KIẾM PHONG KIM

  • Home
  • KIẾM PHONG KIM

KIẾM PHONG KIM Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from KIẾM PHONG KIM, .

09/08/2022

📣NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 02/9

CỨ QUEN “TÔI KHÔNG BIẾT” LÀM CÂU CỬA MIỆNG, CUỘC ĐỜI BẠN SẼ TỤT DỐC KHÔNG PHANH!Cái gì không biết, có thể học nhưng đừng...
09/08/2022

CỨ QUEN “TÔI KHÔNG BIẾT” LÀM CÂU CỬA MIỆNG, CUỘC ĐỜI BẠN SẼ TỤT DỐC KHÔNG PHANH!

Cái gì không biết, có thể học nhưng đừng bao giờ để câu: “Tôi không biết” làm câu cửa miệng. Bạn còn chưa bỏ ra 1% cố gắng, sao biết bạn không làm được?
“Tôi không biết.”
“Tôi nghĩ là tôi không làm được.”
“Tôi không chắc là mình có thể.”

Này, bạn ơi, bạn định cứ như thế đến bao giờ?
Bạn có biết là tự tin là một kỹ năng, mà đã là kỹ năng thì tất nhiên có thể học được.

1. Khí thế

Đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch ngồi nhà hỏi sao mình luôn tự ti về bản thân thế? Này bạn hiền, mặc quần áo vào, thẳng lưng, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, đạp lên lòng tự ti mà tiến về phía trước. Dù trong lòng bạn sợ hãi, cũng không được thua về khí thế.

Hãy mỉm cười, giả vờ bạn tự tin, bạn sẽ tự tin thật. Ngàn lần đừng để người khác thấy sự yếu đuối của bạn, bạn có thể giữ những sợ hãi ấy cho bản thân, hoặc tìm đến người bạn tin tưởng để chia sẻ.

Với người lạ, đặc biệt trong công việc và học tập, cái họ nhìn vào là kết quả, là sự nghiêm túc khi làm việc, không ai quan tâm, bạn yếu đuối cho ai xem?

2. Tin vào chính mình

Một thầy người Mỹ đã từng nói với chúng tôi: “You can do it. Why? Because you’re Vietnamese.” Người Việt chẳng có cái gì mà họ không thể làm được cả, các cuộc chiến tranh là bằng chứng hùng hồn nhất cho những ai nghi ngờ trí thông minh và sự dũng cảm của người Việt.

Một đợt rộ lên phong trào bẻ đôi quả táo, khi mà một người nước ngoài đăng trên kênh Reddit rằng anh ta không hiểu nổi sao bạn bè người Việt của anh ta có thể bẻ đôi được quả táo, bạn anh ấy còn nói rằng: “Người Việt ai cũng có thể làm được” và một loạt bình luận nghĩ người Việt có năng lực đặc biệt gì chăng.

Rồi đến khi nhìn các anh cầu thủ đá bóng dưới trời mưa tuyết, tôi thật sự hiểu ra rằng tinh thần kiên cường của người Việt thật không đùa được đâu. Mang dòng máu Việt chảy trong huyết quản, điều gì có thể ngăn cản bước chân bạn chứ?

Những ngày đầu mới tập cardio, ngày đầu tôi tập được 15 phút, ngày thứ hai được 20 phút, rồi 25 phút, rồi dậm chân ở 30 phút và nghĩ rằng chẳng hơn được nữa vì thực sự đến 30 phút thôi, tôi đã thấy bủn rủn chân tay rồi. Cho đến một ngày, kiên trì học hết bài tập 45 phút, mặt đỏ bừng, áo ướt đẫm mồ hôi, nhìn mình trong gương tôi lại cười vì hóa ra mình thực sự làm được. Vậy là những lần sau điều kì lạ là tôi lại có thể tập hết bài tập 45 phút.

Đừng tự đặt những giới hạn lên để trói buộc thân bạn, hãy luôn nói với bản thân rằng: “Mày làm được”. Người khác làm được, bạn cũng làm được mà còn có thể tốt hơn.

Cái gì không biết, có thể học nhưng đừng bao giờ để câu: “Tôi không biết” làm câu cửa miệng. Bạn còn chưa bỏ ra 1% cố gắng, sao biết bạn không làm được

3. Hiểu bản thân

Bạn thường nhìn cuộc sống của người khác, ghen tỵ với những thành công của họ, lớn lên trong những lời so sánh với “con nhà người ta” của bố mẹ, dần dần nó mọc mầm trong suy nghĩ của bạn rằng, bạn không bằng người khác.

Mọi thứ sẽ không quá nghiêm trọng cho đến khi nó thực sự ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của bạn, khi bạn để công việc, cuộc sống, thậm chí hạnh phúc của mình cho người khác quyết định, khi bạn ngày ngày lo lắng người khác nghĩ gì, đánh giá như thế nào về mình.

