Du lịch tâm linh Hanoi Railtours Vietnam

Du lịch tâm linh Hanoi Railtours Vietnam Cốt lõi hình thành nên các chương trình du lịch tâm linh của các đơn vị Du lịc

Lịch sử đau thương của chùa Báo Thiên: từ quốc tự bậc nhất rồi bị chìm vào dĩ vãng, trở thành nền của Nhà thờ Lớn Hà Nội...
21/09/2021

Lịch sử đau thương của chùa Báo Thiên: từ quốc tự bậc nhất rồi bị chìm vào dĩ vãng, trở thành nền của Nhà thờ Lớn Hà Nội

Báo Thiên Tự tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự, từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1056, dưới triều đại của Hoàng đế Lý Thánh Tông, trong chùa có Tháp Báo Thiên là một trong An Nam tứ đại khí.

Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói, tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi tháp Báo Thiên:

"Mênh mong biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ, đựơm màu giang sơn"

Gần cuối thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên bị hỏa hoạn một phần nhưng do chủ trương của nhà Nguyễn, một phần do người Pháp muốn phổ biến Thiên chúa giáo tại Việt Nam, chưa gần như không được sửa, tôn tạo lại và dần hoang phế.

Năm 1873, Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, giao toàn bộ ngôi chùa này cho Giám mục Paul-Francois Puginier làm nơi ở và làm việc tạm thời.

Năm 1883, thực dân Pháp và giám mục Pháp Puginier, qua những quan chức Việt Nam tay sai, mà đứng đầu là một giáo dân Thiên chúa giáo, là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ, đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội.

Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sự cướp đoạt chùa Báo Thiên, một đệ nhất quốc tự đời Lý Trần, một đệ nhất danh lam của Hà Nội, như sau: "San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời chiếm đóng..., tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hợp với giám mục (Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy". (André Masson, The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983, trích từ Vụ "tòa khâm"

France Mangin, trong bài viết về Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng : "Nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa Báo Thiên đã được giải quyết nhanh chóng... Tiếp đó lô đất (chùa Báo Thiên) đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal đã hài lòng giao cho vị giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận quyền sở hữu lô đất" (chùa Báo Thiên). Giám mục Puginier mở cuộc xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội. Nhà Thờ Lớn Hà Nội được khánh thành ngày 24.12.1886.

Mục đích một phần của Pháp là muốn "đồng hóa tôn giáo", làm giảm ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống nhân dân Hà Nội cũ. Nhà thờ Lớn tuy được đặt ở rất gần Thăng Long, Hồ Gươm, Văn Miếu hay những di tích khác - vốn mang tính lịch sử, truyền thống cao của dân tộc, nhưng lại không hề có mối quan hệ gì với những di tích này, xét về mặt lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo. Đặt trong bối cảnh được xây dựng, công trình Nhà thờ Lớn mang nhiều giá trị "ngoại lai" hơn là "nội hàm" dân tộc.

Lễ Hội chùa Báo Thiên, trong tháng giêng là một trong những lễ hội lớn nhất của Thăng Long - Hà Nội. Người Phật tử đầu năm, ngày tết đều đi chùa, và họ thường chọn những ngôi đại già lam để cầu nguyện trong dịp năm mới. Chùa Báo Thiên chắc hẳn là một đại già lam lớn nhất Hà Nội, có khuôn viên rộng lớn nên thu hút nhiều nhất sự thăm viếng của nhiều người, từ đó hình thành lễ hội chùa Báo Thiên truyền thống, kéo dài từ vua Lý Thánh Tông đến khi chùa Báo Thiên bị phá hủy năm 1883.

Cũng có thể vì lý do đó mà Nhà thờ Lớn - tuy là một công trình tôn giáo ở một vị thế đắc địa, nhưng chưa từng bao giờ được coi như là biểu tượng văn hóa Hà Nội, vì bản chất Nhà thờ Lớn được xây trên nền của một biểu tượng văn hóa đích thực, thuộc một tôn giáo truyền thống của người Việt, tồn tại gần 900 năm, gần như là một chứng minh lịch sử của người Việt nói chung và Thăng Long nói riêng, qua bao nhiêu ngày tháng vậy.

Không chỉ có Quốc tự Báo Thiên mà đến: Quốc tự Khải Tường; chùa Báo Ân; quốc tự Giác Hoàng;chùa Linh Hựu;chùa Ba Làng cũng bị phá hủy dưới tay thực dân Pháp. Đáng buồn hơn nữa là chùa Một Cột - một di sản của Hà Nội cũng bị những tay lính người Việt tay sai theo Thiên chúa giáo đặt mìn khiến chùa tan hoang và chỉ còn cột đá. Chùa Một Cột hiện nay được dựng lại.Hay như Tháp Rùa, cũng từng trở thành phần bệ của một phiên bản "mini" của tượng Nữ thần Tự Do như ở bên Mỹ hiện tại.
Nguồn : https://phatgiao.org.vn/lich-su-cua-chua-bao-thien-nha-tho-lon-ha-noi-va-toa-kham-su-d23268.html

Sự thật và nỗi oan “ngoa truyền”       Trước hiện tượng nhân dân vái lạy, thờ cùng tấm bia đá ghi lại lời di nguyện của ...
05/08/2021

Sự thật và nỗi oan “ngoa truyền”

Trước hiện tượng nhân dân vái lạy, thờ cùng tấm bia đá ghi lại lời di nguyện của Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh khi ở Trung Quốc, đã khiến vua Thiệu Trị sau này ra lệnh “nhốt” trong ngục thất.

