bolero trữ tìnk

  • Home
  • bolero trữ tìnk

bolero trữ tìnk Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from bolero trữ tìnk, DJ, .

21/10/2023

🤖 Chào mừng các bạn đã đến với 𝐁𝐞 𝐏𝐚𝐫𝐞 𝐙 - 𝐀 𝐩𝐥𝐚𝐜𝐞 𝐭𝐨 𝐥𝐢𝐬𝐭𝐞𝐧 𝐚𝐧𝐝 𝐮𝐧𝐝𝐞𝐫𝐬𝐭𝐚𝐧𝐝!

🤖 ĐÔI NÉT VỀ DỰ ÁN
”Be-Pare-Z” là dự án cộng đồng được thực hiện bởi các bạn sinh viên trường Đại học Văn Lang. Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ trong gia đình, mang đến những góc nhìn khác nhau trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, “Be-Pare-Z” mang trên vai khát vọng phá vỡ những bức tường ngăn cách mối quan hệ trong gia đình, sự mâu thuẫn giữa mong muốn của con với kì vọng của cha mẹ, giúp hai bên cùng thấu hiểu, hướng tới sự hoà thuận, hợp tác. Dự án “Be-Pare-Z” sẽ tập trung xây dựng một bộ phim ngắn xoay quanh những khúc mắc về giao tiếp giữa bố mẹ và con cái trong gia đình. Bộ phim dựng lên với mong muốn lan tỏa thông điệp tích cực đến với mọi người, giúp cho bố mẹ và con cái có thể xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
Dự án mang tên “Be-Pare-Z” hay “Be parents gen Z” được lồng ghép với paparazzi và pare. Với pare là bóc vỏ, bóc trần và paparazzi là thợ săn ảnh, khi được lồng ghép vào tên dự án với một ý nghĩa rằng săn lùng những khoảnh khắc làm bố mẹ của Gen Z, những điều vụng về ấy cần được bóc trần ra khỏi lớp vỏ hào nhoáng của một thế hệ đầy nhiệt huyết và năng động. Cái tên Be-pare-Z cũng là mong muốn hướng bạn trẻ Gen Z trở thành một ông bố, bà mẹ tốt với đầy đủ kiến thức và nhận thức về một gia đình.

🤖 ĐỐI TƯỢNG
Trong dự án Be pare Z, chúng mình muốn hướng tới các bạn trẻ Gen Z, đặc biệt trong độ tuổi từ 18 đến 22, những người chưa có đủ kiến thức về việc giao tiếp với con cái. Hoặc là những người đã có gia đình, đã có con nhưng vẫn lúng túng trong việc giao tiếp với con trẻ. Ngoài ra, chúng mình còn hướng tới những bạn trẻ muốn tìm kiếm tri thức và lên kế hoạch trong việc giao tiếp những đứa trẻ.

🤖 SỨ MỆNH
Ngày nay, vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã trở thành một trong những đề tài được nhiều người quan tâm và ủng hộ. Sự phát triển của công nghệ đã kéo theo nhiều hậu quả bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp đến sự giao tiếp trong mỗi gia đình. Nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn công việc hay những dự án bên ngoài mà “bỏ quên” hay không để tâm đến con cái, hoặc để những chiếc điện thoại, máy tính trở thành phương tiện thay thế bản thân mình. Điều này đã dẫn đến việc mất đi sự kết nối giữa cha mẹ và con cái.
Nhận thấy vấn đề này, dự án “Be-Pare-Z” được tổ chức để truyền tải thông điệp, kiến thức cho các bậc cha, bậc mẹ trong thời đại số quan tâm hơn đến việc kết nối với con cái. Giúp các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn gen Z trong độ tuổi 18 có thể tiếp nhận và vận dụng kiến thức vào việc nuôi dạy trẻ thơ.