Hãy chấp nhận bản thân mình, mỗi người đều có giá trị của riêng họ và cả bạn cũng vậy. Hiểu rõ bản thân, phát triển điểm mạnh, biết những khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục nó.

Nhút nhát sẽ khiến bạn ngại dấn thân, ngại thay đổi, nó sẽ tước đoạt mọi cơ hội của bạn. Mang tâm thế tự tin và bước ra ngoài kia chiến đấu, đừng để bất kì điều gì ngăn cản tương lai của bạn.

“Believe in yourself and there will come a day when others will have no choice but to believe with you.” (Hãy tin vào bản thân và đến một ngày người ta sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tin vào bạn.) – Cynthia Kersey

(St)

KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI!Không chỉ người Nhật mà người Do Thái dân tộc thông...
09/08/2022

KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI!

Không chỉ người Nhật mà người Do Thái dân tộc thông minh nhất thế giới cũng xem kỷ luật là một nhân tố then chốt quyết định thành công. Tôi từng đọc câu chuyện này:

Ở một thành phố đông đúc của nước Mỹ, có một doanh nhân Do Thái giàu có đã dạy con trai mình rằng: "Kỷ luật với chính mình đồng nghĩa với việc tạo ra cho mình một cuộc đời đầy ưu ái, nó chính là tự do con ạ".

Người con thắc mắc hỏi: "Học tập một cách kỷ luật và nghiêm khắc tức là con suốt ngày phải vùi đầu vào sách vở sao?". Người cha Do Thái trả lời: "Những kẻ ngốc mới suốt ngày chúi đầu vào những cuốn sách đề tự thấy rằng mình đang học hành chăm chỉ.

Chắc gì những kẻ suốt ngày ôm lấy sách vở là nghiêm túc và giỏi giang. Nghiêm túc không nằm ở chỗ ôm sách suốt ngày, mà nó là việc đọc một trang sách thì phải đọc tập trung đến mức thấu hiểu và đọc để dùng được trong thực tiễn. Nghiêm túc và kỷ luật có nghĩa là làm việc gì phải đến kết quả cuối cùng.Cha thành công vì cha làm gì cũng đến kết quả với sự tập trung và nỗ lực cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Người ta thất bại là vì người ta làm việc mà không đến đích, làm chỉ để cho có. Con hãy nhớ rằng điều nói lên thành công là kết quả: đó là kết quả của công việc con làm hay thành quả của con đọc sách cũng thế thôi. Còn làm việc mà không có kết quả là do con kém cỏi, làm nhiều mà chẳng đến đâu.

Những việc trên đời này mà con quyết tâm thực hiện đến cùng để tạo ra kết quả tốt thì được gọi là thành quả. Khi quyết tâm thực hiện đến cùng, trí tuệ của con sẽ tự nhiên thông minh và sắc sảo mà chẳng cần bất cứ phép màu nào. Sau nhiều lần quyết tâm thực hiện đến cùng con sẽ có được năng lực cực kỳ quan trọng của người thành công đó là khả năng tập trung cao vào công việc.

Càng tập trung cao khi làm việc hay học tập con càng tiết kiệm thời gian cho mình. Và chính sự tập trung cao độ để làm việc gì cũng đến đích sẽ làm cho trí thông minh của con luôn được rèn luyện, con sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn.

Chàng trai hiểu ý của cha mình. Cậu bỏ tư tưởng phá phách và lười nhác ra khỏi đầu. Thay vào đó cậu lên kế hoạch học tập rõ ràng và luôn tập trung để hoàn thành các bài tập triệt để trong thời gian nhanh nhất. Năm học đó trôi qua, mọi người đều bất ngờ, từ một cậu học sinh đội sổ của lớp, cậu lọt vào nhóm học sinh xuất sắc.

Trong bài phát biểu trước toàn trường nói về thành tích của mình, cậu đã chia sẻ về tính kỷ luật mà người cha Do Thái đã dạy là "Thành quả của việc nhỏ mỗi ngày tạo ra thành công lớn cuối mỗi chặng đường. Tôi không phải là người tài năng như mọi người đang nghĩ, dù tôi tiến bộ rất nhanh từ chỗ là học sinh cá biệt và bị bạn bè mỉa mai là dốt nát. Cha tôi đã dạy về kỷ luật và sự nghiêm túc trong mọi việc, khi làm gì cũng phải đến kết quả cuối cùng. Tôi biết ơn cha về bài học “KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI". Tất cả mọi người hôm đó đã vỗ tay không ngớt và cảm ơn cậu về bài học quý báu đó.

Diễn giả Mỹ Stephen R.Covey từng nói: "Những người không có kỷ luật là nô lệ của cảm xúc, dục vọng và đam mê". Vì vậy nếu muốn thành công, làm chủ cuộc sống bạn hãy để bản thân đi vào guồng kỷ luật.

