Phương Xu - DV Cưới Hỏi tại Bắc Kạn - 0967902855

Phương Xu - DV Cưới Hỏi tại Bắc Kạn - 0967902855 Dịch vụ Hoa và Tráp đẹp

Lễ nạp tàiTheo quan niệm xưa, lễ Nạp tài (lễ Đen) là một thủ tục thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Tuỳ theo phong...
28/12/2022

Lễ nạp tài

Theo quan niệm xưa, lễ Nạp tài (lễ Đen) là một thủ tục thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Tuỳ theo phong tục từng vùng mà nghi lễ này có thể thực hiện trong ngày ăn hỏi hoặc ngày đón dâu, nhưng thông thường tại miền Bắc sẽ được thực hiện vào ngày ăn hỏi.

Nhà trai sẽ chuẩn bị một tráp nạp tài riêng hoặc chuẩn bị thêm một phong bì lễ đen – hay còn gọi là tiền nạp tài, bên cạnh các tráp lễ truyền thống khác. Đây là phong bì mà nhà trai dùng để đóng góp cho nhà gái để chuẩn bị lễ cưới, giá trị của phong bì thì tuỳ điều kiện của từng gia đình.

Có một lưu ý nho nhỏ là đối với các gia đình ở miền Bắc số tiền này sẽ phải là số lẻ, còn với các gia đình ở miền Nam thì số tiền này là số chẵn. Tiền nạp tài sẽ được cho vào phong bì dán chữ Hỷ, có thể để chung vào 1 phong bì hoặc chia ra làm 3 phong bì khác nhau.

_______________
Phương Xu - Dịch vụ Cưới hỏi tại Bắc Kạn
Số 28 đường Bản Áng, tổ 11c Đức Xuân, tp Bắc Kạn
Hotline: 0967902855
Website: https://phuongxu.com


... Chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bầ...
28/09/2022

... Chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần… bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm trưa, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ.

Quê luôn ngọt như vị đường mía ngày xưa anh hay lén má giở nắp hủ lấy ngón tay chấm mút. Cả cái nghèo ngày đó cũng chẳng đến nỗi quắt quay, không có bánh kẹo ngon thì cây trái đã sẵn dành. Không có đồ chơi đẹp nhưng đã có thiên đường đồng bãi cho trẻ con chạy nhảy. Cho đến ngày anh đi khỏi, quê vẫn chưa làm anh tổn thương, hờn giận chút nào.

Nên trong anh còn nguyên vùng ký ức ngọt ngào và đằm thắm, mộng mị và êm đềm...

Nên em vẫn đợi chờ anh, người của mối tình đầu! Đợi anh cho đến ngày chúng ta lên duyên đôi nứa! Để Quê thật trọn vẹn trong em và trong anh!

Yêu anh - Yêu cả Quê anh ...

CHUẨN BỊ GÌ CHO KỲ NGHỈ TRĂNG MẬT          --------🌺-------- PHẦN 1:  Vậy tuần trăng mật là gì? Những điều cặp đôi chuẩn...
25/08/2022

CHUẨN BỊ GÌ CHO KỲ NGHỈ TRĂNG MẬT
--------🌺--------
PHẦN 1: Vậy tuần trăng mật là gì? Những điều cặp đôi chuẩn bị trước khi đi hưởng tuần trăng mật?
❤ Tuần trăng mật là một chuyến du lịch đến một nơi nào đó chỉ có bạn và một nửa của mình, để thoải mái vui chơi sau những ngày mệt mỏi chuẩn bị hôn lễ và nó cũng được xem như là một kỳ nghỉ truyền thống của các cặp vợ chồng mới cưới để chào mừng cuộc sống hôn nhân trong sự thân mật, riêng tư và lãng mạn nhất. Kỳ nghỉ sẽ đem đến cảm xúc tinh khôi ban đầu mới là điều quý giá nhất mà trong suốt chặng đường hôn nhân họ không thể tìm thấy lần thứ 2.
Tuần trăng mật là khoảng thời gian không dài, nhưng đủ để hai bạn tạo dựng những kỉ niệm cùng nhau và để ghi nhớ suốt đời, đây cũng là hành trang để bạn vững bước hơn trên con đường hôn nhân sau này.
❤ Những điều cần chuẩn bị:
✅Tính toán chi phí.
Bạn nên chuẩn bị chúng trước khi đám cưới diễn ra và để riêng ra không đụng chạm đến chúng để không khiến bạn lo lắng thiếu tiền của chuyến đi sau đám cưới.
✅Chọn địa điểm.
Khi tìm địa điểm bạn nên tìm hiểu nơi đó có những đặc trưng gì, có khách sạn nào, nơi vui chơi ra sao, nét văn hóa thế nào,… để có thể chọn cho phù hợp với sở thích của hai bạn.
✅Sở thích và mục đích.
Trong quyết định sẽ chọn nơi nghỉ trăng mật thì sở thích và mục đích của chuyến đi sẽ là quan trọng nhất vì với mỗi địa điểm khác nhau sẽ có thể phù hợp với những sở thích khác nhau.
✅Thời gian.
Không nhất thiết phải đi ngay sau đám cưới mà có thể dời lịch lại 2 – 3 ngày hay 1 tuần để có đủ sức khỏe cho chuyến đi. Với tâm lý thoải mái và sức khỏe đầy đủ thì chuyến nghỉ tuần trăng mật của bạn sẽ được trọn vẹn hơn rất nhiều.
✅Chuẩn bị hành lý
Chúc các bạn có một kỳ nghỉ ngọt ngào và ý nghĩa😘😘.
-----------🌺------------

