Hội cô dâu sắp cưới - chia sẻ kinh nghiệm cưới hỏi sự kiện tại Hải Phòng

  • Home
  • Vietnam
  • Hai Phong
  • Hội cô dâu sắp cưới - chia sẻ kinh nghiệm cưới hỏi sự kiện tại Hải Phòng

Hội cô dâu sắp cưới - chia sẻ kinh nghiệm cưới hỏi sự kiện tại Hải Phòng nơi chia sẻ kinh nghiệm cưới hỏi và sự kiện tại Hải Phòng. quảng cáo liên hệ page này
(7)

𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐮̣𝐜 𝐥𝐞̣̂ đ𝐚́𝐦 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐇𝐨𝐚 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦1. Phong tục cưới hỏi của người HoaTheo trình tự đám cưới củ...
10/01/2024

𝐂𝐚́𝐜 𝐭𝐮̣𝐜 𝐥𝐞̣̂ đ𝐚́𝐦 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐇𝐨𝐚 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
1. Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Theo trình tự đám cưới của người Việt thì hôn lễ thường tiến hành qua 6 lễ chính, tức là “Lục Lễ”. Đó chính là:
– 1 – Lễ nạp thái – là lễ dạm hỏi, hỏi vợ hay còn gọi là lễ chạm ngõ.
– 2 – Lễ vấn danh – tìm hiểu tên tuổi và ngày tháng năm sinh của cô dâu.
– 3 – Lễ nạp cát – bói tìm xem ngày tốt để cưới.
– 4 – Lễ thỉnh kỳ – xác định ngày cưới, báo đã chọn được ngày lành tháng tốt.
– 5 – Lễ nạp tệ – là mua sắm các lễ vật cưới và mang sính lễ cưới sang nhà gái
– 6 – Lễ thân nghênh. – đón cô dâu về nhà chồng
Còn theo trình tự đám cưới của Người Hoa. Phong tục trải qua 4 bước như sau:
– 1 – Lễ Thuyết Thân – 說 親. Lễ này còn có tên khác là lễ sang nhà, lễ xem mắt hoặc là đám nói trong Tiếng Việt. Nó cũng giống như lễ dạm ngõ của người Việt.
– 2 – Coi bói chọn ngày lành, giờ tốt 睇日 (Lễ này được xem là sự kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh kỳ).
– 3 – Lễ Đính Hôn (訂婚) tức là Qua Đại Lễ – 過大禮. Đây là lễ ăn hỏi mà chúng ta vẫn thường biết.
– 4 – Lễ nghênh thân (迎親): Lễ này chính thức nhận người con gái về làm dâu. Lúc này người con gái đã trở thành người thân trong gia đình. Nó còn được gọi là lễ đón dâu hay Lễ cưới.
2. Lễ cưới của người Hoa ở Việt Nam
Ngày nay, theo phong tục cưới hỏi của người hoa ở Việt Nam được tổ chức giản tiện hơn nhưng không kém phần trọng thể. Việc cử hành hôn lễ được tổ chức phù hợp với kinh tế gia đình, không câu nệ về hình thức nhưng vẫn đảm bảo được các nghi thức trọng yếu và vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Hoa trong sự giao thoa văn hóa với Việt Nam.
Lễ cưới của người Hoa thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới. Trong đám cưới cổ truyền, cô dâu mặc xiêm áo màu hồng bằng gấm thêu. Cô dâu bới tóc và được thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Còn Chú rể sẽ mặc xiêm áo bằng gấm hồng thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí và trên ngực cài bông hoa to màu đỏ.
Sính lễ truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Hoa và người Quảng Đông
Bánh cưới, heo quay, hải vị, một cặp gà, rượu, trà, trái cây, trầu cau, đôi nến long phụng là những vật không thể thiếu trong đám hỏi của người Hoa và người Quảng Đông.
Trong đó bánh cưới thường gồm: bánh long phụng, bánh bông lan, bánh lột da màu đỏ, bánh lột da màu vàng, bánh hạnh nhân, bánh da trứng. Ngoài ra, nhà trai còn phải chuẩn bị một hộp đựng trang sức và tiền lễ cho nhà gái.
Nhà gái khi nhận được lễ vật không được nhận hết, mỗi mâm quả phải hồi lại một ít cho đàn trai, heo quay thì gửi lại phần đầu và phần đuôi, đặc biệt là trầu cau nhà gái chỉ được nhận 1 trái, tất cả phần còn lại đều phải hồi về nhà trai, ý nghĩa là từ đầu đến đuôi chỉ có duy nhất một lang quân.
Riêng phần lễ vật nhà gái chuẩn bị cho đàn trai thường bao gồm: 2 củ sen, 2 trái lựu, quần tây, bóp, dây nịch, bánh chiên phồng, bánh đại phát và bánh xếp ngọt.
3. Thủ tục cưới của người Hoa
Tục chải tóc:
1 chải tới đuôi (nghĩa là tình duyên không đứt đoạn) 2 chải răng long đầu bạc 3 chải con cháu đầy nhà
Tục phá cửa:
Nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một số hình phạt của bạn cô dâu đưa ra. Hoặc, nếu phá được cửa thì vào thẳng luôn), chú rể mới được vô rước dâu.
Tục rước dâu:
Bước chân vào nhà gái là chú rể và ông mai sẽ đi trước. Bên nhà gái sẽ cử một bé trai hoặc một bé gái đứng trước cửa bưng một mâm đựng hai cốc trà để mời ông mai và chú rể. Chú rể uống trà, cảm ơn bé trai (hoặc bé gái) bằng cách trao phong bao đỏ đã chuẩn bị sẵn. Đám rước dâu đi theo một lộ trình không được lập lại, tức là khi về phải đi con đường khác không quay về con đường lúc đi.
Số người đi đón dâu là số lẻ để khi đón cô dâu về thành số chẵn. Lễ phục, áo cưới, giày đều có màu đỏ để đại diện cho sự may mắn; ngoài ra đều phải là đồ mới và tránh có túi, vì người ta cho rằng lễ phục có túi thì sẽ đem may mắn của nhà gái đi. Sau khi đến nhà chồng, cô dâu phải bước qua chậu lửa trong sân để xóa bỏ những điều xui xẻo.
Tục bái đường:
Nhất bái thiên địa (lạy tạ trời đất), Nhị bái cao đường (lạy tạ cha mẹ), Phu thê giao bái (vợ chồng lạy tạ nhau).
Lễ động phòng:
Trước khi động phòng, cô dâu và chú rể cùng nhau uống rượu giao bôi, và cắt một nhúm tóc của nhau, sau đó để lẫn với nhau cất đi làm tín vật, đây chính là bằng chứng của việc hai người đã trở thành phu thê kết tóc se tơ (结发妻子). Bà mai sẽ mang chè trôi nước: “Ăn trôi nước sanh con, sanh cháu sanh tài, giờ tốt ngày tốt cô dâu tốt”, sau đó cô dâu chú rể mỗi người ăn một viên
St

𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐥𝐞̂̃ 𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐮̣𝐜 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐡𝐨̉𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 !Trong phong tục cưới hỏi truyền thốn...
10/01/2024

𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐥𝐞̂̃ 𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̉𝐢 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐮̣𝐜 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐡𝐨̉𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 !

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt ta, lễ ăn hỏi được xem là một nét đẹp văn hóa và là một trong ba nghi thức quan trọng để tiến tới hôn nhân mà tất cả cô dâu, chú rể đều phải trải qua. Đây được xem là một buổi lễ có ý nghĩa cực kỳ to lớn và cũng là một lời chúc phúc cho đôi uyên ương chung sống bên nhau hạnh phúc, trọn đời.

Để giúp các đôi uyên ương chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ trọng đại này, Hoicodau sẽ chia sẻ các thông tin về lễ ăn hỏi trong phong tục cưới hỏi Việt Nam và giải đáp một số thắc mắc xoay quanh việc tổ chức lễ ăn hỏi. Hãy cùng theo dõi!

1. Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới hỏi của người Việt
Lễ ăn hỏi hay "đám hỏi" còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt được tổ chức sau lễ dạm ngõ. Đây là thông báo chính thức về việc hứa gả con, chau giữa hai họ và là dấu mốc để đánh dấu chàng trai, cô gái sẽ trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau.

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt thì lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con, cháu gái cho chàng trai. Nếu gia đình bên nhà gái chấp thuận thì sau buổi lễ chàng trai đã chính thức được nhận làm rể của nhà gái và đôi trai gái đã được coi là vợ chồng sắp cưới, chỉ còn đợi đến ngày thành hôn để công bố với họ hàng, bạn bè.
Thời xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước lễ cưới 1 - 2 năm, nó như một lời đính ước của 2 bên gia đình với nhau. Ngày nay, do công việc bận rộn, khoảng cách địa lý và các phần nghi lễ có phần được giản lược nên việc cưới hỏi gần như được tổ chức liền với nhau, chỉ cách 1 - 2 ngày để thuận tiện cho cả 2 bên gia đình.

Chính vì vậy mà trình tự tổ chức và những lễ vật trong buổi lễ ăn hỏi cần được chuẩn bị một cách đầy đủ, trang trọng để thể hiện sự tôn trọng của họ hàng hai bên với nhau.

2. Thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Trong nghi lễ ăn hỏi cho dù có nhiều thay đổi song vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc theo đúng phong tục truyền thống. Đặc biệt là thành phần tham gia Lễ ăn hỏi được hai gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nhà trai: Thành phần tham gia lễ ăn hỏi ở nhà trai thường sẽ bao gồm: trưởng đoàn, ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình, bạn bè chú rể và không thể thiếu đó là các bạn phụ bê tráp. Số lượng các bạn bê cháp có thể là 3, 5, 7, 9,.. tùy theo số lượng tráp mà hai họ đã bàn bạc.

Nhà gái: Để thể hiện sự tôn trọng với nhà trai thì thành phần bên họ nhà gái cũng sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, vị trường đoàn, cô dâu, họ hàng, bạn bè cô dâu và cả những bạn phụ đỡ tráp ăn hỏi theo số lượng tráp mà nhà trai mang đến.

Lưu ý: Tất cả các bạn nam, nữ phụ đỡ tráp đều phải là những chàng trai, cô gái trẻ và chưa lập gia đình.
3. Lễ vật ăn hỏi và ý nghĩa của từng loại
Lễ vật ăn hỏi (tráp ăn hỏi) là một trong những thủ tục không thể thiếu trong những buổi lễ đính hôn để nhà trai thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Các cụ ngày xưa có câu "Con gái là con người ta", ý là sau khi cô gái lấy chồng nhà trai sẽ được thêm người còn nhà gái thì ngược lại.

Mặt khác, lễ vật cũng là một phần để biểu thị sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, những lễ vật cần có trong lễ ăn hỏi sẽ gồm:

- Trầu cau: Lễ vật đầu tiên và quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, quả cau cùng lá trầu xanh là biểu tượng cho tình yêu sắt son mặn nồng của đôi uyên ương.

- Rượu và thuốc lá: Lễ này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, thành kính của cô dâu chú rể đối với ông bà, tổ tiên.

- Hoa quả tươi: Sự ngọt ngào từ lễ vật này như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và con cháu đầy đàn.

- Bánh hỏi: Thường đi đôi với nhau như bánh cốm – bánh phu thê hoặc bánh chưng – bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành nhằm thể hiện sự sắt son của cô dâu xứng cùng sự mạnh mẽ của chú rể.

- Trà và mứt sen: Trà là biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho cho con cái, chính là kết tinh tình yêu của lứa đôi.

Theo phong tục của người Hà Nội truyền thống còn có lợn sữa quay, còn người miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây truyền hoặc bông tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn nhưng lễ vật phải được xếp trong số lẻ của tráp.
4. Trình tự diễn ra buổi lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

4.1. Chào hỏi và trao lễ vật giữa hai gia đình

Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan khác. Thông thường, nhà trai sẽ đi xem ngày, giờ đẹp để tổ chức lễ ăn hỏi và thông báo cho nhà gái biết để chuẩn bị đón tiếp.

Theo phong tục từ xa xưa, "đi hơn về kém" có nghĩa nhà trai sẽ bắt đầu khởi hành lúc giờ tốt đã được vài phút và từ nhà gái ra về trước vài phút trong khung giờ tốt đã định. Nếu về kém trong khung giờ xấu sẽ không có ý nghĩa. Vì vậy thời gian cần được xem xét rất kỹ lưỡng để đám cưới của đôi uyên ương được thành công tốt đẹp nhất

Khi tới nhà gái, sau khi hai gia đình chào hỏi nhau, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà. Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.
4.2. Quy trình nói chuyện của hai gia đình

Giới thiệu thành phần tham dự

Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình tham dự buổi lễ ăn hỏi.

Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do đến để hỏi cưới cô dâu cho chú rể và giới thiệu về các mâm quả (tráp) mà nhà trai mang đến. Đại diện họ nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn và chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Tiếp theo, cả hai g*i đình sẽ cùng nhau trò chuyện, mời nước và bàn bạc về đám cưới cho đôi uyên ương.

Cô dâu, chú rể ra mắt hai gia đình

Sau khi nhận tráp của họ nhà trai, chú rể và cô dâu sẽ cùng nhau đi chào hỏi, rót nước mời các vị đại diện hai họ và bạn bè cô dâu, bạn bè chú rể

Thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái

Sau khi cô dâu ra mắt họ nhà trai, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái để chú rể ra mắt ông bà, tổ tiên và cầu mong tổ tiên "phù hộ độ trì" cho mọi công việc được diễn ra suôn sẻ.
4.3. Nhà gái lại quả cho nhà trai

Sau khi buổi lễ chuẩn bị kết thúc, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp, đây là sự đáp lại chân thành của nhà gái đối với nhà trai. Và kể từ khi đáp lại quả xong thì đôi trai gái đã trở thành vợ chồng sắp cưới và có thể gọi "bố - mẹ" đối với hai bên gia đình.

Khi chia đồ lại quả, tuyệt đối không dùng dao kéo mà phải xe bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn. Khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại.