Tuệ Tĩnh sinh thời nhà Lê?

Đại đức Thích Tâm Hiệp và Thiền sư Lê Mạnh Thát, tức Thượng tọa Thích Trí Siêu - một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng nước ta mới đây đã về Cẩm Giàng (Hải Dương) thăm chùa Giám để tìm hiểu một cách sâu sắc về danh y Tuệ Tĩnh. Thiền sư Lê Mạnh Thát dù có nhiều công trình lịch sử, nhưng thừa nhận chưa hề có một bản nghiên cứu công phu nào về Tuệ Tĩnh: “Tôi chưa làm là do chưa xác định được niên đại chính xác của Tuệ Tĩnh, vì GS Hà Văn Tấn có nói trong nghiên cứu của ông là Tuệ Tĩnh sinh vào thời nhà Lê”.

Đại đức Thích Tâm Hiệp ngạc nhiên vì đó là lần đầu tiên nghe nói danh y Tuệ Tĩnh sinh vào thời nhà Lê. Từ xưa, nhắc tới Tuệ Tĩnh ai cũng nghĩ vị danh y này sinh thời nhà Trần. Bởi thông tin chưa được chính xác nên thầy Tâm Hiệp tìm gặp cụ Tăng Bá Hoành, nhà khảo cổ nổi tiếng đất Hải Dương kiểm chứng. Cụ Hoành khẳng định đã thấy tấm sắc và sắc phong cho Tuệ Tĩnh là người thời Trần, không phải thời nhà Lê. Tấm sắc và sắc phong đó hiện ở một ngôi đền tại Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Khảo sát qua các linh tích như đền Bia, đền Xưa nơi Tuệ Tĩnh sinh, và cả chùa Giám nổi tiếng. Tại đây, còn cây thêu hương hứa hẹn nhiều tư liệu quý. Tuy nhiên, thầy Tâm Hiệp cho rằng hãy chỉ cho việc Tuệ Tĩnh sinh thời nhà Lê là một giả thuyết. Nếu những kết quả nghiên cứu sau này không đưa thêm bằng chứng gì mới thì truyền thuyết địa phương và những công trình nghiên cứu chuyên môn khác cho phép khẳng định Tuệ Tĩnh là một nhân vật đời Trần.

Còn sự thật thì đã qua các tư liệu lịch sử do các nhà viết sử đương thời chép lại khá rõ ràng. Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Nam Định) nuôi ăn học. Năm 22 tuổi, Bá Tĩnh đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Từ người giữ đền cho đến người bốc thuốc, bán nước dọc con đường vào đền đều kể rành mạch ly kỳ về câu chuyện cuộc đời Tuệ Tĩnh. Một cuộc đời oan nghiệt do bị “cống” qua Trung Quốc. Rồi cũng ly kỳ và bí hiểm khi vị quan Nguyễn Danh Nho dưới triều Nguyễn đi xứ gặp tấm bia “Ai về nước Nam cho tôi về với” và ông đã tìm cách đưa được tấm bia về.

Nhưng điều làm cho hậu thế ngờ ngợ giữa thật và giả là chuyện nhà vua “khóa bia bỏ tù”. Nguyên nhân được cho là do dân chúng thấy thiêng quá, kéo đến đông đảo nên vua lệnh xích tấm bia lại, không cho ai thấy nữa. Đó là tấm bia ghi lại lời di nguyện của đại danh y Tuệ Tĩnh cách đây vài trăm năm được nhân dân vái lạy, thờ cúng, còn vua Thiệu Trị lại ra lệnh nhốt trong ngục thất. Nguyên nhân có phải vì bia thiêng nên nhân dân tin vào thần thánh, làm mất uy danh quyền lực trị vì, hay vì điều gì khác?

Tại đền Bia, một di tích cấp quốc gia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng là nơi thờ tự đại danh y Tuệ Tĩnh phối thờ danh nhân Nguyễn Danh Nho (1638 - 1699), đỗ tiến sĩ dưới đời vua Lê Huyền Tông, được giữ chức Tả ti giám, Hiến sát sứ, sau thăng đến Bồi Tụng hữu thị lang, tước Nam. Qua tìm hiểu cũng như tham vấn ý kiến từ Thiền sư Lê Mạnh Thát, được biết ngôi đền này mang tên một cổ vật. Đó là tấm bia đá xanh nặng 75kg, hình hộp đứng, đỉnh bia là búp sen, được đặt trong long đình, bưng kính xung quanh, để ở phía sau tượng Tuệ Tĩnh.

Di nguyện trên bia đá hơn 300 năm

Tấm bia đá cổ được cho là làm năm 1699, thời Lê Trung Hưng. Trên bia khắc hai dòng chữ là lời nhắn của đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh: “Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”, nhưng dòng chữ ấy đã bị đục mờ. Mặt hai bên cạnh có gờ chỉ chạy xung quanh bia và cũng khắc chữ nhưng bị đục hết, không còn biết nội dung viết gì. Bề mặt tấm bia loang lổ lớp sơn son thếp vàng, rất bí ẩn.