TIỀN THÁCH CƯỚI LÀ GÌ? TIỀN THÁCH CƯỚI BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?                                                -----------------...
13/08/2022

TIỀN THÁCH CƯỚI LÀ GÌ? TIỀN THÁCH CƯỚI BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

----------------------
✅Tiền thách cưới còn được gọi là lễ đen, dẫn cưới, nạp tài, tiền nát tùy theo vùng miền mà có tên gọi khác nhau.
Tiền thách cưới này sẽ được sử dụng vào ngày đám hỏi, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị các vật phẩm, tráp ăn hỏi đến nhà gái để hỏi cưới cô dâu.
Phong tục này sẽ diễn ra đồng thời cùng với đám hỏi, nhà trai sẽ để phần tiền này trong phong bì đỏ và được mang qua nhà gái cùng với các mâm sính lễ.
----------------------
✅Ngày xưa thì số tiền dẫn cưới này luôn là một gánh nặng đối với những nhà không có điều kiện. Nhưng với ngày nay tùy thuộc vào từng vùng miền, vào từng hoàn cảnh gia đình mà tiền thách cưới sẽ khác nhau:
– Nếu nhà trai có điều kiện, và biết được bên đó sẵn sàng gửi tiền thách cưới nhiều thì cô dâu nên gói gém để hai vợ chồng có vốn làm ăn, mua nhà cửa sau này.
– Nếu nhà trai bình thường và ba mẹ của cô dâu muốn thách cưới thì trung bình số tiền sẽ được thách từ 30 -50 triệu tuỳ từng nơi
– Nếu nhà trai không có điều kiện và ba mẹ của cô dâu cũng không muốn thách cưới thì chỉ cần làm theo phong tục để tượng trưng trong bao thư có thể là dưới 30 triệu.
– Còn nếu hai bạn có thể tự lo cho đám cưới của mình thì còn lo lắng gì nữa khi bạn có thể để vào phong bì đó bất cứ số tiền nào mà bạn muốn: có thể là theo con số kỉ niệm, có thể là theo con số may mắn của hai bạn.
💕Qua bài viết trên, tiền thách cưới sẽ được thách theo quan điểm mỗi nhà, để tránh có sự mâu thuẫn của hai bên thì cô dâu, chú rể nên ngồi lại bàn bạc xem chi tiêu của hai bên gia đình và cho ra số tiền phù hợp nhất.
Chúc các bạn và gia đình có một ngày vui thật trọn vẹn!

-----------🌺-----------

BÀI TRƯỚC CHÚNG MÌNH ĐÃ CHIA SẺ VỀ LỄ DẠM NGÕ GIỜ MÌNH CÙNG CÁC BẠN TÌM HIỂU VỀ LỄ ĂN HỎI NHÉ!  ⏩PHẦN 2.1 : LỄ ĂN HỎI là...
09/08/2022