Sau buổi lễ nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật nếu khoảng cách hai gia đình xa. Tuy nhiên việc này thường phải được thống nhất trước để nhà gái có kế hoạch chuẩn bị chu đáo hơn.

5. Ý nghĩa của buổi lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là nghi thức thể hiện nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của người Việt, là buổi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả con cháu giữa hai họ, là giai đoạn xác định mối quan hệ của đôi trai gái. cô gái chính thức trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai.

Bên cạnh đó, lễ ăn hỏi có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai.

Vì vậy, lễ ăn hỏi được xem là một buổi lễ có ý nghĩa cực kỳ to lớn và cũng là một lời chúc phúc cho đôi uyên ương chung sống bên nhau hạnh phúc, trọn đời.
6. Một số thắc mắc về lễ ăn hỏi
Có gộp chung lễ ăn hỏi với lễ cưới cùng 1 ngày được không?

Nếu khoảng cách giữa nhà trai và nhà gái quá xa và gây khó khăn trong việc di chuyển, hai bạn hoàn toàn có thể gộp chung lễ cưới và lễ hỏi vào chung một ngày. Cách làm này vừa có thể tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí.

Nhà vừa có tang xong có nên tổ chức lễ ăn hỏi không?

Theo quan niệm ngày xưa, nhà có tang cần phải kiêng kị mọi cuộc vui, kể cả đám hỏi, đám cưới. Nếu là anh em ruột thịt thì phải hoãn lại ít nhất một năm mới tiến hành hỷ sự. Nếu là bố mẹ ruột thì phải đợi đến 3 năm sau. Rất nhiều cặp đôi đã quyết định “cưới chạy tang” khi trong nhà có người ốm sắp mất. Các lễ cưới chạy tang chỉ nên tổ chức nhanh chóng, đơn giản, tránh phô trương, linh đình.

Bưng tráp số chẵn có sao không?

Bưng tráp số chẵn hay số lẻ sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền. Miền Bắc thường quan niệm số lẻ sẽ mang lại sự may mắn, vì vậy số tráp sẽ thường là 5, 7, 9, 11. Ngược lại, người miền Nam thường ưa thích các con số chẵn, do đó các con số như 6, 8, 10 là lựa chọn phù hợp.

Có nên làm đám hỏi trong tháng 7 âm lịch?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng “cô hồn”, làm lễ hỏi vào thời gian này sẽ không mang lại may mắn cho vợ chồng về sau. Đặc biệt, tháng 7 là tháng mưa ngâu, thời tiết không được thuận lợi để tổ chức lễ tiệc. Chính vì thế, nếu có thể, tốt nhất hai vợ chồng bạn nên tránh tháng 7 âm lịch khi lên kế hoạch làm lễ ăn hỏi.

Kết luận:
Mặc dù lễ ăn hỏi thường diễn ra từ 30 - 1 tiếng đồng hồ nhưng đây được xem là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vì vậy, để đám hỏi diễn ra suôn sẻ và đẹp lòng hai bên gia đình, cô dâu - chú rể nên dành nhiều thời gian để chuẩn bị thật chu đáo cho buổi lễ ăn hỏi của mình nhé!



𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐋𝐞̂̃ 𝐝𝐚̣𝐦 𝐧𝐠𝐨̃ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 đ𝐚̂̀𝐲 đ𝐮̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐞̂̃ 𝐝𝐚̣𝐦 𝐧𝐠𝐨̃ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐮̣𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 !Lễ dạm ngõ (cò...
10/01/2024

𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐋𝐞̂̃ 𝐝𝐚̣𝐦 𝐧𝐠𝐨̃ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 đ𝐚̂̀𝐲 đ𝐮̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐞̂̃ 𝐝𝐚̣𝐦 𝐧𝐠𝐨̃ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐮̣𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 !

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Sau đây Hội Cô Dâu sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về lễ dạm ngõ để các cặp đôi dễ dàng tìm hiểu và thực hiện theo đúng phong tục Việt Nam.

1. Lễ dạm ngõ là gì?
Nằm trong chuỗi nghi thức đám cưới truyền thống, cùng với lễ ăn hỏi và lễ đón dâu thì lễ dạm ngõ là một trong ba nghi thức không thể thiếu. Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong… giữa hai bên gia đình, sau đó mới bàn tính đến chuyện hôn nhân của cô dâu và chú rể.

Ý nghĩa của buổi lễ này được hiểu đơn giản như nhà gái đã chính thức có người yêu được hai bên gia đình làm chứng và công nhận, đồng thời xác định mối quan hệ với đối phương, cũng được coi như là đã được đánh dấu với nhau để tránh “vệ tinh” khác tiếp cận.
Theo phong tục của người Việt, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra ở nhà gái. Tuy nhiên không cần nghi thức cầu kỳ nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai.