Nhắn nhủ riêng với các bạn trẻ dễ thỏa hiệp và nuông chiều bản thân: Nếu cuộc đời là một cuốn lịch thì 30 tuổi bạn đã xé hết hơn 1/3 số tờ lịch rồi đấy, không học tập và rèn luyện bạn sẽ già đi nhanh chóng. Thời gian là có hạn nên hãy cương quyết với bản thân và biến mọi khoảnh khắc sống của bạn trở nên có ý nghĩa.

(HBT st)

CĂNG THẲNG NGA - UKRAINE: BẢN CHẤT, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỂN VỌNG(Bài viết của PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn -Nguyên Đại sứ Việt Na...
19/03/2022

CĂNG THẲNG NGA - UKRAINE: BẢN CHẤT, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỂN VỌNG
(Bài viết của PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn -
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ukraine kiêm nhiệm tại Moldova từ 2017 - 2020, đăng trên Tạp chí Cộng sản)
-----------------------------⚡⚡⚡⚡

TCCS - Ngày 24-2-2022, Hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai nước Cộng hòa tự xưng Donestsk (DPR) và Lugansk (LPR). Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga, Mỹ và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay, nhiều câu hỏi đang được dư luận hết sức quan tâm, đó là: bản chất của cuộc xung đột này là gì, tại sao lại xảy ra vào thời điểm hiện nay và chiều hướng của cuộc khủng hoảng ra sao?

💢💢💢Bản chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

🎯Bản chất của cuộc khủng hoảng

Vấn đề khủng hoảng Ukraine hiện nay bắt nguồn từ cuộc chính biến xảy vào đầu năm 2014(1), kéo dài đến nay đã 8 năm, vẫn chưa chấm dứt và ngày càng trở nên phức tạp. Đây không chỉ đơn giản là cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai với sự hậu thuẫn của Nga và Chính phủ Ukraine ở miền Đông (Donbass) nước này, mà còn là cuộc xung đột giữa các nước lớn ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, như Nga, Mỹ, NATO; thậm chí, liên quan tới các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến sự giữa Nga và Ukraine năm 2022 có quy mô lớn hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2014 và được xem là cuộc xung đột lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xuất phát từ một số lý do: Một là, cục diện chung trên thế giới đã thay đổi, với việc Mỹ theo đuổi các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ trở lại”; Trung Quốc thực hiện chiến lược “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”, trong khi Nga hiện chưa có một chiến lược mang tính toàn cầu. Hai là, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga V. Putin đã triển khai thành công, có hiệu quả nhiều chính sách cả về đối nội và đối ngoại, qua đó ổn định được hệ thống chính trị nội bộ, củng cố vị thế, mở rộng ảnh hưởng quốc tế và gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; tuy nhiên, hiện nay, trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Nga, sự phục hồi ảnh hưởng của Nga vẫn chưa thể làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Ba là, đây là thời khắc hết sức quan trọng, được xem là một trong những thử thách đối với Tổng thống Nga V. Putin, khi chỉ còn chưa đầy hai năm là tới cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024, để tiếp tục từng bước khôi phục vị thế đất nước, giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, chuyển từ cường quốc khu vực hướng đến tầm cỡ cường quốc toàn cầu.

🎯Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Nguyên nhân sâu xa. Sau Chiến tranh lạnh, thế giới - nhất là khu vực châu Âu - Đại Tây Dương - tưởng chừng sẽ có được một nền hòa bình lâu dài và không còn đối đầu, nhưng ngược lại đã nhanh chóng chứng kiến những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ cạnh tranh nhiều hơn hợp tác, đôi khi đứng trước bờ vực đối đầu này đã chi phối mạnh mẽ việc tập hợp lực lượng mới, đồng thời tác động không nhỏ đến chiều hướng quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh trên thế giới, nhất là các quốc gia tầm trung và có vị trí địa - chiến lược quan trọng như Ukraine.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Nga và NATO cũng lâm vào khủng hoảng. Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014) - nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol - NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu. NATO cho rằng, Nga “vi phạm luật pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực lượng ly khai ở Ukraine, sáp nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga. NATO tăng cường trợ giúp Ukraine về huấn luyện và cung cấp các trang thiết bị vũ khí hiện đại; đe dọa thắt chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga tấn công Ukraine; đồng thời, kêu gọi Nga “xuống thang” và triển khai hàng loạt bước đi để ngăn chặn Nga tấn công Ukraine.

