫn và văn mẫu của mình, vì mình quá yếu kém và lỗi thời cũ kĩ để ghi những thứ mình chia sẻ trên page vào các nhóm ôn thi/đàm văn.
- Thêm một lý do nữa là mình enjoy cả Ngoại ngữ, Xã hội, Tự nhiên và Năng khiếu nghệ thuật. Vì vậy page sẽ hơi lôn xộn dù mình sẽ cố gắng sort vào albums.
- Mình không thích style Sporty và Classics/Retro, nhưng không hẳn là anti. Cá nhân mình rất xem trọng Minimalism, quan tâm Hippie và để ý Preppy (đảm bảo yếu tố thuận tiện, khoa học!). Vì vậy, mình mong rằng suốt quá trình mình khám phá và phát triển bản thân, nếu có cơ may, được gặp những con người có nét cá tính tương đồng. Nhưng mình không thích và kém giao tiếp và có những định kiến gây khó chịu và đi ngược lại với tương quan giới trẻ ngày nay. Hay, GIÀ. Mình chưa TRƯỞNG THÀNH, mình GIÀ. Rất tật!
🐑 Cừu kết: anyways, tks.
-----
trời hôm nay mây mưa thật, chẳng giống mình. 🌧🌧
-----
ảnh cut từ "Bungou Stray Dogs" (文豪ストレイドッグス) manga (日本の漫画).

Tuyệt vời. Quá đúng. Đọc văn kháng chiến, đọc hồn và thấu người, tâm lúc nào cũng nặng trĩu nồng nặc mùi nhân tính. Viết...
19/10/2021

Tuyệt vời. Quá đúng. Đọc văn kháng chiến, đọc hồn và thấu người, tâm lúc nào cũng nặng trĩu nồng nặc mùi nhân tính. Viết trước để chúc mừng ngày 20/10 cho chính bản thân mình. Ôi, cảm giác tự do và trói buộc cùng một lúc pha trộn nên một hỗn hợp thật "kì lạ và thiêng liêng", mà hóa học có lẽ hàng trăm hay triệu năm nữa cũng chẳng thể phát hiện ra được: thói "medium".
Không cảm văn, ta đàm văn, hay nói đúng hơn, cảm văn.
Viết văn bằng tư duy của một kẻ trẻ con hẹp hòi quen thói cũ, ăn mày kiến thức trường đời và sống đầy dằn vặt, sống như bị người trần mắt thịt nhìn thấy tâm can. Riêng sự sống cũng là một sự mê tín. Hoặc là một đức tin, nhưng cũng không có khác là chăng bao. "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buông theo 1 nghĩa khác." Đáng buồn làm sao cái tôi tự mãn về sự hiểu biết quả không hơn không kém "ếch ngồi đáy giếng". Hay là đáng buồn về chính ý thức của bản thân rằng đã hoài phí năng lượng, không tự giác nạp kiến thức vào đầu để thỏa mãn cái trí tò mò vô cùng tận ấy?
đếm ngược 217 ngày cuối tâm hồn quyện vào nhau.
__________
🐑🐱🐑🐝

Vũ Trọng Phụng, Kỹ nghệ lấy Tây

Đối tượng, nội dung và hình tượng văn học --------------------------(Tham khảo chương 1 "Văn học - Hình thái ý thức thẩm...
17/10/2021