2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ chính là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đôi bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện. Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì cần buổi gặp mặt của cha mẹ hai bên. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.

3. Thời điểm tổ chức dạm ngõ
Thông thường, nhà trai sẽ dặn trước thời gian, ngày giờ cụ thể và số lượng người để đôi bên cùng chuẩn bị chuẩn bị chu đáo, tránh được những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của hai gia đình dành cho nhau.

Thời gian cũng như việc xem ngày giờ không quá khắt khe nhưng một vài gia đình vẫn xem trọng điều này vì vậy họ thường chọn ngày tốt, hoàng đạo để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. Đi dạm ngõ thường từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, cô, chú, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…
4. Sính lễ trong nghi thức dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Sính lễ này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền.

- Lễ dạm ngõ miền Bắc: Theo phong thủy cơ bản, lễ dạm ngõ miền Bắc thường được phủ vải nhiễu đỏ như tráp quả đám cưới bao gồm cặp trà, rượu, trái cây được bọc giấy kính đỏ và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn. Phần lễ vật tuy đơn giản nhưng nhất định phải có cơi trầu cau vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Lễ dạm ngõ miền Trung: đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

- Lễ dạm của người miền Nam: được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
5. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?
5.1. Nhà trai cần chuẩn bị gì?

Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.

5.2. Nhà gái cần chuẩn bị gì?

Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Chính vì thế nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, trang trí bày biện lại đồ đạc trong nhà sao cho đẹp mắt và chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất.

Dọn dẹp, cắm hoa bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên, thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ, cô dâu, chú rể sẽ lên thắp hương bàn thờ gia tiên do đó việc trang trí bàn thờ gia tiên là điều không thể bỏ qua.

Nếu gia đình nhà trai ở xa, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm khác, giúp thêm tình gắn kết giữa hai gia đình. Mâm cơm đãi khách không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cũng nên đầy đủ để thể hiện sự hiếu khách của gia đình nhà gái cũng như trổ tài nữ công gia chánh của cô dâu tương lai.
6. Nghi lễ dạm ngõ nên mặc gì?
Người tham dự lễ dạm ngõ không nhất thiết phải mặc vest, áo dài mà chỉ cần trang phục lịch sự, kín đáo, thoải mái và chỉn chu nhất. Các cặp đôi không cần ăn mặc quá cầu kỳ như ngày ăn hỏi hoặc đón dâu. Cô dâu có thể mặc váy, chú rể mặc quần âu, áo sơ mi đơn giản.

Việc chọn trang phục trong lễ dạm ngõ cũng khá quan trọng vì đó là ấn tượng đầu tiên của hai gia đình với nhau. Đôi bên cần mặc sao cho thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của mình.

7. Trình tự lễ dạm ngõ truyền thống
- Đúng ngày giờ đã được thống nhất giữa 2 nhà, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành thủ tục lễ dạm ngõ.

- Sau màn chào hỏi, đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu thành phần nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Nhà trai sẽ trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức đi lại tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân sau này.

- Gia đình nhà gái cũng cử ra 1 người làm đại diện để đáp lại lời phát biểu của đại diện nhà trai sẽ đứng dậy cảm ơn, đồng thời giới thiệu thành phần gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này.

- Sau thời gian trò chuyện, cô dâu chú rể tương lai sẽ lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.
- Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi, cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi, lễ ăn hỏi bao nhiêu tráp…xem xem nhà gái thách cưới ra sao, có những yêu cầu gì trong lễ ăn hỏi, lễ cưới để gia đình nhà trai còn chuẩn bị.

- Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu không có điều kiện và thời gian thì nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo chứ không bắt buộc phải thiết đãi cơm.

Kết luận:

Trên đây là những chi tiết về ý nghĩa, trình tự, lễ vật trong ngày lễ chạm ngõ cho đôi bạn tân hôn. Để buổi lễ được diễn ra ý nghĩa, long trọng. Thiết nghĩ, đôi bạn cần có sự thỏa thuận thống nhất và rồi thông qua hai gia đình sắp xếp chuẩn bị để có buổi lễ thật ý nghĩa.

Chúc cho đôi bạn được trải qua những ngày ý nghĩa và sớm thành đôi, vợ chồng và trở nên đôi tân hôn hạnh phúc với nhau.