Thế nhưng, điều bất ngờ nhất đối với NATO kể từ sau năm 2014 là Nga đã giành quyền chủ động hành động, cũng như ngày càng cảnh giác và quyết đoán hơn trước bất kỳ động thái nào của NATO. Nga coi việc “NATO Đông tiến” là đường lối lâu dài, là thách thức từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, đào sâu sự mất cân bằng chiến lược Nga - NATO. Nga quan ngại việc không có thành viên NATO nào phê chuẩn Hiệp ước về vũ khí thông thường châu Âu (CFE). Theo quan điểm của Nga, tình hình này còn tồi tệ hơn do Mỹ bố trí hệ thống tên lửa phòng thủ tại Ba Lan và Séc, vi phạm sự ổn định chiến lược. Nga quy kết NATO thúc đẩy cuộc “cách mạng màu” bên trong không gian hậu Xô-viết. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào hầu hết các cơ chế hợp tác giữa Nga và NATO, từ đấu tranh chống buôn lậu ma túy cho đến chống khủng bố... Các hoạt động quân sự (tập trận, tăng thêm quân, chiến tranh thông tin…) được Nga và NATO triển khai ở mức mạnh nhất, càng khoét sâu thêm căng thẳng giữa hai bên. Hai bên đều xem nhau như mối đe dọa đầu tiên và thi hành các biện pháp thích hợp. Các vụ va chạm trên không và trên biển, khả năng khó phá băng khủng hoảng tại vùng Donbass cùng nhiều vấn đề khác đã khiến mối quan hệ Nga - NATO tiếp tục leo thang căng thẳng kèm theo nhiều rủi ro xảy ra xung đột bùng phát tại chỗ (2).

Như vậy, có thể thấy nổi lên hai mâu thuẫn đối kháng khó giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, kiểm soát cũng như khống chế các hoạt động quân sự và dân sự của Ukraine ở Biển Đen với việc Mỹ cùng đồng minh muốn ủng hộ Ukraine lấy lại bán đảo này, đẩy hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi Biển Đen. Hai là, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO. Cụ thể, Nga muốn giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn về vị thế quốc tế mới của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong khi đó, Mỹ và NATO muốn đưa Ukraine vào quỹ đạo kiểm soát của họ và việc “phương Tây hóa Ukraine” sẽ có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên trong chính nước Nga, góp phần làm suy giảm sức mạnh tổng hợp của Nga.

Nguyên nhân trực tiếp. Thứ nhất, cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai Donbass (bao gồm DPR và LPR) do Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10-2021, khiến tiến trình đàm phán hòa bình theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine - khó đạt được kết quả. Thứ hai, Mỹ và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất là sau giai đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9-2021), khi Mỹ và đồng minh còn dư nhiều vũ khí, đạn dược (được dự kiến chuyển giao cho chính quyền thân Mỹ ở Afghanistan), mà còn triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga. Thứ ba, đáp lại những động thái đó, Nga đã triển khai trên 100.000 quân dọc biên giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập trung quân đội ở nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận chung, cũng như phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen. Thứ tư, Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12-2021, với bốn nội dung cốt lõi:

1- NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG);
2- Loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi châu Âu;
3- NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc gia tham gia liên minh về thời điểm trước năm 1997, bao gồm các nước như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia;
4- Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga.

Những điều này được cho là đã đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO lên đỉnh điểm thành cuộc xung đột quân sự mà chiến trường là Ukraine.

Đối với Nga, “chiến dịch quân sự đặc biệt” năm 2022 được xem là “trận đánh chiến lược” của Tổng thống Nga V. Putin, do đó Nga chấp nhận đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm cả việc sẵn sàng chuẩn bị đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế ngặt nghèo, kéo dài của Mỹ và phương Tây. Nga cũng hiểu rất rõ, chiến tranh sẽ tạo thêm một gánh nặng mới đối với nền kinh tế Nga vốn bị ảnh hưởng nhiều do Nga là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ Nga đã đưa ra thông báo, Nga có đủ nguồn lực tài chính cho sự ổn định của hệ thống trước các lệnh trừng phạt và các mối đe dọa từ bên ngoài.

Mục tiêu của Nga khi phát động chiến dịch quân sự lần này, bao gồm:
1- Ngăn chặn phương Tây giành lại bán đảo Crimea;
2- Tạo sức ép đối với phương Tây và Ukraine thực hiện Thỏa thuận Minsk 2 theo cách của Nga;
3- Cơ cấu lại an ninh khu vực châu Âu, trong đó an ninh của Nga phải được tôn trọng và bảo đảm;
4- Thúc đẩy Đức và Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”;
5- Củng cố nhà nước liên minh giữa Nga và Belarus vừa được khởi động sau 20 năm không có nhiều tiến triển.