📌 MỤC TIÊU
Giúp cho các bố mẹ Gen Z không còn bỡ ngỡ, đắn đo, bởi những áp lực vì thiếu kinh nghiệm giáo dục trẻ nhỏ. Giúp cho Gen Z có được những phương pháp giáo dục phù hợp, áp dụng được vào việc nuôi dạy con cái, hơn thế Gen Z có thể truyền tải được những thông điệp tích cực từ dự án “Be-Pare-Z” đến với tất cả những người đã, đang hoặc có ý định trở thành bố mẹ trẻ tuổi.
🤖 CON CỦA GEN Z: sẽ hưởng lợi từ các phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục mà Gen Z đã tìm hiểu và ghi nhận thông qua dự án “Be-Pare-Z”. Đứa trẻ sẽ được phát triển lành mạnh, tốt đẹp, có được cuộc sống vui tươi, toàn vẹn từ lối giáo dục đã tiếp thu thông qua dự án “ Be-Pare-Z”. Từ đó, giúp đứa trẻ hình thành nên lối sống tốt, yêu thương và thấu hiểu bố mẹ nhiều hơn, hiểu được cách nuôi dạy con cái của bố mẹ chúng, giúp chúng có thể vận dụng cho tương lai sau này.
🤖 BỐ MẸ CỦA GEN Z: sẽ nhận ra một số cách giáo dục không phù hợp trong quá trình nuôi dạy Gen Z, thông qua dự án “Be-Pare-Z” sẽ giúp bố mẹ, những người lớn tuổi, có thể hiểu được cảm xúc của Gen Z nhiều hơn, họ thấu hiểu nhau hơn, xoá đi khoảng cách thế hệ. Từ đó hình thành cho bố mẹ của Gen Z, những kiến thức để nuôi dạy con cháu một cách phù hợp.

❤️ Chúng mình mong rằng “Be-Pare-Z” sẽ mang đến những thông tin bổ ích, những kiến thức phù hợp, giúp hàn gắn mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình cũng như kéo gần lại khoảng cách giữa các thế hệ. Hãy đồng hành cùng chúng mình trên con đường này nhé!
________________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🤖Fanpage: Be Pare Z
📸Youtube: Be Pare Z
💌 Email: [email protected]

21/10/2023

[GEN Z - THẾ HỆ PHỤ HUYNH TIẾP THEO SẼ GIAO TIẾP VỚI CON NHƯ THẾ NÀO?]
__________________________________________

🤖 Với sự phát triển của công nghệ, con người đã có thể tiếp nhận rộng rãi nền văn minh hiện đại, tiện nghi hơn. Sự phổ quát đó đã đến với mỗi đối tượng ở từng độ tuổi, từng thế hệ, tuy vậy, ở mỗi thế hệ thì cách tiếp xúc lại vô cùng khác nhau.
💫Với Gen Z, là thế hệ trẻ tuổi nên bắt sóng rất nhanh những điều mới mẻ.
💫Với thế hệ lớn tuổi dù ít hay nhiều họ vẫn giữ gìn những nề nếp cũ.
💫Bên cạnh đó, sự đổi mới, sáng tạo của giới trẻ kết hợp với sự phát triển, hiện đại của công nghệ số tương phản với sự nề nếp, truyền thống của thế hệ trước càng khiến khả năng nắm bắt thông tin của đôi bên trở nên khó khăn hơn.

🤖 Không thực sự giao tiếp với bố mẹ, Gen Z có thể sống trong môi trường khi mà mọi thành viên trong gia đình không hiểu nhau, khó bày tỏ, hoà hợp và thấu hiểu, điều này có khả năng khiến Gen Z không biết làm sao để giao tiếp với thế hệ tiếp nối mình, “khoảng cách thế hệ” sẽ một lần nữa lặp lại. Đặc biệt, đối với những bạn trẻ trong độ tuổi 18-22 (2000-2005), vấn đề này lại càng nghiêm trọng hơn, bởi họ chưa thực sự đủ kiến thức, cũng như kinh nghiệm, tài chính để gánh vác, hay thậm chí chưa đủ quan tâm, chưa đủ tâm lý để chuẩn bị hoặc đối mặt với vấn đề này.