Cụ Hà Quang Thành, Trưởng ban quản lý di tích huyện Cẩm Giàng giới thiệu tấm bia này có xuất xứ và số phận ba chìm bảy nổi như cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh. Theo một số tư liệu sử sách ghi lại, khi đi sứ sang nước Minh vào năm 1384, Tuệ Tĩnh đã chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu Tống Vương Phi và được vua Minh cảm tài phong cho danh hiệu Đại y thiền sư, lưu ông ở Kim Lăng (Trung Quốc).

Được trọng dụng nhưng người con đất Việt này luôn nhớ về quê hương. Biết số phận mình sống nhờ thác gửi nên đã di ngôn để tạc vào bia mộ dòng chữ: “Về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Một thời gian sau ông mất ở Giang Nam (Trung Quốc). Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị đại danh y, TS Nguyễn Danh Nho đã xin với vua nhà Thanh đưa hài cốt Tuệ Tĩnh về nước nhưng không được chấp thuận. Ông thuê người sao chép bia mộ, rồi khi về nước đã đến vùng Kinh Môn thuê thợ khắc lại tấm bia đá.

Hiện nay, trong đền Bia treo đôi câu đối ca ngợi Tuệ Tĩnh: Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa/Thánh sư diệu dược trấn Nam bang (Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng lẫy đất Bắc/Chữa bệnh thần diệu tài quán nước Nam). Với vị trí nằm ở cánh đồng nơi tiếp giáp giữa làng Văn Thai và làng Nghĩa Phú, xung quanh đền Bia được có nhiều loại cây xanh tốt, trong số đó nhiều cây có thể dùng làm thuốc. Người dân trong vùng mỗi khi cần đều đến đền xin thuốc chữa bệnh.

Bia thiêng Tuệ Tĩnh

Ở Hải Dương còn lưu truyền câu chuyện kể rằng, khi thuyền chở bia di nguyện trên sông Thái Bình, đến cánh đồng Văn Thai ở địa điểm tiếp giáp với làng Nghĩa Phú quê hương của Tuệ Tĩnh thì bị lật, bia rơi xuống và không lấy lên được. Một thời gian sau khi nước cạn, người dân đã tìm thấy tấm bia này. Thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu chuyên thái thuốc Nam, người dân cho đó là nơi địa linh nên đã dựng bia tại đây để thờ cúng, cách quê hương Tuệ Tĩnh khoảng hơn một cây số.

Đền Bia nằm phía trong chân đê sông Thái Bình, thuộc thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn. Ở hậu cung, trong khám thờ là một bức tượng bằng đồng ngồi trên ngai nhỏ, đầu đội khay, mắt sáng, râu dài, hai tay chắp trước ngực, mặc áo thêu hình rồng. Theo sử sách trong đền viết lại thì bức tượng này do người dân trong làng Văn Thai tự tay tạc đúc để thờ từ những ngày đầu dựng đền. Từ lâu, bức tượng thờ danh y Tuệ Tĩnh bằng đồng là một tuyệt tác thể hiện sự điêu luyện trong điêu khắc của người nông dân vốn chỉ quen với ruộng đồng. Tuy nhiên, đem lại sự nổi tiếng cho đền Bia không chỉ có bức tượng đồng này mà còn bởi tấm bia đá 319 năm được đặt phía sau cùng của gian hậu cung.

Tấm bia như một cột đá nhỏ, cao khoảng 80cm rộng khoảng 20cm đầu được mài nhọn. Cụ Hà Quang Thành, Trưởng ban quản lý di tích huyện Cẩm Giàng, cho biết: Người xưa kể lại hễ ai đi qua đều ném đất vào để đền thờ cao dần lên và mong buôn bán đắt hàng. Từ khi lập nên đền Bia, người dân khắp nơi kéo về để cầu sức khỏe.

Nỗi oan “ngoa truyền”

Năm 1846, vua Thiệu Trị cho rằng đó là việc mê tín dị đoan nên đã hạ chiếu cấm cúng bái và xin thuốc ở đền Bia. Nhân đó, vua sai người đục hết chữ trên tấm bia và mang “nhốt” vào trong ngục thất, cho người canh gác cẩn mật. Vào một đêm trời mưa gió, một người làng Văn Thai làm lính canh đã bí mật đào tường, đưa tấm bia về cất giấu ở nhà Tổ chùa Văn Thai, rồi sơn vàng tấm bia, xây kín lại để tránh bị phát hiện.

Ngày tổ chức lễ hội, tấm bia được đem ra đền Bia, khách thập phương lại đến xin thuốc và cung tiến tiền để tu sửa đền. Tương truyền, tiền công đức nhiều tới mức đựng hàng thúng, xây đền không hết, dân làng đã mua đá xanh về lát đường làng Văn Thai. Trong đó phải kể đến chuyện ông chánh tổng Nam Sách tên là Lưu Sinh bị tai biến, không đi lại được, đã nhờ người đưa đến đền Bia xin thuốc về uống và khỏi bệnh. Để tỏ lòng biết ơn, năm 1940 ông đã bỏ tiền ra thuê thợ tạc bệ đá đặt tượng Tuệ Tĩnh như ngày nay.