Theo đánh giá chung, hiện nay, Nga có nhiều thuận lợi trong việc mở chiến dịch quân sự: 1- Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, song kinh tế Nga đã tăng cường được tính tự chủ, chủ động thích ứng, vượt qua thời điểm khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Tính đến tháng 8-2021, Quỹ Tài sản quốc gia Nga có nguồn vốn vào khoảng 185 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ ở mức 615 tỷ USD. Bên cạnh đó, Nga cũng được dự báo là quốc gia sẽ hồi phục nhanh hơn các nước lớn khác sau đại dịch COVID-19 do đã thích nghi tốt với tình trạng bị cấm vận, cô lập từ năm 2014 đến nay; 2- Căng thẳng leo thang đẩy giá dầu mỏ tăng cao, đang tạo lợi thế cho Nga; 3- Cán cân quyền lực và cục diện thế giới tiếp tục có sự dịch chuyển nhanh từ Tây sang Đông, nhất là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ cùng với việc Nga đẩy mạnh chính sách đối ngoại ưu tiên hơn trong quan hệ với Trung Quốc, đã góp phần củng cố vị thế của Nga với vai trò là một trong những nhân tố “cân bằng chiến lược” quan trọng hàng đầu mà cả Mỹ và Trung Quốc đều cần tranh thủ; 4- Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc các nước phải quay trở lại Thỏa thuận Minsk 2; 5- Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng tiếp tục làm bộc lộ rõ những mâu thuẫn trong nội bộ NATO và EU hiện nay (3); đồng thời, tạo sức ép buộc Mỹ và phương Tây phải đàm phán với Nga về những vấn đề lớn hơn liên quan đến an ninh châu Âu.

Trên cơ sở đó, Tổng thống Nga V. Putin đã triển khai được 5 bước đi lớn: 1- Gia tăng sự hiện diện quân sự tại Ukraine và gây ảnh hưởng lên các nước vùng Baltic; 2- Phô trương được sức mạnh quân sự cùng một lúc trên tất cả các mặt trận; 3- Cộng hưởng với Trung Quốc trong cuộc đua với Mỹ tiến tới vị trí trung tâm của vũ đài quốc tế; 4- Gửi tới Mỹ và NATO bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm với các điều kiện tiên quyết, trong đó nêu rõ những quan ngại về an ninh của Nga; 5- Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao con thoi để trao đổi với các nước. Những động thái này góp phần bảo vệ và củng cố thể chế của nước Nga, nhất là vị thế, uy tín của Tổng thống Nga V. Putin. Trong khi đó, thực tế cho thấy, các nước phương Tây và NATO thiếu sự quyết đoán khi đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu.

Đối với Mỹ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong nước và ngoài nước. Ở trong nước, chính trị nội bộ Mỹ mâu thuẫn và chia rẽ sâu sắc, nhất là sau cuộc bạo loạn xảy ra ở tòa nhà Quốc hội vào ngày 6-1-2021 (4). Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống của nước Mỹ. Ở ngoài nước, mặc dù vẫn là siêu cường số 1 thế giới với sức mạnh vượt trội song khoảng cách sức mạnh của Mỹ so với Trung Quốc đang tiếp tục bị thu hẹp. Nhiều lợi ích chiến lược của Mỹ đang bị thách thức. Hệ thống đồng minh, đối tác có sự rạn nứt nhất định sau nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donal Trump khiến các nỗ lực của Mỹ trong xử lý những vấn đề toàn cầu gặp nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, việc thúc đẩy leo thang một cuộc khủng hoảng mới được cho là sẽ giúp Mỹ trở lại vị thế chi phối và vai trò lãnh đạo thế giới, ngăn chặn, đối phó với thách thức gia tăng từ các đối thủ chiến lược và các thách thức an ninh khác; khôi phục và củng cố hệ thống đồng minh, đối tác; định hình trật tự thế giới mới dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị chung.

Mục tiêu của Mỹ trong cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine là:
1- Làm suy giảm sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga;
2- “Phương Tây hóa Ukraine”, lôi kéo các nước có xu hướng thân Nga “đoạn tuyệt” với Nga và dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây; 3- Củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương;
4- Tranh thủ cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine leo thang để khiến các nước châu Âu phụ thuộc hơn nữa vào Mỹ về mặt quân sự, an ninh, kinh tế và năng lượng;
5- Có lý do chính đáng để ngăn chặn Đức phê duyệt dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”.

Đối với Ukraine, nước này vốn được coi là “nạn nhân” trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, nhưng lại mong muốn gia nhập NATO và EU. Ukraine cho rằng, việc gia nhập NATO “không gây ảnh hưởng đến an ninh của Nga”. Chính vì vậy, ngay sau khi lên nắm quyền, chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục:
1- Khẳng định quyết tâm gia nhập NATO và đẩy mạnh cải cách lực lượng vũ trang theo tiêu chuẩn NATO;
2- Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, với việc gia tăng chi phí và đẩy mạnh thử nghiệm các loại tên lửa mới (5);
3- Duy trì các cuộc tập trận quân sự chung với NATO nhằm nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng giữa quân đội Ukraine với quân đội các nước thành viên NATO;
4- Tiến hành sửa chữa, cải tiến và hiện đại hóa các loại vũ khí, khí tài cũ để trang bị cho lực lượng quân đội;
5- Mua vũ khí sát thương của các nước phương Tây.