🍀Với mong muốn kết nối, thấu hiểu các bạn trẻ Gen Z, Be Pare Z tiến hành thực hiện cuộc khảo sát, nhằm xác định vấn đề mà các bạn thường gặp phải khi giao tiếp với gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3-6. Từ đó, dự án có thể đưa ra những giải pháp cũng như kiến thức để bạn có thể giải quyết vấn đề này.

🤖 Vậy nếu bạn thuộc thế hệ phụ huynh tiếp theo thì đừng chần chừ thực hiện khảo sát dưới đây để Be Pare Z có thể hiểu hơn về những khó khăn, thắc mắc của các bạn và giúp đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với các bạn nhé!

🗒️ LINK KHẢO SÁT: https://docs.google.com/forms/d/1AJzMw-u6SgYurDRftXMg4f_f53MqbYDbGrV6PXcPuRI/viewform

__________________________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🤖Fanpage: Be Pare
📸Youtube: Be Pare Z
💌 Email: [email protected]

21/10/2023

[TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIAO TIẾP VỚI CON]

"Tôi thử nói chuyện với con, nhưng con chỉ trả lời một cách vô tâm."
"Tôi không bao giờ biết chuyện gì diễn ra ở trường, con cái của tôi chưa bao giờ nói gì khác ngoài "bình thường" hay "ổn".

Thật mệt mỏi phải không? Bạn cố gắng nói chuyện với con nhưng tất cả những gì bạn nhận lại chỉ là sự im lặng. Đáng tiếc thay, chúng ta không thể thay đổi những đứa con của mình, nhưng ta có thể thay đổi cách mà ta giao tiếp với chúng!
__________________________________________

Trong mắt những đứa trẻ, bố mẹ chính là người chúng tiếp xúc nhiều và gần gũi nhất, chúng sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với bố mẹ của mình. Thế nhưng, một khi đã lớn, những cuộc trò chuyện giữa chúng và bố mẹ lại thưa thớt dần, thậm chí là không nói chuyện với nhau. Đây là một dấu hiệu khẩn cấp mà nhiều phụ huynh vẫn xem là đương nhiên. Họ không quá quan tâm đến sự thay đổi này của trẻ vì chỉ nghĩ đơn giản đó dấu hiệu của “đứa trẻ đã lớn”, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy.

❓ TẠI SAO KHÔNG NÊN XEM NHẸ VIỆC CON KHÔNG GIAO TIẾP VỚI BỐ MẸ?

Theo các nhà tâm lý học, khi đứa trẻ lớn lên và chúng không còn gì để nói với bố mẹ, không giao tiếp với bố mẹ khi gặp vấn đề là một điều vô cùng đáng tiếc. Bởi vì khi bố mẹ và con cái ít giao tiếp sẽ dẫn đến việc thiếu hiểu biết lẫn nhau, thiếu cảm thông cho nhau, lâu dần sẽ dẫn đến xung đột trong gia đình và trở nên không hạnh phúc.

Do đó, trẻ ngày càng ít nói chuyện với bố mẹ thực chất là một dấu hiệu không tốt, bố mẹ không nên coi nhẹ và cho rằng đó là điều bình thường. Bởi khi trẻ thực sự không còn gì để nói với bố mẹ, sẽ càng rắc rối hơn khi đôi bên chỉ hòa thuận với nhau trong sự ngượng ngùng.

❓ TẠI SAO TRẺ CÀNG LỚN CÀNG ÍT NÓI CHUYỆN VỚI BỐ MẸ?

Khi trẻ còn nhỏ, chúng sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình với bố mẹ, thì tại sao khi chúng lớn lên và chúng lại không muốn nói nhiều hơn? Theo các nghiên cứu và phân tích về tâm lý thì đây là cách nó xảy ra:

1. Giữa bố mẹ và con cái không tồn tại mối quan hệ gắn bó an toàn.

“Quan hệ gắn bó an toàn” thường gặp ở những đứa trẻ được bố mẹ đáp ứng nhu cầu và yêu thương chăm sóc đầy đủ, nhất quán. Trong mối quan hệ đó, đối tượng của con là người con có thể gắn bó, có thể hỗ trợ mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, bố mẹ là một đối tượng lý tưởng như vậy.