BÀI TRƯỚC CHÚNG MÌNH ĐÃ CHIA SẺ VỀ LỄ DẠM NGÕ GIỜ MÌNH CÙNG CÁC BẠN TÌM HIỂU VỀ LỄ ĂN HỎI NHÉ!
⏩PHẦN 2.1 : LỄ ĂN HỎI là gì? Thành phần tham dự lễ ăn hỏi, Lễ vật ăn hỏi và ý nghĩa của từng loại.
❤ Lễ ăn hỏi được xem là một nét đẹp văn hóa và là một trong ba nghi thức quan trọng để tiến tới hôn nhân mà tất cả cô dâu, chú rể đều phải trải qua. Đây được xem là một buổi lễ có ý nghĩa cực kỳ to lớn và cũng là một lời chúc phúc cho đôi uyên ương chung sống bên nhau hạnh phúc, trọn đời.
Lễ ăn hỏi hay "đám hỏi" còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt được tổ chức sau lễ dạm ngõ. Đây là thông báo chính thức về việc hứa gả con, chau giữa hai họ và là dấu mốc để đánh dấu chàng trai, cô gái sẽ trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau.
Thời xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước lễ cưới 1 - 2 năm, nó như một lời đính ước của 2 bên gia đình với nhau. Ngày nay, do công việc bận rộn, khoảng cách địa lý và các phần nghi lễ có phần được giản lược nên việc cưới hỏi gần như được tổ chức liền với nhau, chỉ cách 1 - 2 ngày để thuận tiện cho cả 2 bên gia đình.
Chính vì vậy mà trình tự tổ chức và những lễ vật trong buổi lễ ăn hỏi cần được chuẩn bị một cách đầy đủ, trang trọng để thể hiện sự tôn trọng của họ hàng hai bên với nhau.
Theo phong tục cưới hỏi của người Việt thì lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con, cháu gái cho chàng trai. Nếu gia đình bên nhà gái chấp thuận thì sau buổi lễ chàng trai đã chính thức được nhận làm rể của nhà gái và đôi trai gái đã được coi là vợ chồng sắp cưới, chỉ còn đợi đến ngày thành hôn để công bố với họ hàng, bạn bè.
❤Thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Trong nghi lễ ăn hỏi cho dù có nhiều thay đổi song vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc theo đúng phong tục truyền thống. Đặc biệt là thành phần tham gia Lễ ăn hỏi được hai gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng.
✅Nhà trai: Thành phần tham gia lễ ăn hỏi ở nhà trai thường sẽ bao gồm: trưởng đoàn, ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình, bạn bè chú rể và không thể thiếu đó là các bạn phụ bê tráp. Số lượng các bạn bê cháp có thể là 3, 5, 7, 9,.. tùy theo số lượng tráp mà hai họ đã bàn bạc.
✅Nhà gái: Để thể hiện sự tôn trọng với nhà trai thì thành phần bên họ nhà gái cũng sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, vị trường đoàn, cô dâu, họ hàng, bạn bè cô dâu và cả những bạn phụ đỡ tráp ăn hỏi theo số lượng tráp mà nhà trai mang đến.
Lưu ý: Tất cả các bạn nam, nữ phụ đỡ tráp đều phải là những chàng trai, cô gái trẻ và chưa lập gia đình
❤️ Lễ vật ăn hỏi và ý nghĩa của từng loại
Lễ vật ăn hỏi (tráp ăn hỏi) là một trong những thủ tục không thể thiếu trong những buổi lễ đính hôn để nhà trai thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Các cụ ngày xưa có câu "Con gái là con người ta", ý là sau khi cô gái lấy chồng nhà trai sẽ được thêm người còn nhà gái thì ngược lại.
Mặt khác, lễ vật cũng là một phần để biểu thị sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, những lễ vật cần có trong lễ ăn hỏi sẽ gồm:
🌺Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, quả cau cùng lá trầu xanh là biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương.
🌺 Rượu và thuốc lá: Lễ này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cô dâu chú rể đối với ông bà, tổ tiên.
- Hoa quả tươi: Sự ngọt ngào từ lễ vật này như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và con cháu đầy đàn.
🌺 Bánh hỏi: Thường đi đôi với nhau như bánh cốm – bánh phu thê hoặc bánh chưng – bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể.
🌺 Trà và mứt sen: Trà là biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho cho con cái, chính là kết tinh tình yêu của lứa đôi.
Theo phong tục của người Hà Nội truyền thống còn có lợn sữa quay, còn người miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây truyền hoặc bông tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn nhưng lễ vật phải được xếp trong số lẻ của tráp.
-----------🌺-----------

Phần trước chúng mình đã cùng các cô 🍓, chú rể đã tìm hiểu về kế hoạch cưới, giờ các bạn cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn...
06/08/2022