Trong khi đó, NATO lại tỏ ra khá thận trọng trước viễn cảnh Ukraine gia nhập tổ chức này. Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Ukraine đã xin gia nhập NATO từ năm 2008 và NATO đang xem xét, chưa kết nạp Ukraine, với lý do theo Điều 6 Hiến chương NATO, về mặt kỹ thuật, Ukraine hiện chưa đủ điều kiện để gia nhập NATO (6). Tuy nhiên, cũng như Mỹ và các nước phương Tây, NATO cho rằng, tất cả quốc gia độc lập, có chủ quyền như Ukraine, có thể xin gia nhập không chỉ NATO mà bất kỳ tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự hay ngoại giao nào phù hợp với lợi ích quốc gia của Ukraine.

Thế nhưng, theo Điều 5 Hiến chương NATO - một nguyên tắc sáng lập của NATO về phòng thủ tập thể - bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh… Mỗi thành viên, với quyền tự vệ cá thể hay tập thể chính đáng theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc, sẽ hỗ trợ một bên hoặc các bên. Như vậy, nếu Ukraine trở thành một phần của NATO, các nước thành viên có nguy cơ phải tham gia đối đầu trực tiếp với Nga. Đây là điều mà dường như không một quốc gia nào trong NATO mong muốn.

Triển khai chính sách đối ngoại thân phương Tây, Ukraine đặt mục tiêu có thể gia nhập NATO và EU, giúp Ukraine bảo toàn lãnh thổ, lấy lại bán đảo Crimea và các vùng ly khai ở khu vực Donbass. Tuy nhiên, cả Ukraine và phương Tây đều bất ngờ khi cho rằng, khả năng Nga sẽ tiến hành “một cuộc chiến tranh toàn diện” như hiện nay là không cao.

🎯Dự báo chiều hướng của cuộc khủng hoảng

Trước quan ngại Nga sẽ phát động “một cuộc chiến tranh tổng lực” tấn công, cuối tháng 10-2021, Ukraine đẩy mạnh triển khai một lực lượng lớn quân đội dọc khu vực giáp Donbass khiến Nga tin rằng Ukraine sắp mở cuộc tấn công quân sự chống lại lực lượng thân Nga tại khu vực này. Cùng với đó, phản hồi của Mỹ và NATO liên quan đến các đề xuất an ninh của Nga được Nga cho là không thỏa đáng và đang “bị xem nhẹ”, trở thành “giọt nước tràn ly” khiến Nga phản ứng quyết liệt hơn.

Ngày 22-2-2022, Nga chính thức ra tuyên bố xác nhận biên giới của hai vùng lãnh thổ ly khai Ukraine, bao gồm DPR và LPR mà Nga đã công nhận độc lập trước đó. Tiếp đó, ngày 24-2-2022, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố bắt đầu một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine và bảo vệ người dân ở khu vực Donbass. Nga khẳng định chỉ nhắm mục tiêu vào kết cấu hạ tầng quân sự, không tấn công kết cấu hạ tầng dân cư, đồng thời cảnh báo NATO không can thiệp vào hành động của Nga. Tổng thống Nga V. Putin nhấn mạnh: “Tình thế khiến chúng tôi phải đưa ra những hành động quyết định và ngay lập tức” (7).

Hiện nay, nhiều nhà phân tích cho rằng, có khả năng Nga sẽ kiểm soát Thủ đô Kiev và thành lập một chính phủ thân Nga để điều hành đất nước Ukraine. Đồng thời, lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu sẽ được triển khai trên toàn lãnh thổ Ukraine để trợ giúp chính quyền mới của Ukraine. Đây sẽ là cơ sở để Nga có thể thiết lập một liên minh mới, bao gồm Nga, Belarus và Ukraine, hiện thực hóa một phần mục tiêu trở thành cường quốc trên thế giới, cũng như xác lập lại cấu trúc an ninh châu Âu vốn đang do Mỹ và phương Tây chi phối. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu đó trong bối cảnh cán cân quyền lực và tình hình thế giới tiếp tục có sự dịch chuyển nhanh, phức tạp, khó dự báo như hiện nay, được cho là điều không dễ.