Theo ông Hà Quang Thành, tấm bia đá là hiện vật độc đáo của di tích đền Bia, gắn với đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh, ông tổ nghề y học cổ truyền đề cao phương châm: “Nam dược trị Nam nhân”. Hiện nay, hằng ngày đền Bia đón tiếp nhiều du khách đến thắp hương, vãn cảnh và xin thuốc về uống. Trong đó có nhiều sinh viên trường y dược trên cả nước đi thực tế.

Hành động cho đục chữ và “nhốt” bia đá trong ngục thất của vua Thiệu Trị đặt ra nhiều câu hỏi. Theo Đại đức Thích Tâm Hiệp, người đời cho rằng vì tấm bia thiêng nên vua Thiệu Trị sợ là mê tín dị đoan mới dẫn đến hành động đục chữ và bắt nhốt. Tuy nhiên, theo ý kiến thầy Hiệp cũng như khảo sát thực tế của thiền sư Lê Mạnh Thát khi về đền Bia, chùa Giám và đền Xưa – ba di tích liên quan đến cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh, thì việc những sự tích mang tính huyền thoại về Tuệ Tĩnh chỉ là “ngoa truyền” theo lối thêu dệt. Việc nhân dân sùng kính Tuệ Tĩnh và tấm bia ấy là có thật. Tuy nhiên, không phải sự sùng kính ấy là mê tín dị đoan mà có cơ sở, bởi từ xưa Tuệ Tĩnh đã được coi là ông tổ y dược nước Nam.

Chính bởi “ngoa truyền” thêu dệt những câu chuyện khó tin về tấm bia đá mà Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã cho người tạc lại nên vua Thiệu Trị sợ rằng, hành động sùng kính của người dân đối với Tuệ Tĩnh sẽ làm giảm uy quyền trị vì của triều đình nên mới ra lệnh đục chữ và “nhốt” bia trong ngục thất. Hơn 300 năm kể từ ngày tấm bia ấy được tạc theo nguyên văn di nguyện của Tuệ Tĩnh, cho đến nay người đời vẫn coi tấm bia ấy là bảo vật, là bằng chứng cho tấm lòng nhớ nước thương dân của Tuệ Tĩnh.

Còn một điều nữa mà cho đến nay, sử học nước ta cũng chưa thực sự thống nhất, đó là vấn đề Tuệ Tĩnh bị cống hay đi sứ theo đoàn sang Trung Quốc rồi bị giữ lại? Có ý kiến cho rằng, Tuệ Tĩnh bị cống là chính xác. Ý kiến khác cho rằng, vua triều Minh giữ ông lại vì thấy Tuệ Tĩnh là nhân tài hiếm có, sẽ có lúc phải sử dụng. Chính tài năng ấy đã khiến vua Minh phong Tuệ Tĩnh là “Đại y thiền sư”.
Sưu tầm theo giaoducthoidai.vn

HỔ PHÙĐến thăm đền thờ vua Lê Hoàn bắt gặp bức phù điêu mặt quỷ La Hầu (Rahu) mà theo cách gọi dân gian và trong mỹ thuậ...
25/05/2021

HỔ PHÙ

Đến thăm đền thờ vua Lê Hoàn bắt gặp bức phù điêu mặt quỷ La Hầu (Rahu) mà theo cách gọi dân gian và trong mỹ thuật truyền thống Việt là Hổ phù - được tạc trên đầu hồi Nghi môn nội (cửa trong) vào đền thờ Lê Hoàn ở Thọ Xuân - Thanh Hoá.

Thực ra Hổ phù là hình ảnh từ tích chuyện về cuộc đấu tranh giành nước trường sinh giữa thần và quỷ Rahu trong văn hoá tín ngưỡng của người Ấn Độ. Chuyện kể rằng, khi con quỷ Rahu đang uống trộm nước trường sinh, thì bị mặt trăng và mặt trời phát hiện liền báo với thần Vishnu. Thần Vishnu nổi giận chém đứt ngang thân Rahu bằng vũ khí Sudershan Chakra, nhưng vì nước trường sinh đã ngấm một phần trên con quỷ, nên nó không chết, ngược lại nó đã trở thành bất tử mặc dù chỉ còn lại hai chi trước. Kể từ đó, nó không bao giờ tha thứ cho mặt trời và mặt trăng, nên thỉnh thoảng lại nuốt chửng chúng. Nhưng vì đã bị chặt mất nửa thân nên Rahu không thể giữ được mặt trời và mặt trăng trong người mình. Cho nên không bao lâu sau, mặt trời, mặt trăng lại thoát ra được, tạo nên hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

Rahu là một biểu tượng kép, trước hết nó liên quan đến sự lừa dối, tham lam, giận dữ. Nhưng vì uống trộm thuốc trường sinh bất tử nên, Rahu cũng được coi là thần của may mắn, tiếng tăm, uy tín và quyền lực, sự thịnh vượng và tri thức tối thượng.

Trong quan niệm của Phật giáo, Rahu được thờ phụng như một sức mạnh siêu nhiên tiêu trừ ác độ, bảo vệ Phật pháp. Trong chiêm tinh học, Rahu dần dần được nhân hóa thành một vị thần, là nguyên nhân của hiện tượng nhật thực và nguyệt thực và là người điều khiển hiện tượng sao băng.

Ở Việt Nam từ cuối thời Lê Trung Hưng, sang tới thời tới thời Nguyễn hình ảnh quỷ La Hầu (Rahu) được phổ biến trên tất cả các không gian tín ngưỡng từ đình, đền, miếu, trên vô số các đồ lễ khí như ngai kiệu, hương án, nó xuất hiện từ không gian cung đình cho đến nhà dân.