Phần trước chúng mình đã cùng các cô 🍓, chú rể đã tìm hiểu về kế hoạch cưới, giờ các bạn cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới .
Phần 1: LỄ DẠM NGÕ
❤ Lễ dạm ngõ là gì? Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.
Nằm trong chuỗi nghi thức đám cưới truyền thống, cùng với lễ ăn hỏi và lễ đón dâu thì lễ dạm ngõ là một trong ba nghi thức không thể thiếu. Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong… giữa hai bên gia đình, sau đó mới bàn tính đến chuyện hôn nhân của cô dâu và chú rể.
❤ Ý nghĩa của buổi lễ này được hiểu đơn giản như nhà gái đã chính thức có người yêu được hai bên gia đình làm chứng và công nhận, đồng thời xác định mối quan hệ với đối phương, cũng được coi như là đã được đánh dấu với nhau để tránh “vệ tinh” khác tiếp cận.
Theo phong tục của người Việt, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra ở nhà gái. Tuy nhiên không cần nghi thức cầu kỳ nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai.
❤Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ chính là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đôi bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện. Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì cần buổi gặp mặt của cha mẹ hai bên. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.
❤Thời điểm tổ chức dạm ngõ
Thông thường, nhà trai sẽ dặn trước thời gian, ngày giờ cụ thể và số lượng người để đôi bên cùng chuẩn bị chuẩn bị chu đáo, tránh được những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của hai gia đình dành cho nhau.
Thời gian cũng như việc xem ngày giờ không quá khắt khe nhưng một vài gia đình vẫn xem trọng điều này vì vậy họ thường chọn ngày tốt, hoàng đạo để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. Đi dạm ngõ thường từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, cô, chú, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…
❤❤. Sính lễ trong nghi thức dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Sính lễ này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền.
✅Lễ dạm ngõ miền Bắc: Theo phong thủy cơ bản, lễ dạm ngõ miền Bắc thường được phủ vải nhiễu đỏ như tráp quả đám cưới bao gồm cặp trà, rượu, trái cây được bọc giấy kính đỏ và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn. Phần lễ vật tuy đơn giản nhưng nhất định phải có cơi trầu cau vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
✅ Lễ dạm ngõ miền Trung: đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.
✅Lễ dạm của người miền Nam: được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
❤. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?
🌺 Nhà trai cần chuẩn bị gì?
Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.
🌺. Nhà gái cần chuẩn bị gì?
Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Chính vì thế nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, trang trí bày biện lại đồ đạc trong nhà sao cho đẹp mắt và chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất.
Dọn dẹp, cắm hoa bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên, thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ, cô dâu, chú rể sẽ lên thắp hương bàn thờ gia tiên do đó việc trang trí bàn thờ gia tiên là điều không thể bỏ qua.
Nếu gia đình nhà trai ở xa, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm khác, giúp thêm tình gắn kết giữa hai gia đình. Mâm cơm đãi khách không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cũng nên đầy đủ để thể hiện sự hiếu khách của gia đình nhà gái cũng như trổ tài nữ công gia chánh của cô dâu tương lai.
❤️ Nghi lễ dạm ngõ nên mặc gì?
Người tham dự lễ dạm ngõ không nhất thiết phải mặc vest, áo dài mà chỉ cần trang phục lịch sự, kín đáo lịch sự, thoải mái và chỉn chu nhất. Các cặp đôi không cần ăn mặc quá cầu kỳ như ngày ăn hỏi hoặc đón dâu. Cô dâu có thể mặc váy, chú rể mặc quần âu, áo sơ mi đơn giản.
Việc chọn trang phục trong lễ dạm ngõ cũng khá quan trọng vì đó là ấn tượng đầu tiên của hai gia đình với nhau. Đôi bên cần mặc sao cho thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của mình.
❤️Trình tự lễ dạm ngõ truyền thống
- Đúng ngày giờ đã được thống nhất giữa 2 nhà, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành thủ tục lễ dạm ngõ.
- Sau màn chào hỏi, đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu thành phần nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Nhà trai sẽ trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức đi lại tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân sau này.
- Gia đình nhà gái cũng cử ra 1 người làm đại diện để đáp lại lời phát biểu của đại diện nhà trai sẽ đứng dậy cảm ơn, đồng thời giới thiệu thành phần gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này.
- Sau thời gian trò chuyện, cô dâu chú rể tương lai sẽ lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.
- Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi, cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi, lễ ăn hỏi bao nhiêu tráp…xem xem nhà gái thách cưới ra sao, có những yêu cầu gì trong lễ ăn hỏi, lễ cưới để gia đình nhà trai còn chuẩn bị.
- Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu không có điều kiện và thời gian thì nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo chứ không bắt buộc phải thiết đãi cơm.
Kết luận:Trên đây là những chi tiết về ý nghĩa, trình tự, lễ vật trong ngày lễ dạm ngõ cho đôi bạn tân hôn. Để buổi lễ được diễn ra ý nghĩa, long trọng. Thiết nghĩ, đôi bạn cần có sự thỏa thuận thống nhất và rồi thông qua hai gia đình sắp xếp chuẩn bị để có buổi lễ thật ý nghĩa.
-----------🌺-----------

6 BÍ QUYẾT GIÚP CÁC CẶP ĐÔI "XẢ STRESS" TRƯỚC NGÀY ĐÁM CƯỚI.Không ít cặp đôi đã rơi vào căng thẳng khi ngày cưới cận kề....
02/08/2022