Tuy nhiên, trong cuộc sống với những bộn bề lo toan, không ít bậc phụ huynh do quá bận rộn với công việc hay vì một lý do nào đó mà bỏ bê con cái và quên đi trách nhiệm với con. Do đó, họ không mang lại cho con cái đủ sự an toàn và hài lòng để tin tưởng và gắn kết. Dần dần, khi đứa trẻ lớn lên, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa cách. Dù có quan hệ huyết thống nhưng lại mất đi sự thân thiết nên trẻ con mặc nhiên ngại nói chuyện với bố mẹ.

2. Đứa trẻ không nhận được sự lắng nghe và phản hồi mà chúng xứng đáng nhận được từ bố mẹ.

Một số nhà tâm lý học cho rằng trẻ ngại giao tiếp với bố mẹ phần lớn là do bố mẹ không lắng nghe hoặc không đưa ra phản hồi, từ đó làm giảm mong muốn bày tỏ mối quan tâm của trẻ với bố mẹ.

Một số bố mẹ thậm chí còn giao tiếp với con cái với giọng điệu ra lệnh, ép buộc con phải làm theo ý mình, lâu dần việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy việc giao tiếp với bố mẹ là không cần thiết, phiền phức nên ngày càng xa lánh bố mẹ.

3. Trẻ không tin vào bố mẹ và không coi bố mẹ là đối tượng có thể giúp đỡ mình.

Con cái tìm đến bố mẹ để tâm sự, bày tỏ băn khoăn, vấn đề của mình là vừa để tìm kiếm sự giúp đỡ, vừa để tìm thấy sự an ủi trong cảm xúc. Vì vậy, bố mẹ phải có khả năng tiếp nhận cảm xúc của con và giúp con giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, một số bố mẹ lại khiến con mình cảm thấy chúng “không có khả năng” và “yếu đuối”. Kết quả là trẻ sẽ nghĩ rằng “dù mình có nói với bố mẹ thì họ cũng không hiểu” hoặc “dù bố mẹ có hiểu thì mình cũng không thể giải quyết được vấn đề”. Cuối cùng, trẻ chọn cách im lặng và ngày càng ít trao đổi với bố mẹ hơn.

❤️ Như vậy, việc giao tiếp thường xuyên giữa bố mẹ và con cái là rất cần thiết.
❤️ Giao tiếp có thể giúp cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con trở nên thân thiết, dễ dàng giải quyết những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có và tạo nên nhiều hạnh phúc cho nhau.
❤️ Vậy làm thế nào để khiến trẻ có thể trò chuyện nhiều hơn, gần gũi với bố mẹ hơn? Các bạn hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của Be Pare Z nhé!
__________________________________________

Ngoài ra, chúng mình vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát nhằm cho ra những bài viết chất lượng hơn. Vậy nên nếu các bạn quan tâm đến vấn đề giao tiếp trong gia đình, con cái hay chỉ đơn giản muốn ủng hộ dự án của bọn mình, thì hãy nhanh tay tham gia cuộc khảo sát này nhé!

🗒️ LINK KHẢO SÁT: https://bit.ly/khaosatsuynghiGenZ
__________________________________________

Nguồn:
Anh N. T. K. (2021). Trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ? Dấu hiệu đáng tiếc cần quân tâm. Tin Tức Online.
Nicoleschwarz. (2017). 5 Reasons Your Kids Don’t Talk To You. Nicole Schwarz, LMFT.
__________________________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
🤖Fanpage: Be Pare Z
📸Youtube: Be Pare Z
💌 Email: [email protected]

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when bolero trữ tìnk posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Event Planning Service?

Share