𝐗𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐚𝐥𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐜𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐚𝐮1. Người xách vali cho cô dâu phải là một cô gái độc thân. ...
10/01/2024

𝐗𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐚𝐥𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐜𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐚𝐮
1. Người xách vali cho cô dâu phải là một cô gái độc thân. Người này sẽ là người cô dâu trao niềm tin xách vali cho cô dâu suốt chặng đường từ nhà về gia đình chồng.
2. Lúc bước chân ra khỏi phòng cô dâu, điều đầu tiên là vali phải giữ bằng hai tay.
3. Khi đi thì không được ngoái đầu nhìn lại, tuyệt đối không để vali chạm đất.
4. Phải giữ vali không được truyền tay nhau. Vì theo quan niệm dân gian, việc này là kiêng kỵ tránh việc cô dâu bị đứt gánh giữa đường hay phải chịu cảnh lấy hai đời chồng, cuộc sống lận đận về sau.
5. Đến lúc đi lên ô tô phải đặt vali trên đùi và đi sát cô dâu. Luôn giữ vali như là vật bất ly thân cho đến khi đến nhà chú rể.
6. Khi đến nhà người xách vali có trách nhiệm đem vali đi thẳng vào phòng cô dâu chú rể. Đặt vali ở góc phòng rồi khoá cửa lại. Tuyệt đối không cho bất cứ ai vào phòng trước cô dâu chú rể.
St


𝑵𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐̉𝒂 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒌𝒆̂́𝒕 𝒉𝒐̂𝒏1. Ai là người quản lý tiền bạc. Xài tiền chung hay riêng.2. Sống ...
10/01/2024

𝑵𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒐̉𝒂 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒌𝒆̂́𝒕 𝒉𝒐̂𝒏
1. Ai là người quản lý tiền bạc. Xài tiền chung hay riêng.
2. Sống chung với ba mẹ chồng hay sống riêng. Nếu ở riêng sẽ thuê nhà hay mua nhà.
3. Sẽ sinh bao nhiêu con, có quan trong con trai hay con gái không và phương pháp giáo dục con.
4. Trách nhiệm với gia đình nội và ngoại như nào.
5. Ai là người quyết định những việc lớn trong gia đình.
6. Những ngày lễ tết sẽ ở đâu. Nhà nội hay nhà ngoại.
7. Kết hôn xong vợ sẽ ở nhà lo nội trợ hay có sự nghiệp riêng. Ai là người lo thu nhập chính trong gia đình.
8. Phân chia công việc nhà ( ví dụ: vợ nấu cơm, chồng sẽ rửa bát. Vợ giặt đồ chồng sẽ phơi đồ)
9. Nói chuyện rõ ràng về kế hoạch tài chính.


𝐓𝐢𝐩𝐬 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐯𝐚́𝐲 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨̂ 𝐝𝐚̂𝐮 𝐠𝐚̂̀𝐲1. 𝑀𝑎̂̃𝑢 𝑣𝑎́𝑦 𝑐𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜̂ 𝑑𝑎̂𝑢 𝑔𝑎̂̀𝑦 𝑐𝑎𝑜- Váy cưới dài tayNếu bạn là một c...
10/01/2024