6 BÍ QUYẾT GIÚP CÁC CẶP ĐÔI "XẢ STRESS" TRƯỚC NGÀY ĐÁM CƯỚI.
Không ít cặp đôi đã rơi vào căng thẳng khi ngày cưới cận kề. Đừng lo, đây là 6 bí quyết giúp hai bạn giải tỏa lo lâu & trở nên bình tĩnh hơn.
Là ngày trọng đại của cuộc đời, chắc hẳn ai cũng mong muốn lễ cưới của mình sẽ diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến các cặp đôi rơi vào căng thẳng, đặc biệt là những đôi uyên ương quá cầu toàn và chi tiết. Việc lo lắng kéo dài có thể làm bạn mệt mỏi và xuống sắc.
Mọi thứ đều có cách giải quyết. Đây là 6 mẹo giúp các cặp đôi vượt qua căng thẳng, xả stress hiệu quả.
❤Tạm thời tránh xa mạng xã hội
Sau một tuần làm việc căng thẳng, rồi phải lên kế hoạch và ngân sách cho đám cưới, chắc hẳn điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi. Việc hạn chế sử dụng mạng xã hội giúp các cặp đôi “né” được những tin tức không vui vẻ là mấy. Thay vì đó, cả hai có thể dành khoảng thời gian quý báu này để ra ngoài ăn uống, trò chuyện cùng bạn bè hay người thân. Như vậy, bạn đã có thể tránh được nguồn năng lượng tiêu cực và có thời gian thư giãn, thoải mái.
❤Yêu bản thân mình hơn
Sẽ thật tuyệt nếu bạn biết lắng nghe cảm xúc, từ đó để thêm yêu chính mình. Thay vì dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những hạng mục của đám cưới còn đang dang dở, bạn có thể chọn nghe những bản nhạc, xem bộ phim mà mình yêu thích. Việc ngâm mình trong bồn tắm, thả trôi cảm xúc và suy nghĩ cũng là cách thư giãn đấy.
❤Ngủ đủ giấc
Việc thức khuya và thiếu ngủ có thể khiến cảm xúc của bạn không ổn định. Chưa kể ngủ quá trễ còn khiến da trở nên “xấu xí” và dễ nổi mụn hơn nữa. Do đó, bạn cần duy trì thói quen ngủ đủ, dậy đúng giờ để “kích hoạt” sự tươi vui, cũng như giữ lại nguồn năng lượng tích cực cho bản thân. Nàng đã biết cách khoe nhẫn cưới vừa đẹp vừa sang?
❤Trò chuyện với vợ/chồng tương lai
Sự căng thẳng có thể khiến hai bạn không còn kết nối như trước. Việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và mối quan hệ của các cặp đôi.
Cả hai có thể dành ngày cuối tuần để bên nhau thưởng thức những món ngon. Nếu được, bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn lãng mạn để chia sẻ những khó khăn, mệt mỏi của nhau. Nên nhớ rằng, việc cùng nhau những giải quyết những thử thách sẽ giúp hai bạn hiểu và yêu nhau nhiều hơn đấy.
❤Cầu cứu gia đình hoặc bạn bè
Chuẩn bị đám cưới chưa bao giờ dễ dàng. Do đó, nếu gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ, hãy cầu cứu gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Họ là những người đáng tin cậy, có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích để giải quyết vấn đề suôn sẻ hơn.
❤Nuông chiều bản thân
Đây là giai đoạn mà bạn cần thả lỏng bản thân, không nên quá khắt khe với chính mình. Hãy message, chăm sóc da mặt, làm móng,… Nếu những hoạt động này có thể khiến bạn vui hơn thì cứ thoải mái tận hưởng. Nuông chiều bản thân là phương pháp giải toả căng thẳng tuyệt vời đấy!
Hãy áp dụng những bí quyết trên để đẩy lùi stress trước thềm đám cưới nhé!
-----------🌺-----------
📲 Hotline: 0967902855

PHẦN 2:💕 Kế hoạch cưới chi tiết từ A-Z mà cô dâu chú rể nào cũng cần.-----------🌺----------❤🍀Gợi ý lên kế hoạch cưới chi...
25/07/2022

PHẦN 2:💕 Kế hoạch cưới chi tiết từ A-Z mà cô dâu chú rể nào cũng cần.
-----------🌺----------
❤🍀Gợi ý lên kế hoạch cưới chi tiết theo trình tự thủ tục cưới hỏi truyền thống

❤. Kế hoạch chuẩn bị cho lễ dạm ngõ

Đây là kế hoạch cưới bước 1 ở trên mà Phương Chi đã nêu. Lễ dạm ngõ đơn giản chỉ là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình để bàn về việc cưới hỏi của cặp đôi, thống nhất về ngày giờ và lễ vật của ngày ăn hỏi và ngày cưới. Vì vậy trong buổi lễ này các cặp đôi không cần chuẩn bị gì nhiều: nhà gái sẽ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ để đón nhà trai, nhà trai sẽ chuẩn bị một sính lễ nhỏ tùy phong tục từng vùng miền, thường là trầu cau và bánh kẹo, hoa quả.
Cô dâu có thể tìm hiểu thêm về lễ dạm ngõ tại: Tìm hiểu về Lễ dạm ngõ và nghi thức đầy đủ của lễ dạm ngõ theo phong tục Việt Nam