Nhìn chung, những tham vọng chính trị, những ý đồ, tính toán từng bước của các bên được định hình rõ nét hơn trong chính bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine leo thang căng thẳng. Hơn bao giờ hết, đó là yếu tố khiến cuộc xung đột trở nên khó đoán định. Tuy nhiên, ngày 27-2-2020, việc Ukraine đồng ý tham gia đàm phán với Nga tại Belarus và các vòng đàm phán tiếp theo, đã dấy lên tia hy vọng có thể sớm chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga đang diễn ra căng thẳng trên đất nước này./.

-----------------------
Nguồn trích dẫn:
(1) Cuộc chính biến này gắn liền với cuộc “cách mạng nhân phẩm” (tháng 2-2014) đã làm Ukraine có sự dịch chuyển xa Nga hơn và hướng tới EU, NATO, Mỹ. Trong lúc đó, Nga đã tranh thủ sáp nhập bán đảo Crimea với căn cứ hải quân chiến lược ở Sevastopol của Hạm đội Biển Đen vào Nga. Đây có thể coi là thắng lợi lớn của Nga trong khu vực cả về mặt chiến lược và chiến thuật trước Ukraine và nhất là trước Mỹ và EU, khiến Ukraine ngày càng suy yếu và bất ổn. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, Nga cũng phải chịu một tổn thất lớn, đó là đã mất Ukraine như một đối tác bền vững.
(2) Xem: Nguyễn Hồng Quân: “Một số nét về quan hệ quốc phòng giữa Nga với Mỹ và NATO sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, tháng 6-2017. Ngày 20-1-2022, Mỹ đã tuyên bố cho phép ba quốc gia Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia (thành viên của NATO) chuyển vũ khí chống tăng Javelin và hệ thống phòng không Stinger do Mỹ sản xuất tới Ukraine cho các lực lượng của Ukraine.
(3) Đức, Italia, Pháp có xu hướng hòa dịu với Nga, trong khi Mỹ, các nước NATO Đông Âu kiên quyết phản đối Nga.
(4) Phạm Huân: “Hỗn loạn tại Thủ đô Washington, Mỹ phong tỏa tòa nhà Quốc hội”, Trang tin điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, https://vov.vn/the-gioi/hon-loan-tai-thu-do-washington-my-phong-toa-toa-nha-quoc-hoi-829140.vov, ngày 7-1-2021.
(5) Về phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, Ukraine tiếp tục thực hiện chương trình phát triển tên lửa quốc gia kể từ sau khi Tổng thống Ukraine V. Zelensky nhậm chức, đồng thời tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm các loại tên lửa mới do ngành công nghiệp quốc phòng trong nước tự nghiên cứu chế tạo. Sau khi thử nghiệm thành công, Ukraine đã chính thức đưa vào biên chế của Bộ Quốc phòng 3 loại tên lửa mới, bao gồm: hệ thống tên lửa giàn “Olkha” có tầm bắn xa đến 120km, tên lửa hành trình đối hạm “Neptune” với tầm bắn xa 300km, tên lửa “Grom-2” với tầm bắn xa đến 450km; trang bị cho lực lượng hải quân Ukraine thêm 2 tàu tuần tiễu cao tốc “KENTAVR” có lượng giãn nước 50 tấn và 1 tàu hộ vệ cao tốc đa năng “GAYDUK” có lượng giãn nước 1.200 tấn. Đồng thời, cũng đưa vào biên chế hơn 300 đơn vị kỹ thuật sau khi sửa chữa, cải tiến và hiện đại hóa các loại vũ khí, khí tài cũ, như máy bay Su-27, Mi-8, xe tăng T-64, xe bọc thép BTR-4...
(6) Theo Điều 6 Hiến chương NATO, các quốc gia đang có xung đột sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ và một số vấn đề khác, phải giải quyết xong các vấn đề đó bằng biện pháp hòa bình trước khi được NATO xem xét và quyết định mời tham gia tổ chức này. Tuy nhiên, NATO đã từng có những lần phá lệ, như kết nạp Hy Lạp (năm 1952) khi nước này đang có tranh chấp với đảo Síp; Đức (năm 1955) khi nước này đang bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức. Do đó, liệu có khả năng NATO sẽ tiếp tục phá lệ lần nữa đối với Ukraine hay không, đang là câu hỏi được bỏ ngỏ.
(7) Văn Hiếu: “Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine”, Báo Quân đội Nhân dân điện tử, https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/nga-mo-chien-dich-quan-su-dac-biet-o-mien-dong-ukraine-686904, ngày 25-12-2022.