Hình tượng Hổ phù là linh vật bao giờ cũng được nhìn chính diện, có mắt quỉ tròn mũi sư tử, miệng nhe, răng lớn, tóc xoắn đuôi nheo, sừng nai, tai thú, má bạnh, hàm nở rộng ngậm mặt trăng hay chữ thọ, chữ hỷ, cũng có khi phun ra bông hoa. Hổ phù có hai chân bành ra hai bên bám chặt vào những đám mây, hoặc một kết cấu nào đó. Nhìn chung hổ phù thường tạc ra với các bộ phận như hằn khối biểu hiện sự hung dữ và sức mạnh.

Hổ phù trong văn hóa thờ cúng Việt là biểu tượng của sự no đủ, vững bền. Mặt hổ phù chứa đựng bí quyết trường sinh bất tử, là hình ảnh tượng trưng cho sự linh thiêng, xua đuổi tà ma, chống lại ám khí, điều hòa long mạch, bảo vệ chủ nhân.
Nguồn bài viết sưu tầm và tổng hợp.

"Các bạn thử xem sao.M đọc thấy hay hay chia sẻ và thử cho các con xem đúng hôngTheo các cụ thì "bố mẹ sinh con trời sin...
06/04/2021

"Các bạn thử xem sao.
M đọc thấy hay hay chia sẻ và thử cho các con xem đúng hông

Theo các cụ thì "bố mẹ sinh con trời sinh tính", còn theo quan điểm nhà Phật, có 6 loại con: Con Phật, con Trời, con Người, con Ta, con Ma, con Quỷ. Không xấu nhé, chỉ là hiểu tính cách của con để điều chỉnh cách ứng xử và hướng cho con theo cách phù hợp.

Lưu ý: Chỉ áp dụng cho những đứa con còn trong vòng tay cha mẹ dạy dỗ nhé, không áp dụng để nhận định hay đánh giá người lớn trưởng thành!!

Theo mình, chủ tâm của tất cả những kiến thức này đều chỉ hướng đến 1 điều, đó là làm sao yêu con đúng cách, dạy con đúng cách và đừng dễ dàng buông tay con chỉ bởi thấy bất lực.

Các bạn thân mến.

Trước hết các bạn hãy xác định xem con của mình là con gì theo hình của mình nhé.
Bạn hãy xòe bàn tay trái ra, lần lượt từ ngón tay cái đến ngón út đánh số từ 1 đến 5, và số 6 trong lòng bàn tay. Hãy đặt tuổi của người mẹ ở ngón cái nhé, từ đây bạn đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ 12 con giáp bắt đầu từ tuổi của mẹ, để tìm xem tuổi con ứng với ngón tay nào, số mấy.

❌ Ví dụ, tớ tuổi Dậu đặt ở ngón cái, tớ có con gái tuổi Hợi, con trai tuổi Thìn.. đếm theo từng ngón tay Dậu-Tuất-Hợi ứng vị trí thứ 3 là Con Người nhé ... Các bạn tính thử tuổi nhà mình đi nhé. Và bắt đầu đọc phần giải thích bên dưới:

1. Con Phật
Đây là đứa con quí của bạn! Bạn hãy yên tâm là đứa con này rất ngoan, rất thiện. Bản tính hiền lành, biết tu dưỡng, biết nghe lời cha mẹ, ông bà, thầy cô, chịu khó học hành và lao động. Con rất ý thức, nề nếp, học giỏi, hướng thiện. Người con Phật luôn có quí nhân phù trợ, bé thì được Phật- Thánh bảo hộ, lớn lên tài đức tích lũy khiến kẻ xấu tránh xa, quỉ ma cũng phải kiềng. Người con Phật thường học rộng hiểu biết nhiều, có khiếu ăn nói, có tài thuyết phục người khác làm điều tốt, có thiên hướng phát triển thành những nhà khoa học giỏi, nhà giáo, nhà truyền đạo có tâm... Nói chung là con người tốt.
Tuy nhiên, khi con còn nhỏ tuổi, lưu ý bảo vệ con tránh bị kẻ xấu lợi dụng vì con có lòng thương người rất sớm, thảo tính, hay cho đi và sẵn lòng giúp đỡ người khác... nên bảo vệ con tránh bị lừa gạt.

Dạy con thế nào?
Xin thưa đứa con này không ưa đòi hỏi, bố mẹ cho gì nó hưởng nấy một cách biết ơn. Con Phật không cần roi vọt vì chỉ cần nói là chúng biết nghe, chúng rất biết sợ đòn roi hình phạt, chịu cam kết và biết nhận lỗi, sửa lỗi. Ngoài ra chúng rất biết thương cha mẹ, nên dạy con cần tình cảm khuyên nhủ, răn đe bằng cảnh báo, đưa ra bài học cảnh tỉnh, chúng rất nhập tâm và biết tránh điều xấu, điều ác.
Hãy nhớ, con Phật sẽ không thể chịu được điều ác, điều xấu xa. Nếu cha mẹ làm điều ác, xấu xa, con sẽ tự rời xa đấy nhé. Bởi vậy, có người con này thì cha mẹ cũng phải làm người tốt nhé!😊😊
-----