❤. Kế hoạch chuẩn bị cho lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi thường sẽ tổ chức bên nhà gái, nên các cô dâu lưu ý chuẩn bị để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và suôn sẻ. Thông thường chuẩn bị cho đám hỏi cần được thực hiện trước 1-2 tháng. Trong trường hợp lễ ăn hỏi và lễ cưới cách xa ngày nhau thì các bạn sẽ phải chuẩn bị cho đám hỏi đầy đủ theo các công việc dưới đây:
Công việc chuẩn bị của nhà trai:
– Lên danh sách người tham dự lễ ăn hỏi
– Thống nhất thời gian tới nhà gái
– Thuê xe ô tô
– Tìm hiểu và đặt tráp ăn hỏi
– Tìm người bê tráp
– Chuẩn bị vest hoặc áo dài ăn hỏi chú rể

Công việc chuẩn bị của nhà gái:
– Lên danh sách khách mời đám hỏi
– Đặt thuê phông rạp, bàn ghế, cốc chén cho lễ ăn hỏi
– Chọn hoa tươi trang trí
– Chọn phong cách trang trí bàn thờ gia tiên
– Chuẩn bị tiệc trà cho lễ ăn hỏi (bánh kẹo, hoa quả, trà..)
– Tìm người đỡ tráp
– Thuê áo dài cho đội đỡ tráp
– Chuẩn bị bao lì xì đỏ cho hai đội bê tráp và đỡ tráp
– Thuê người chụp ảnh phóng sự ăn hỏi (có thể nhờ người nhà, bạn bè biết chụp ảnh và có máy ảnh để tiết kiệm chi phí)
– Chuẩn bị áo dài ăn hỏi và trang điểm cô dâu
– Chuẩn bị áo dài ăn hỏi và trang điểm cho mẹ cô dâu (hoặc người nhà tự trang điểm)
– Phân công người đón khách, tiếp trà nước.
– Mâm cơm thân mật (nếu nhà trai ở xa, nên thống nhất trước giữa hai nhà)
Trong trường hợp lễ ăn hỏi trước ngày cưới 1 ngày hoặc kết hợp luôn trong ngày cưới, thì công việc chuẩn bị cho nhà gái sẽ bớt đi một số phần việc liên quan tới trang trí phông rạp và trang trí gia tiên (do hạng mục này trong ngày cưới đã có)
Các cô dâu chú rể cũng nên tìm hiểu trước về nghi thức lễ ăn hỏi truyền thống để chuẩn bị được chu đáo nhất.

❤ Kế hoạch chuẩn bị cho ngày cưới

Ngày cưới là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình cưới hỏi truyền thống, vì vậy mọi sự chuẩn bị cần được lên kế hoạch rõ ràng và sớm nhất có thể, thường bắt đầu chuẩn bị từ thời điểm 6-9 tháng trước ngày cưới và cố gắng hoàn thiện tất cả tới 2 tuần trước khi cưới.
6-9 tháng trước khi cưới:
– Lập ngân sách cần chi tiêu
– Lên danh sách khách mời
– Tìm kiếm địa điểm tổ chức đám cưới (sau khi đã chốt danh sách khách mời)
– Xây dựng và đặt thực đơn tiệc cưới
– Lựa chọn phong cách tổ chức đám cưới dựa trên sở thích và ngân sách cưới
– Chọn studio, địa điểm chụp ảnh và đặt lịch chụp ảnh cưới
– Khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Trong giai đoạn này, nếu tính chất công việc bận rộn và không thể tự lo hết mọi việc trong đám cưới, các cô dâu chú rể có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc tìm thuê wedding planner.
4 tháng trước ngày cưới
– Chọn mẫu, thử và đặt thuê váy cưới. Nếu cô dâu chú rể có ý định may áo dài ăn hỏi hoặc váy cưới/vest cưới thì đây là thời điểm phù hợp để lựa chọn mẫu và đặt lịch may đo.
– Thuê/đặt may trang phục cho ba mẹ cô dâu và ba mẹ chú rể. Tìm mua phụ kiện cưới: giày cưới, voan, hoa cài đầu, trang sức cưới...
– Chụp ảnh cưới
– Lựa chọn mẫu thiệp mời
– Mua sắm đồ đạc cho phòng tân hôn
– Chọn địa điểm đi nghỉ tuần trăng mật, đặt vé, khách sạn sớm để có giá tốt nhất.
2 tháng trước ngày cưới:
– Chuẩn bị cho lễ ăn hỏi (theo kế hoạch chuẩn bị cho lễ ăn hỏi đã nêu ở trên)
– Lựa chọn chuyên viên trang điểm cô dâu và thử trước phong cách trang điểm cũng như thay đổi kiểu tóc phù hợp cho ngày cưới
– Mua nhẫn cưới
– Viết thiệp cưới
– Hoàn thiện album ảnh cưới, chọn ảnh phóng để trưng bày trong ngày cưới
– Đặt thuê xe hoa, xe đưa đón gia đình ngày cưới
– Thuê thợ chụp ảnh phóng sự đám cưới
– Tiến hành làm lễ ăn hỏi
xay-dung-ke-hoach-cuoi-chi-tiet-chi-voi-3-buoc-2
1 tháng trước ngày cưới
– Gửi thiệp cưới tới khách mời
– Sắp xếp công việc và lịch nghỉ phép với cơ quan, nơi làm việc
– Đặt hoa cưới cầm tay
– Chọn hoa trang trí, đặt bánh cưới và mua các phụ kiện trang trí cần thiết.
– Chuẩn bị hộp đựng tiền mừng và người phụ trách trông coi
– Làm thủ tục đăng ký kết hôn.
– Chuẩn bị tiệc trà, bánh kẹo tiếp khách tại đám cưới.
– Phân công người đón tiếp khách.
– Thử lại váy cưới đã thuê hoặc đã đặt may để kịp thời chỉnh sửa trước ngày cưới
– Tìm phù dâu, phù rể
– Chọn âm nhạc cho tiệc cưới
– Làm việc với wedding planner và MC trong lễ cưới để thống nhất về kế hoạch, kịch bản chi tiết của ngày cưới
– Kiểm tra, thống nhất lại lần cuối cùng với nhà hàng tiệc cưới về số lượng khách, thực đơn, không gian tiệc và trang trí (nếu có)
Cô dâu chú rể hãy nắm vững các nghi thức cần thiết trong lễ cưới truyền thống để đám cưới diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Kết luận:Lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới là bước quan trọng không thể thiếu, mặc dù để lên được một bản kế hoạch trọn vẹn ngay từ đầu là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, để bản thân được thư giãn, thoải mái và có thể tận hưởng được hết cảm giác hạnh phúc trong ngày trọng đại, hãy lên kế hoạch sớm nhất có thể theo những gợi ý cụ thể mà chúng tôi đã tổng hợp lại bên trên. Với kinh nghiệm điều hành, quản lý một cộng đồng các cô dâu sắp cưới lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị một đám cưới trọng đại. Hy vọng với bài viết này, Hoicodau đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình lên kế hoạch cưới chi tiết.