𝐓𝐢𝐩𝐬 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐯𝐚́𝐲 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨̂ 𝐝𝐚̂𝐮 𝐠𝐚̂̀𝐲
1. 𝑀𝑎̂̃𝑢 𝑣𝑎́𝑦 𝑐𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜̂ 𝑑𝑎̂𝑢 𝑔𝑎̂̀𝑦 𝑐𝑎𝑜
- Váy cưới dài tay
Nếu bạn là một cô dâu có dáng người gầy và cao, hãy thử những chiếc váy cưới xòe, hay dáng chữ A dài tay cho ngày cưới của mình. Soiree dài tay luôn khéo léo che đi cánh tay nhỏ nhắn của cô dâu gầy, không chỉ giúp dâu che được khuyết điểm về cánh tay mà còn làm cho nàng trở nên đầy đặn trông thấy khi kết hợp dáng váy xòe.
Nếu như nàng có thân hình gầy cộng với vòng một nhỏ khi kết hợp dáng váy này lại cực kỳ an toàn giúp nàng dễ dàng che khuyết điểm ngược lại còn có thể ăn cắp vóc dáng chuẩn bằng những miếng lót để trông đầy đặn và có sức sống hơn.
- Váy cưới xòe bồng tay con
Váy cưới cổ vuông với tay con dáng xòe luôn luôn mang một vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế và sang trọng đậm chất cổ điển. Đây là kiểu dáng rất phù hợp với cô dâu gầy. Cũng có thể khẳng định dáng váy này là một lợi thế bởi chỉ có những cô dâu gầy mang chiếc váy cưới dáng này mới có một vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Hãy xõa tóc khéo léo và sử dụng phụ kiện để thêm sự nổi bật và che đi khuyết điểm của mình.
2. 𝑀𝑎̂̃𝑢 𝑎́𝑜 𝑐𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜̂ 𝑑𝑎̂𝑢 𝑔𝑎̂̀𝑦 𝑣𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝
- Áo cưới cổ thuyền
Ở một khía cạnh khác, váy cưới cổ thuyền được thiết kế gần như chạy ngang qua cổ với độ sâu vừa phải, vừa nhẹ nhàng, uyển chuyển, lại mang đầy sự tinh tế từ nét đẹp xưa. Với dáng thiết kế như vậy, bộ váy cưới này hoàn toàn che được dáng người gầy và mỏng của cô dâu và mang đến cho cô dâu một vẻ đẹp sang trọng. Những cô dâu có vòng 1 nhỏ thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
- Áo cưới trễ vai
Không mấy cô dâu vừa gầy lại có chiều cao đúng mực, nếu bạn là một cô dâu có chiều cao khiêm tốn, nếu không cẩn thận khi chọn chiếc váy cưới thì bạn rất dễ “ bị lọt thỏm” trong trang phục, khiến bạn trở nên rườm rà, luộm thuộm hơn. Những cô dâu có chiều cao như vậy, nên ưu tiên chọn trang phục hack chiều cao bằng việc để hở nhẹ phần cổ và phần ngực, để phần trên cô dâu trông thanh thoát hơn.
Với phần đuôi váy cô dâu không nên chọn váy xòe bồng quá cầu kỳ, mà nên chọn váy xòe, váy chữ A có độ bồng vừa phải, ưu tiên các chất liệu như voan tăng thêm sự thanh lịch, uyển chuyển thanh thoát. Ngoài ra phần trễ vai không nên chọn vai trễ quá mảnh mà có thể phủ một lớp bồng nhẹ, thêm rũ voan vừa che khuyết điểm cánh tay gầy mà còn làm cho nàng thêm nữ tính, nổi bật.
3. 𝑀𝑒̣𝑜 đ𝑒̂̉ 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑣𝑎́𝑦 𝑐𝑢̛𝑜̛́𝑖 đ𝑎̂̀𝑦 đ𝑎̣̆𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜̂ 𝑑𝑎̂𝑢 𝑔𝑎̂̀𝑦
- Nên ưu tiên váy cưới màu trắng, hạn chế váy cưới sẫm màu và sặc sỡ
- Thuê váy cưới dáng ôm không nên chọn chất liệu mỏng và quá chật chội
- Không nên chọn những bộ váy có chân váy quá bồng bềnh và tà dài rộng
- Che khuyết điểm khéo léo bằng phụ kiện
St


𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐯𝐞𝐬𝐭 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢 1. Bạn nên chọn vest cưới trước bao lâu?Bạn nên dành thời gian tìm hiểu và chọn mua ves...
10/01/2024

𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐯𝐞𝐬𝐭 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐢
1. Bạn nên chọn vest cưới trước bao lâu?
Bạn nên dành thời gian tìm hiểu và chọn mua vest cưới vào khoảng 2 đến 3 tháng trước lễ cưới. Bởi, ngoài bộ vest mặc vào ngày cưới hay ngày ăn hỏi, chạm ngõ, bạn còn cần mặc vest cưới sao cho phù hợp với ý định chụp ảnh cưới của mình. Không ít cô dâu chú rể bỏ công sức để có thể tự hào về một album ảnh cưới đẹp, vì thế, hãy cân nhắc chọn mua vest cưới sớm.
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng sẽ cần thời gian để sửa sang lại bộ vest cưới sao cho vừa vặn, ưng ý. Vậy nên, việc chọn mua vest cưới sớm là việc cần làm.
2. Nên mua hay nên thuê vest cưới?
Nhiều chú rể tương lai cho rằng, vest cưới chỉ mặc vài lần vì thế không nên mua vest cưới. Mua vest cưới hay thuê vest cưới sẽ phụ thuộc cả vào khả năng tài chính của bạn. Tuy nhiên, không bộ vest cưới nào đẹp bằng bộ vest của riêng bạn, nói lên tính cách con người của bạn. Lễ cưới cũng là một sự kiện trọng đại chỉ có một lần trong đời, nếu không phải quá lo lắng về chi phí đám cưới, vậy tại sao không sắm một bộ vest cưới cho chính mình thay vì đi thuê?
Bộ vest cưới đi thuê dù đẹp hay sang đến đâu, cũng khó có thể làm bạn hoàn toàn thoải mái, bởi bộ vest đó không phải là của bạn. Chưa kể, các bộ vest cưới may sẵn hiện có trên thị trường đều có nhiều mẫu mã đa dạng, giá thành vừa phải để mọi chú rể đều có thể sắm riêng cho mình một bộ ưng ý.
Cách chọn vest cưới chuẩn cho mọi chú rể
3. Chọn vest cưới theo mùa
Tất nhiên là các mùa khác nhau sẽ có những “quy luật" chọn vest cưới khác nhau. Hiểu được những điều này thì bạn mới là một chú rể “sành", biết chọn vest cưới.
- Chọn vest cưới cho mùa Thu - Đông:
Chất liệu vest cưới "ổn áp" nhất cho thời tiết này đó là những bộ vest được làm 100% từ vải len (wool), len pha lụa (wool-silk), len dệt kim (wool mohair blend).
Màu sắc bộ vest cưới mùa này nên chọn các màu tối, trầm. Trường hợp bạn muốn mặc tuxedo thì màu sắc tuyệt nhất luôn là màu đen, dù là mùa nào đi chăng nữa. Còn nếu bạn nhắm một bộ vest cưới ba mảnh (gồm áo gi-lê) thì màu xanh, xanh thẫm (dark blue), xanh đen (midnight blue) và xám than là những lựa chọn màu sắc tuyệt vời.
- Chọn vest cưới cho mùa Xuân - Hè
Vào mùa này, thời tiết ở Việt Nam thường bị nồm (Xuân) hoặc nóng ẩm khó chịu (Hè), vì thế, bộ vest cưới cần được làm từ các loại vải nhẹ, thoáng mát, như vải cotton, kaki hoặc linen. Các chất liệu này sẽ giúp chú rể tương lai thoải mái vận động trong bộ vest cưới mà vẫn giữ được phong độ lịch lãm, tinh tế.
Các màu sắc vest cưới mùa này cũng sẽ đa dạng hơn, gồm các màu sáng như xanh, trắng, xám trắng.
4. Chọn vest cưới theo phong cách
Vest cưới phong cách cổ điển
Một bộ vest cưới ba mảnh - được thiết kế thêm áo vest hay còn gọi là gile mặc bên trong áo khoác - với màu xanh là bộ vest cưới "chuẩn mực" nhất cho mọi lễ cưới với phong cách truyền thống. Bạn có thể thoải mái chọn những màu xanh khác nhau - từ xanh thẫm, xanh cobalt, xanh đen... và chất liệu nên ưu tiên các chất len, len pha cotton hoặc len pha lụa.
Vest cưới phong cách hiện đại
Nhiều cô dâu chú rể có xu hướng “hiện đại hoá" buổi tiệc cưới với những “thủ tục" nghi lễ ngắn gọn và thay vào đó là các party thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra, nếu chú rể tương lai muốn mặc một bộ vest cưới trẻ trung năng động mà không kém phần bảnh bao, thì các bộ vest cưới may theo xu hướng hiện đại hoàn toàn phù hợp.
Màu sắc của vest cưới hiện đại khá đa dạng và thường là gam màu sáng như trắng, sáng xanh, be...hoặc có kèm theo hoạ tiết như kẻ sọc, kẻ caro. Ngoài ra, các năm gần đây xu hướng vest cưới Hàn Quốc cũng rất thịnh hành bởi mẫu mã đa dạng, dễ mặc, màu sắc tươi tắn ưa nhìn, phù hợp với dáng người phái mạnh Việt.
5. Chọn vest cưới theo màu sắc
- Vest cưới màu xanh
Màu xanh là một trong những màu cơ bản thường thấy khi chọn vest cưới. Các màu xanh như midnight blue, xanh cobalt hay xanh đậm là những màu mang lại cho vest cưới vẻ thanh lịch hào hoa. Bất cứ chú rể nào cũng có thể mặc vest cưới màu xanh hoặc vest xanh vào các dịp lễ quan trọng khác mà không lo mất đi tính lịch sự chỉn chu của trang phục. Hơn nữa, vest cưới màu xanh cũng phù hợp với nhiều độ tuổi, cả trẻ lẫn người trung niên.
- Vest cưới màu xám
Màu xám sẽ là màu phù hợp nhất cho những buổi tiệc cưới diễn ra vào buổi sáng, trong ánh sáng ban ngày. Vest cưới màu xám than là màu vest cưới chuẩn thứ nhì, sau màu xanh khói chọn vest cưới. Vest cưới màu xám sẽ phù hợp nhất khi bạn chọn trang phục vest có chất liệu nhẹ cho một bữa tiệc đơn giản, ấm cúng.
- Vest cưới màu đen
Màu đen là một màu cực kỳ sang trọng và trang trọng khi chọn một bộ vest cưới. Nếu bạn định tổ chức một lễ cưới cực sang chảnh và hoành tráng, hoặc tổ chức tiệc cưới vào buổi tối, đừng bỏ qua một bộ tuxedo màu đen. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét thêm rằng liệu màu đen có phù hợp với "tiêu chuẩn đánh giá" của người thân trong gia đình hay không, bởi với nhiều người Việt, màu đen chỉ phù hợp cho các dịp như ma chay, ăn giỗ… mà không phù hợp cho đám cưới.
St


Address

Văn Cao, đằng Giang, Hải Phòng
Hai Phong
180000

Telephone

+84898275195

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội cô dâu sắp cưới - chia sẻ kinh nghiệm cưới hỏi sự kiện tại Hải Phòng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share