2. Con Trời
Đây là đứa con rất tốt!
Con Trời thông minh lanh lợi, hoạt bát, có chí, có dũng. Học giỏi không chỉ trong sách vở, sáng tạo không ngừng, lớn lên xông pha, đội trời đạp đất. Đứa con này có tố chất làm thủ lĩnh, hãy cho con sức khỏe tốt, dẻo dai để con phát huy hết năng lực vẫy vùng năm châu bốn bể.😊

Dạy con thế nào?
Con nhỏ sẽ ham vui, hiếu kỳ, bản tính thích khám phá, học hỏi đôi khi nghịch ngợm mà tự gây tai nạn cho mình. Vậy nên người lớn hãy đề phòng cho con, luôn để mắt giám sát con và có biện pháp bảo hiểm bảo vệ cho con. Tuổi teen là tuổi iêng hùng, hãy coi chừng Trần Quốc Toản "bóp nát quả cam", trẻ có thể sẵn sàng làm "siêu nhân cứu thế" mà chưa liệu sức mình. Cha mẹ, thầy cô cần biết cách khéo léo nhắc nhở và chỉ dẫn cho con cách thức để giải quyết tình huống một cách an toàn nhé 😊
Yêu con nhiều nhiều!

Đứa trẻ này còn có chính kiến, sẵn sàng cãi lý, cãi ngang... Không sao, cha mẹ cứ bình tĩnh, tránh quát mắng to tiếng với con. Trong đầu chúng đầy những ý nghĩ mà người lớn đôi khi không thể tưởng tượng con nghĩ tận đâu. Hãy bình tĩnh nghe con nói, cho con cơ hội thanh minh, trình bày! Hãy làm bố mẹ biết lắng nghe, và hiểu con, nhẹ nhàng khuyên bảo sau khi cơn nóng đã dịu lại. Hãy làm bạn với con!😊
-----

3. Con Người (con của người khác)
Đứa con này cũng tốt!
Xin khẳng định luôn, đứa con này cũng tốt! Đứa con này cũng có nhiều ưu điểm, cũng thông minh học giỏi, cũng ngoan và hướng thiện. Nhưng là "con người ta" nên bạn hãy đối xử như khách quí đến nhà ấy. Đứa con này nghiễm nhiên hưởng tình yêu và sự đối đãi của bạn, nhưng lại rất vô tâm, chưa biết đáp đền. Không sao! Hãy cứ yêu con! Cho nó những gì tốt đẹp nhất, tất nhiên là cả sự giáo dục tốt nhất. Hãy tìm cho con nhóm bạn tốt, gửi con đến thầy cô giỏi để huấn luyện, đào tạo. Cho con đến với những chương trình huấn luyện năng động và tích cực, con sẽ hòa đồng với chúng bạn và phát triển tốt.
Với đứa con này, bạn rất khó dạy bảo vì chúng rất bướng, lại không nghe bạn đâu. Nói không thuyết phục là chúng sẵn sàng cãi trả. Tuổi teen là tuổi kinh hoàng nhất và còn kéo dài đến tận 20, 22. Loại con này chỉ nghe theo số đông, càng có chính kiến lại càng bảo thủ, giữ quan điểm. Người lớn mà không nhân nhượng thì chúng có thể "nổi loạn". 😂😂😂
Ôi ôi, hãy thương con thật nhiều! Đứa con này sẽ không làm phiền bạn nhiều đâu! Đủ lông đủ cánh là chúng bay. Hãy cho con những kỹ năng tốt nhất để con vững bước vào đời. Không cần giữ con quá vì chúng rất khéo léo và trách nhiệm. Xong việc con lại về với bạn. Hãy nói với con rằng "Cha mẹ luôn sẵn lòng giúp con bất cứ điều gì! Chỉ cần con hoàn thành tốt nhiệm vụ và bình an trở về!"
Bạn hãy là người chào nó trước, và mở rộng vòng tay đón con, hãy cho con thấy bạn luôn yêu con, và tình yêu của bạn sẽ khiến con phải tìm cách đáp đền.
Với con Người thì còn 1 phần nhỏ ý nghĩa nữa là chính bởi chúng không biết đáp đền nên sẽ không mang gì nhiều về cho bố mẹ, thay vào đó lại mang đến, làm giàu cho người khác nhiều hơn.

Dạy con thế nào?
Hãy chỉ con mục tiêu vươn tới. Hãy đặt kế hoạch đường bước rõ ràng, có cam kết, điều kiện về đích và phần thưởng cho con. Hãy khích lệ động viên kịp thời, và quan trọng là, bạn phải là người biết giữ lời hứa, kiên định mục tiêu định hướng và sẵn sàng hỗ trợ cho con.
Hãy cứ yêu con nhiều nhiều!❤
------