Chúc bạn có một đám cưới đẹp như trong mơ!
-----------🌺-----------
📲 Hotline: 0967902855

PHẦN 1: Kế hoạch cưới chi tiết từ A-Z mà cô dâu chú rể nào cũng cần.-----------🌺----------Trong bài viết này, Phương Chi...
25/07/2022

PHẦN 1: Kế hoạch cưới chi tiết từ A-Z mà cô dâu chú rể nào cũng cần.
-----------🌺----------
Trong bài viết này, Phương Chi đã tổng hợp lại những thông tin cần thiết cho các cô dâu chú rể có thể nắm được những công việc để chuẩn bị một đám cưới trọng đại. Chúng tôi tin rằng chỉ cần lên kế hoạch cưới chi tiết ngay từ sớm thì các cặp đôi sẽ không phải lo lắng về ngày cưới của mình nữa, chỉ cần thoải mái trở thành cô dâu chú rể hạnh phúc nhất mà thôi!

❤Xây dựng kế hoạch cưới bằng 3 bước:

🍀 Bước 1: Kế hoạch gặp mặt hai bên gia đình.

Trong thời gian hai bạn hẹn hò yêu đương chắc chắn gia đình hai bên cũng đã tìm hiểu về nhau rồi. Tuy nhiên cưới xin là việc trọng đại, hai gia đình vẫn cần một ngày gặp gỡ để cùng bàn bạc, thống nhất về những nội dung cưới hỏi quan trọng:
- Nhà trai chính thức đặt vấn đề về việc tổ chức đám cưới cho đôi trẻ với nhà gái.
- Thống nhất về hình thức tổ chức đám cưới
- Thống nhất về chọn ngày giờ tổ chức đám cưới
- Thống nhất về sính lễ cưới, số lượng mâm quả ăn hỏi, chi phí, phân công công việc cơ bản.

🍀Bước 2: Xác định các nội dung chuẩn bị cơ bản.

Sau khi hai bên gia đình bàn bạc và thống nhất những nội dung chính liên quan tới nghi thức cưới hỏi truyền thống, mọi việc chuẩn bị còn lại sẽ do các cặp đôi tự lên kế hoạch và chuẩn bị. Lúc này, cô dâu chú rể cần ngồi lại để cùng tìm hiểu, bàn bạc và quyết định những vấn đề cơ bản liên quan tới lễ cưới bao gồm:
- Ngân sách dành cho việc chuẩn bị cưới hỏi
- Địa điểm tổ chức tiệc cưới (Tại gia hay thuê sảnh cưới, thực đơn tiệc...)
- Dịch vụ tổ chức đám cưới, trang trí gia tiên, trang trí đám cưới, sính lễ ăn hỏi..
- Chụp ảnh cưới, chụp ảnh phóng sự đám hỏi, phóng sự ngày cưới.
- Dịch vụ cho thuê/may áo cưới, vest cưới, trang điểm cô dâu, làm tóc...
- Thiết kế và in thiệp mời cưới (nên làm sau khi đã chốt được danh sách khách mời và chọn được địa điểm tổ chức cưới)

🍀Bước 3: Lên chi tiết cụ thể cho các nội dung cưới chính.