18/02/2022
BÁO MỸ: VIỆT NAM LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VÔ CÙNG QUAN TRỌNG VỚI MỸ GIAI ĐOẠN HẬU ĐẠI DỊCH  Mới đây, trang Geopoliticalmoni...
30/01/2022

BÁO MỸ: VIỆT NAM LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VÔ CÙNG QUAN TRỌNG VỚI MỸ GIAI ĐOẠN HẬU ĐẠI DỊCH

Mới đây, trang Geopoliticalmonitor.com của Mỹ vừa đăng tải bài viết phân tích của chuyên gia James Borton, thành viên cấp cao tại Viện chính sách đối ngoại thuộc Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp Johns Hopkins, nhận định về triển vọng lạc quan trong quan hệ thương mại Việt-Mỹ hậu đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia kinh tế và chuyên gia y tế đã bắt đầu “nhen nhóm” lạc quan rằng, đại dịch có thể “rút lui” trong năm 2022 khi các các nước tiếp tục triển khai tiêm chủng. Đây là chỉ dấu tốt cho quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi đại dịch ập đến làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất và dòng chảy thương mại giữa những cựu thù và nay là đối tác toàn diện.

Theo Geopolitical Monitor, 98 triệu dân Việt Nam liên tục nhận được các lợi ích từ xu hướng toàn cầu hóa. Suốt ba thập kỷ qua, thông qua cải cách kinh tế và hội nhập với thị trường thế giới, Việt Nam đã chuyển từ một trong những quốc gia nghèo nhất sang nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề cho bước nhảy vọt này. Thành tựu kinh tế của Việt Nam một phần cũng nhờ số lượng việc làm tạo ra từ thị trường xuất khẩu đang bùng nổ, đặc biệt là với Mỹ.

Đầu tư của Mỹ cũng giúp thúc đẩy động lực kinh tế của đất nước khi Việt Nam lần đầu tiên mở cửa thị trường lao động giá rẻ cho các nhà đầu tư. Trong thập kỷ qua, Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất lớn ở châu Á và nằm trong danh sách 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, theo Geopolitical Monitor.

Hơn nữa, Việt Nam được công nhận rộng rãi là nước xuất khẩu hàng điện tử và may mặc lớn. Với các yếu tố như công nhân có tay nghề cao và chi phí thấp, cơ sở hạ tầng tốt, chính phủ ổn định, chính sách ưu đãi về thuế.

Việt Nam hội đủ những gì mà các công ty đa quốc gia của Mỹ tìm kiếm để đặt địa điểm cho các nhà máy. Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tổng trị giá 77,07 tỷ USD trong năm 2020, trong đó, mặt hàng điện thoại di động đạt 18 tỷ USD và vi mạch tích hợp đạt 15,5 tỷ USD.

Theo Geopolitical Monitor, việc mở rộng thương mại song phương dẫn đến sự gia tăng lớn trong thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Mức thâm hụt tăng lên 56,6 tỷ USD vào năm 2020, trong khi một thập kỷ trước đó, con số này chỉ là 9,4 tỷ USD.

Trước đó, vào năm 2020, Mỹ cáo buộc Việt Nam có các hành vi thương mại không công bằng, trong đó có cáo buộc thao túng tiền tệ. Đến mùa Hè năm 2021, Washington xác định không áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết với Bộ Tài chính Mỹ không thao túng tiền tệ để giành lợi thế xuất khẩu.

Trích dẫn ý kiến của ông Michael Martin, chuyên gia về chính sách thương mại, kinh tế châu Á hiện là thành viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận thấy các cơ hội để cải thiện quan hệ thương mại: “Tôi nhận thấy điểm chung trong việc phát triển khuôn khổ quan hệ thương mại giữa hai quốc gia và trong khu vực, nhằm đưa thương mại quốc tế vượt ra ngoài Hệ thống Bretton-Woods cổ điển trong khi thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Cho dù điều đó được thực hiện thông qua một hiệp định thương mại song phương hay một hiệp định khu vực, hiện trạng dường như không ổn định”.

Theo Geopolitical Monitor, một báo cáo của CSIS xác nhận rằng, Việt Nam được hưởng lợi và đạt mức tăng xuất khẩu mới là 6% trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những thách thức vẫn còn đó.

Việt Nam đã phải vật lộn để giải quyết tình trạng “đóng băng” kéo dài của các trung tâm kinh tế lớn. Theo số liệu của Mỹ, thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt khi tác động của CPTPP và RCEP làm thay đổi dòng chảy thương mại trong khu vực. Hiệp định thương mại song phương (BTA) yêu cầu cập nhật và quá trình đó sẽ phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề song phương còn tồn tại.

Ngoài ra, còn có lựa chọn khởi động một sáng kiến song phương mới bằng cách củng cố Hiệp định khung về Đầu tư thương mại năm 2007 (TIFA) nhằm thiết lập các mục tiêu chung và kích thích sự tham gia thương mại hơn nữa.

Về mối quan hệ kinh tế và an ninh, Việt Nam sẵn sàng nâng cao vị thế với Washington. Các vấn đề phức tạp trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực đang mang lại những triển vọng mới cho việc mở rộng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ.

(Theo Geopolitical Monitor)

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when KIẾM PHONG KIM posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share