4. Con Ta (Con của mình)
Đây là đứa con hiếu thảo! Nếu như con Phật là Người của công chúng; con Trời là Người của Nhà nước, thì con Ta là đứa con của Gia đình! Nó biết yêu kính mẹ cha, ông bà, người thân. Đứa con này nếu là trai thì quấn quít mẹ, nếu là gái thì sẽ thảo thơm cả nhà chồng. Nó chịu thương chịu khó, sẵn sàng gánh vác chăm lo. Dù có đi đâu, làm gì nó cũng về với gia đình, gần gũi, yêu thương. Đứa con này biết chăm sóc gia đình, vun vén chu toàn. Chúng coi gia đình là tổ ấm thân thương, những người thân thương là không thể thay thế. Khi đã có một lô cốt vững chắc thì nó chẳng đi đâu, chỉ thích ở nhà😄
Đứa con này có thể nói là "Ngoan như cún" nếu nó không có "đối thủ cạnh tranh", vì nếu cha mẹ chỉ có mình nó, nó sẽ ỉ lại và không cần phấn đấu nữa, nhà của bố mẹ sẽ là của con! Nhưng có anh chị em là phải có sự công bằng nhé các bố mẹ. Chớ để một đứa con nào tủi vì cha mẹ đã "nhất bên trọng nhất bên khinh".
-------

5. Con Ma (Con của Ma)
Trước hết, xin đừng ác cảm với đứa con này, nó vẫn là đứa con tốt, chỉ có điều bạn sẽ phải yêu thương chúng nhiều nhiều hơn nữa!! Và chịu đựng chúng nhiều đấy!! Vì sao vậy? Xin thưa, vì con ma rất dễ đi sai đường. Chúng dễ bị lôi kéo vào những cám dỗ vật chất tầm thường mà "quên cả lối về". Đứa con này cũng có một số ưu điểm nhất định, cha mẹ cần để ý quan sát và khích lệ những ưu điểm của con. Hãy khen và động viên khi con làm tốt một việc gì đó. Ghi nhận và lưu ý con phát huy việc tốt nên làm.
Đứa con này rất dễ mắc sai lầm. Nhiều đứa mải chơi, thối chí, học khó thì nản, thích giao du, thích hưởng thụ, sinh lười biếng, trễ nải, hay nói dối và làm việc bỏ dở, không về đích...
Con ma còn có tính ích kỷ, trọng của khinh người, nói năng thô lỗ, cộc cằn, nhiều khi bực lên nói năng mất kiểm soát, gây mất tình cảm. Con Ma đôi khi cũng khôn vặt, lém lỉnh, nhưng hãy cảnh giác sự "trở mặt" là điều kinh khủng nhất của con Ma.

Dạy con thế nào?
Cần phải quan sát và kiểm soát con thật tốt ngay từ nhỏ. Các cụ dạy "cây non dễ uốn", với con Ma phải uốn nắn từng tí một, xát xao và nghiêm khắc. Cần phải ép vào kỷ luật, tìm hiểu kỹ những người bạn của con, tránh để con kết giao với bạn bè xấu, không ngoan. Kiểm soát thời gian của con, kèm con học tập và hỗ trợ thường xuyên. Không để con sớm tiếp xúc với tiền bạc, không dùng đồ đắt tiền, hãy biết tiết kiệm để con kiềm chế ham muốn, không đua đòi. Không dễ dàng đáp ứng nhu cầu hay đòi hỏi của con để tránh tạo thói quen trẻ vòi vĩnh, ăn vạ...
Hãy tạo việc làm cho con để con biết quí lao động và trân trọng đồng tiền. Học tập vừa sức không cần ép con. Hãy học cùng con và làm thầy của con. Cha mẹ phải làm cho con phục thì nó mới nể và nghe lời!

Theo anh thầy phong thủy, học sinh của chồng mình trước đây, khi mình mang bầu, anh đã khuyên hãy năng cho Gấu nghe kinh phật. (Mình không nhớ lắm tên bài kinh đó). Anh bảo, khi 1 đứa trẻ khó nuôi và hiếu động, tâm hồn có thể dễ xáo động và cuốn theo những thứ không đẹp đẽ thì hãy thuần phục nó bằng thứ ngôn từ của sự nhân từ, vị tha. Con Ma sống lâu ngày trong môi trường Phật cũng sẽ nuôi dưỡng một tấm lòng yên ổn.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Kinh đó không phù hợp đối với người đang bình thường hoặc chưa có đủ khả năng tâm linh vì có kèm theo dẫn dụ các vong đến gần.

Hãy yêu và thương con thật nhiều! Bạn chót có một con Ma thì phải đem Tâm Phật mà che chở cho con, để Ma không thể điều khiển được con. Hãy sẵn lòng ở bên con và giúp con sửa sai, đừng ghét bỏ nó và đừng trừng phạt con bằng cách bỏ đói hay đuổi nó đi. Một đứa trẻ ham chơi có thể bỏ cả ăn để chơi, một con ma đói mà bị hắt hủi, đuổi ra khỏi nhà sẽ "ăn vụng", trộm cắp, làm càn... Bởi vậy, nếu con đã sai thì cũng đừng vội trừng phạt nghiêm khắc khiến nó sợ không dám về nhà thì bạn sẽ mất con trong phút chốc.
Con Ma còn dễ bị sa chân vào nghiện ngập và cờ bạc. Thông thường, cha mẹ sẽ phải quản lý đứa con này dài dài! Đừng vội buông tay kể cả khi con đã 30 tuổi! Con ma luôn cần sự quản thúc tại gia bởi sự chung tay của cả đại gia đình, nếu không thì pháp luật sẽ hỏi thăm nó.
Tuy nhiên con Ma lại là những đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn, hiếu động. Nếu được rèn dũa đúng hướng, chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội và hợp với nghề y, thầy thuốc....
-------