Đối tượng, nội dung và hình tượng văn học --------------------------
(Tham khảo chương 1 "Văn học - Hình thái ý thức thẩm mĩ" từ tác phẩm "Lý luận văn học" của Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư)
Văn học là một phạm trù của nghệ thuật, là một phần, một hang động, một kho tàng lớn để tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, người muốn rèn luyện và đào sâu vào nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng cần trước hết hiểu được đối tượng, nội dung và hình tượng văn học. Trong bài viết này mình sẽ tóm lược lại những kiến thức và ý hiểu cá nhân về 3 chủ đề này từ góc độ của một beginner.
Vậy thì, đối tượng của văn học là gì?----------------------------------
Đối tượng văn học, cơ bản là toàn bộ thế giới xung quanh con người, có vai trò và tác động đến con người, tức là có ý nghĩa nhân sinh. Hay cũng có thể hiểu con người là đối tượng chính của văn học, từ góc độ của một con người mà người viết ngắm nhìn và điều chỉnh cả thế giới dưới lăng kính chủ quan của mình. Tuy vậy, nếu chỉ đơn thuần là ghi chép về con người hay một sự vật, sự việc nào đó thì lại quá vĩ mô, chưa sát với đối tượng văn học thuần chủng. Khác với các ngành khoa học, hay các hình thái ý thức xã hội khác như sử học, sinh học, hóa học, triết học...tuy đều có mối quan hệ gắn kết, song đối tượng của văn học vẫn mang những đặc trưng riêng biệt không thể nhầm lẫn. Thứ nhất, những con người/nhân vật trữ tình/nhân vật trung tâm/ngòi cảm xúc/...đều có lịch sử (biography), tình cảm, cảm xúc, diễn biến tâm lý, quan hệ và số phận riêng. Họ vừa là đặc trưng cho một kiểu nhân vật nhất định để tác giả có thể đưa sáng tạo của mình đến với độc giả, vừa là cái đặc biệt, cái tài hoa, cái tố chất khác biệt của mỗi cây bút. Thứ hai, con người trong văn học thường được bộc lộ một cách vẹn toàn hóa, biểu tượng hóa, cảm tính và sinh động. Cuối cùng, họ thường không được miêu tả hay lộ diện một cách khách quan, mà thường xuất hiện dưới những ngòi bút chủ quan, phản ánh một quan niệm về chân lý nhất định của tác giả, vừa là lời đối thoại, là tư tưởng cá nhân, vừa là lý tưởng của toàn xã hội. Bên cạnh đó, cuộc sống, đời sống, những biểu hiện sinh động và đa dạng khác của cuộc sống cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong tác phẩm văn học.
Nội dung văn học là gì?------------------------------------------------
Nội dung văn học là tư tưởng và giá trị gắn liền với tình cảm, sức mạnh tư tưởng, tạo nên quan niệm về chân lý và cảm hứng thẩm mĩ, cho thấy thiên hướng đánh giá của tác giả. Về cơ bản, tư tưởng và giá trị ở đây gồm: Thứ nhất, tư tưởng phải sánh ngang với lý tưởng của thời đại mà nhà văn sinh sống. Giá trị phải vừa phản ánh được chiều rộng và chiều sâu của xã hội, của những biến động lịch sử và con người đương thời, mà vẫn vừa gìn giữ và bộc lộ khéo léo những giá trị về nhân tính, về những con người thường ngày. Tình cảm và sức mạnh tư tưởng cũng cần là một sự hòa quyện. Sức mạnh tư tưởng dù có lớn và chắc đến đâu, mà nếu khô khan, cũng khó có người tiếp cận. Chỉ độc tình cảm cũng khó mà làm nên áng văn hay rung động lòng người. Vì vậy, nội dung văn học cần đảm bảo dung lượng về tư tưởng được biểu hiện qua lý luận và hệ thống luận điểm, đi cùng tình cảm rõ nét qua phương thức biểu đạt, qua ngôn từ...
Vậy, hình tượng văn học là gì? Đặc trưng của hình tượng văn học?
Đây là thứ lằng nhằng dài dòng đau đầu mất ngủ nhất đối với cá nhân mình. Có thể hiểu, hình tượng là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học, được tạo nên từ hư cấu và tưởng tượng, vừa khái quát vừa cụ thể, vừa thực vừa hư, vừa lý vừa tình, mang tính thẩm mĩ, giàu tư tưởng và tình cảm con người. Rất humanity!:)
Một số đặc trưng của hình tượng văn học:
(Nói vắn vì quá lằng nhằng)
- Mang tinh thần: Hình tượng là một khách thể tinh thần. Tức người viết, chủ bút truyền thần vào một sự vật sự việc nào đó. Tức là khách thể hóa. Hình tượng được tạo nên từ hư cấu, tưởng tượng và có mục đích thể hiện những khát vọng tinh thần của con người. Điều này rất đúng. Có rất nhiều điều con người ta chưa thể hoặc không thể thực hiện được trong thế giới hiện thực. Ví dụ như việc minh oan cho Vũ Nương ("Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ) hay cho tất cả những người con gái vì phong kiến "bao bọc", vì hệ tư tưởng Nho giáo mà không được sống một đời trọn vẹn.
Còn thêm 4 ý nữa:
- Tạo hình và Biểu hiện (biểu hiện chủ quan mãnh liệt; tái hiện...)
- Quy ước và Sáng tạo
- Tình cảm xã hội và Lý tưởng thẩm mĩ
- Tính nghệ thuật (Sinh động và Chân lý)
Cả 4 phần này tuy không dài, nhưng sức mình có hạn, vậy nên hẹn ngày mai mình sẽ bổ sung và hiệu chỉnh.
Đây là hoàn nguyên lý thuyết. Mình chưa đủ hiểu biết để đưa thêm những lý luận cao siêu hơn, mà hầu như chỉ là những gì mình đúc kết từ việc đọc và space-repetition.
Mình cũng khá ấn tượng với phần mở của phân khúc nói về đối tượng văn học trong cuốn "Giáo trình lý luận văn học". Các tác giả có đề cập đến mĩ học duy tâm khách quan, mĩ hcoj duy tâm chủ quan và mĩ học duy vật. Cá nhân mình tin vào chủ nghĩa duy vật, nên mình sẽ nhắc đến đối tượng văn học theo quan điểm mĩ học duy vật: "Đối tượng của nghệ thuật chính là toàn bộ đời sống hiện thực khách quan". Sách có viết: "Tsécnưsépxki đã nói: "Phạm vi của nghệ thuật gồm tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và trong xã hội) làm cho con người quan tâm". Quan điểm này đã đưa đối tượng của nghệ thuật về gần gũi với hiện thực đời sống."
_____
Yay, that's all for today. Được 1/3 quãng đường, và hy vọng 2/3 quá trình còn lại của mình sẽ đạt hiệu suất và hiệu quả ><
Chuyên mục poem/quote của ngày:
Gửi chuồn chuồn

"Bầu trời thu trong vắt
Chuồn chuồn đỏ lượn mê say
Tôi đứng trên đồng cỏ
Trong ánh hoàng hôn phai

Phía xa kia ống khói nhà máy
Trông mờ nhạt trong ánh ngày
Tôi ngồi xuống lượm viên sỏi nhỏ
Và thở dài một tiếng đắng cay

Cảm nhận sự lạnh lẽo của viên đá
Nhưng khi nó ấm lên trong lòng tay
Tôi để xuống và bứt vài cọng cỏ
Những cọng cỏ tắm trong ánh ngày

Những cọng cỏ đã bị ném bứt
Sẽ dần tàn úa trên đất đai
Phía xa kia ống khói nhà máy
Trông mờ nhạt trong ánh ngày."
- Nakahara Chuuya. 🎩

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when La paura del buio. posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share