Để hoàn thiện kế hoạch cưới, từ những nội dung cưới cơ bản đã xác định được ở bước 2, bạn cần liệt kê chi tiết các công việc cần cho làm cho mỗi nội dung, cụ thể như sau:
Ví dụ để tìm được địa điểm tổ chức tiệc cưới phù hợp, bạn cần:
Lên danh sách khách mời, có số lượng cụ thể mới quyết định được không gian tiệc như thế nào.

Phần tiếp theo mình chia sẻ chi tiết hơn các bạn nhớ bấm theo dõi trang nhé!
-----------🌺-----------
📲 Hotline: 0967902855

Cưới thôi nào Dâu Rể ơi. 🎀😍😍       # : 𝐓𝐑𝐎̣𝐍 𝐆𝐎́𝐈 - 𝐓𝐑𝐎̣𝐍 𝐍𝐈ỀM TIN𝐇𝐀𝐏𝐏𝐘 𝐖𝐄𝐃𝐃𝐈𝐍𝐆🍀 Các dịch vụ trọn gói đầy đủ 🎀 tráp ăn h...
25/07/2022

Cưới thôi nào Dâu Rể ơi. 🎀😍😍

# : 𝐓𝐑𝐎̣𝐍 𝐆𝐎́𝐈 - 𝐓𝐑𝐎̣𝐍 𝐍𝐈ỀM TIN
𝐇𝐀𝐏𝐏𝐘 𝐖𝐄𝐃𝐃𝐈𝐍𝐆

🍀 Các dịch vụ trọn gói đầy đủ
🎀 tráp ăn hỏi
🎀 Dạm ngõ
🎀 xe hoa
🎀 Rạp cưới

-----

12/01/2022

Ace vote giúp em 1 phiếu

Rồng Phượng giá siêu rẻ ưu đãi mùa dịch.
06/01/2022

Rồng Phượng giá siêu rẻ ưu đãi mùa dịch.

3 lễ trả khách 😍😍
30/12/2021

3 lễ trả khách 😍😍

1 chiếc dạm ngõ cho khách 😃😃
13/12/2021

1 chiếc dạm ngõ cho khách 😃😃

5 lễ giao khách 😍😍❇️ Cưới hỏi trọn gói❇️ tráp hiện đại _ truyền thống❇️ Hoa cầm tay Cô Dâu❇️ Đội bê tráp chuyên nghiệp ☎...
29/11/2021

5 lễ giao khách 😍😍

❇️ Cưới hỏi trọn gói
❇️ tráp hiện đại _ truyền thống
❇️ Hoa cầm tay Cô Dâu
❇️ Đội bê tráp chuyên nghiệp
☎️ 0️⃣9️⃣7️⃣2️⃣6️⃣9️⃣9️⃣4️⃣3️⃣1️⃣

👉🏻 ưu đãi  ☘️❤️❤️❤️🌺Trọn gói lễ Dạm ngõ -Lễ ăn hỏi👉🏻Lễ ăn hỏi 5 tráp truyền thống và hiện đại 👉🏻Lễ ăn hỏi 7 tráp truyền ...
26/11/2021

👉🏻 ưu đãi
☘️❤️❤️❤️
🌺Trọn gói lễ Dạm ngõ -Lễ ăn hỏi
👉🏻Lễ ăn hỏi 5 tráp truyền thống và hiện đại
👉🏻Lễ ăn hỏi 7 tráp truyền thống và hiện đại
👉🏻Lễ ăn hỏi 9 tráp truyền thống và hiện đại
👉🏻Lễ ăn hỏi 11 tráp hiện đại
🌼Rất nhiều bộ lễ tráp và hoa tươi theo yêu cầu
👨‍❤️‍👨Nhận ngay ưu đãi đặc biệt khi đặt tráp lễ
🎁Tặng 👉🏻2 pháo kim tuyến cho khách đăt 5-7 tráp ( hoặc 1 hoa cô dâu cầm tay )
👉🏻5 lì xì nhỏ,1 lì xì to,3 chữ hỉ to
👫Ngoài ra chúng tôi còn có các dịch vụ:
🌹Trang trí xe hoa-hoa cô dâu
🌹 Rạp cưới
🌹Trang trí phòng cưới
🌹Dịch vụ bê tráp chuyên nghiệp
❤️❤️❤️
�☎️Hotline -Zalo : 0972.699.431

18/11/2021

Cô Dâu tinh tế quá phải không ạ

18/11/2021

Address

455 Đường Kontum (Đối Diện Cổng Bến Xe)
Bac Kan
110000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phương Xu - DV Cưới Hỏi tại Bắc Kạn - 0967902855 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phương Xu - DV Cưới Hỏi tại Bắc Kạn - 0967902855:

Videos

Share

Nearby event planning services