6. Con Quỉ (con của Quỷ)
Các cha mẹ ơi, lại một lần nữa tớ nhấn mạnh, Con vẫn là con yêu của mẹ nhé, chỉ có điều khéo đừng để con thành Yêu tinh😄😄!!
Con Quỷ là đứa con duy nhất nằm trong lòng bàn tay của bạn, cần bạn nắm tay dìu dắt suốt đời, xin đừng buông tay! Vì sao thế?
Con Quỷ là đứa nghịch ngợm nhất. Các cụ thưởng bảo "nghịch như quỷ" mà! Chúng cũng thông minh, nhưng là láu cá, khôn vặt, cái khôn chỉ để có lợi cho nó mà sẵn sàng làm hại, gây nguy hiểm cho người khác, gây thiệt hại cho bên ngoài, chết nỗi, nó vui vì những điều ấy! Có những đứa trẻ lấy việc hành hạ súc vật làm trò tiêu khiển, cố ý giấu đồ của người khác để người ta tìm, lo lắng mất ăn mất ngủ thì nó lại rúc vào một xó cười khoái trá cho cái trò nó gây ra. Nó có thể nghĩ ra đủ trò chơi khăm người này, chọc ghẹo người khác khiến cho người ta cáu bực, hiểu lầm, cãi lộn nhau... thì nó vui! Oái oăm thay! Có đứa con Quỷ thế này thật đau đầu các vị phụ huynh. Chúng là mầm mống gây những sự xáo trộn, quả thật rất khó lường! Có những vị phụ huynh phải muối mặt đi xin lỗi người ta thay con, phải bỏ tiền của ra đền tài sản hỏng do cậu ấm làm bậy.
Con Quỷ có đứa nói bậy nhưng chưa làm bậy, có đứa không nói bậy, nhưng làm bậy; và có đứa tệ hơn nữa: vừa nói bậy, vừa làm bậy!
Đứa con này cần kiểm soát suy nghĩ, hành vi của chúng. Hãy theo dõi ngôn ngữ của con. Lời nói là phản ánh của tư duy! Nhất định phải uốn nắn từng lời nói, từng hành vi nhỏ của con nhằm ngăn chặn ngay những mầm mống tiêu cực phát sinh. Cha mẹ, anh chị cũng cần làm gương cho con từ lời ăn tiếng nói. Một đứa trẻ sẽ không thể có ngôn ngữ trong sáng nếu xung quanh chúng mọi người đều nói bậy! Các cụ dạy trẻ "học ăn, học nói, học gói, học mở". Nết ăn phải được dạy kỹ! Một đứa trẻ tham lam ích kỷ sẽ hư hỏng và vô lễ ngay trên bàn ăn. Nhất định phải dạy, nói cả trăm lần cũng phải dạy các bạn thân mến ạ!
Đối với con Quỉ, những bài học đạo đức sao khó vào đầu chúng. Càng dạy chúng càng có xu hướng phản kháng, bất cần, cho rằng cha mẹ nói lắm, nói lắm nhưng nó lại ếch nghe, thế khổ! Nhiều người cảm thấy bất lực khi dạy con, nản thì buông, con làm càn đã có công an và pháp luật!!

Dạy con thế nào?
Ôi ôi pháp luật vô tình nhé các bạn. Đừng để CA dạy con bạn, (tớ xin phép nếu có bạn nào làm trong ngành CA nhé), thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng khi các cháu mới lớn phạm pháp và bị tạm giam, khi đi con còn nguyên vẹn, khi về con chẳng... vẹn nguyên. Vậy tránh hết sức điều xấu ấy nhé! Mọi chuyện đều có phương pháp!
Khi con tỏ ra bướng bỉnh và khó dạy bảo, các bạn hãy tìm một "khắc tinh" của nó. Đứa trẻ nào dù ngỗ nghịch mấy cũng có một "khắc tinh" - Đó là một người có thể họ hàng, có thể hàng xóm, gần với nhà bạn, biết nó, và có khả năng làm cho nó sợ, giống như chuột nhìn thấy mèo phải sợ ấy. Vị khắc tinh này sẽ khiến những suy nghĩ tiêu cực của nó tiêu tan và trở lại làm đứa ngoan như cún!😊

Các bạn thân mến! Trên đây tớ vừa trình bày vài ý tưởng và kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình dạy con của bản thân và của nhiều người mình biết. Cũng chỉ là những điều tham khảo thôi, xin các bạn hãy đóng góp thêm ý kiến để chúng mình có nhiều bài học hay chia sẻ cho nhau nhằm nuôi dạy con tốt hơn.

Các bạn ạ, nhìn những đứa con của chúng ta tới trường, mặc đồng phục học sinh thật đẹp, thật ngoan như đàn cá vàng bơi trong làn nước kia. Nhưng kỳ thực, mỗi con là một thế giới riêng, một cá tính riêng, không con nào giống von nào. Kể cả con Phật cũng có ngày nổi điên, con Ma vẫn có lúc biết xúc động chảy nước í😄😄 Dạy con là công việc khó khăn nhất, và khi mỗi việc chúng ta làm chạm đến trái tim yêu thương của các con thì "đá cũng tan chảy, dao sắc phải mòn”

nguồn copy

Address

152 Lê Duẩn
Hanoi

Telephone

0916836668

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Du lịch tâm linh Hanoi Railtours Vietnam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category

Nearby event planning services


Other Ticket saless in Hanoi

Show All