The Muse Artspace

The Muse Artspace Ra đời với mục tiêu giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ tiềm năng với công chúng.
(2)

Ca sỹ Thanh Hà và nhạc sỹ Phương Uyên ghé thăm triển lãm của hoạ sỹ Nguyễn Đình Sơn.
22/12/2023

Ca sỹ Thanh Hà và nhạc sỹ Phương Uyên ghé thăm triển lãm của hoạ sỹ Nguyễn Đình Sơn.

Vậy là triển lãm Biến tượng - Triển lãm của hoạ sỹ Vũ Hiệp đã đi đến hồi kết thúc. The Muse xin phép gửi tới bạn yêu ngh...
20/12/2023

Vậy là triển lãm Biến tượng - Triển lãm của hoạ sỹ Vũ Hiệp đã đi đến hồi kết thúc. The Muse xin phép gửi tới bạn yêu nghệ thuật lời cảm ơn chân thành sâu sắc vì đã luôn ủng hộ và theo dõi hoạt động triển lãm. Và tất nhiên, triển lãm không thể thành công nếu không có sự ủng hộ nhiệt thành từ các đơn vị báo chí, truyền thông mà chúng tôi sẽ để link dưới đây để bạn đọc cùng theo dõi.

▪️ Duyên dáng Việt Nam: https://duyendangvietnam.net.vn/bien-tuong---trien-lam-tranh-doc-dao-cua-kien-truc-su-vu-hiep.html

▪️ Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/van-hoa/van-hoc-nghe-thuat/kham-pha-nhung-bien-tuong-cua-hoa-si-vu-hiep-754427

▪️ Ybox: https://ybox.vn/su-kien/hn-trien-lam-bien-tuong-cua-hoa-sy-vu-hiep-nam-2023-mien-phi-tham-du-65641d6ad128c0632e949476

▪️ Hanoi Grapevine: https://hanoigrapevine.com/vi/2023/11/exhibition-transfiguration/

▪️ VOV6: https://vov6.vov.vn/chan-dung-nghe-sy/kts-vu-hiep-tim-thay-minh-voi-tranh-lua-cmobile150-37718.aspx

▪️ Kiến Việt: https://kienviet.net/2023/12/12/tranh-lua-vu-hiep-voi-cam-thuc-dan-gian-duong-dai

▪️ Nhân dân điện tử: https://nhandan.vn/hinh-la-trong-bien-tuong-post787071.html

▪️ Tạp chí mỹ thuật: https://tapchimythuat.vn/my-thuat-duong-dai/net-dep-dan-gian-trong-trien-lam-tranh-bien-tuong/

▪️ Znews: https://znews.vn/nhung-nguoi-phu-nu-vu-dai-ba-thuoc-dat-lung-post1449750.html

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn 💙

Tranh lụa “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Vũ Hiệp được lấy ý từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (thế kỷ 1...
20/12/2023

Tranh lụa “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Vũ Hiệp được lấy ý từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (thế kỷ 18). Cung oán ngâm khúc là khúc ca ai oán của người cung nữ dưới chế độ phong kiến khi phẩm giá, thanh xuân, phẩm giá và những tình cảm trong sáng của người phụ nữ bị chà đạp phũ phàng, vùi dập trong cung đình. Tác giả Vũ Hiệp đã tái hiện lại những trạng thái đó bằng hình tượng nghệ thuật mang tính chất siêu thực, trào phúng và ngoa dụ. Nhưng tất cả cho thấy một sự cảm thông sâu sắc và đề cao người phụ nữ trong các tác phẩm nghệ thuật của anh.

Tranh Vũ Hiệp đặc trưng với tính phồn thực và phụ nữ là đề tài lớn chiếm phần nhiều các tác phẩm của anh. Suốt chiều dài lịch sử tạo hình, chưa bao giờ hình tượng phụ nữ lại trở nên hoang dại, mạnh mẽ và siêu thực như thế. Vũ Hiệp dường như đặt nhiều công sức để xây dựng hình tượng người phụ nữ trong thế giới tưởng tượng của anh. Họ trong nhiều trạng thái. Từ những hình ảnh thường nhật xuề xòa nhất như trong “Mẹ và con”, “Mang bầu”, “Mẹ mướp” đến những hoạt động đa dạng và phức tạp như trong “Phụ nữ trèo”, “Giấc mộng đêm hè”, “Vinh quang”, “Cứu chuộc”, “Thiền định”, “Đấu vật”… hay trong thế giới tưởng tượng kỳ thú của họa sĩ về những “Chị Hằng”, “Cung oán ngâm khúc”, “Mẹ âu cơ”, Vũ điệu buồn”, người phụ nữ vẫn mang theo “gánh” vú dài loằng ngoằng. Vừa hài hước, vừa ai oán, nhưng cuối cùng đều được thu vén chu đáo. Phụ nữ trong tranh Vũ Hiệp mang một vẻ rất nhanh nhẹn. Cơ thể dài thườn thượt, nhưng được tạo hình khúc chiết, tinh anh, điệu bộ thoăn thoắt, chẳng kém gì nam giới trong đủ các trạng thái nỗ lực, mà có vẻ như đó là cách thức để tồn tại - khi Vũ Hiệp lột tả họ trong bản năng hoang dã và nguyên thủy nhất.

Bộ tác phẩm: Luyện khúc (2020), chất liệu: lụa, kích thước 20 x 15 cm.“Luyện khúc” là tranh lụa nằm trong bộ tranh lụa k...
19/12/2023

Bộ tác phẩm: Luyện khúc (2020), chất liệu: lụa, kích thước 20 x 15 cm.

“Luyện khúc” là tranh lụa nằm trong bộ tranh lụa kích thước nhỏ của tác giả Vũ Hiệp. Với những tác phẩm kích thước nhỏ, ngôn ngữ hội họa của Vũ Hiệp khúc triết hơn. Đoản khúc là khúc ca ngắn. Nhân vật được quy về dạng hình học tuy vẫn giữ được đặc điểm xuyên suốt của tạo hình hình tượng người phụ nữ.

Tranh Vũ Hiệp đặc trưng với tính phồn thực và phụ nữ là đề tài lớn chiếm phần nhiều các tác phẩm của anh. Suốt chiều dài lịch sử tạo hình, chưa bao giờ hình tượng phụ nữ lại trở nên hoang dại, mạnh mẽ và siêu thực như thế. Vũ Hiệp dường như đặt nhiều công sức để xây dựng hình tượng người phụ nữ trong thế giới tưởng tượng của anh. Họ trong nhiều trạng thái. Từ những hình ảnh thường nhật xuề xòa nhất như trong “Mẹ và con”, “Mang bầu”, “Mẹ mướp” đến những hoạt động đa dạng và phức tạp như trong “Phụ nữ trèo”, “Giấc mộng đêm hè”, “Vinh quang”, “Cứu chuộc”, “Thiền định”, “Đấu vật”… hay trong thế giới tưởng tượng kỳ thú của họa sĩ về những “Chị Hằng”, “Cung oán ngâm khúc”, “Mẹ âu cơ”, Vũ điệu buồn”, người phụ nữ vẫn mang theo “gánh” vú dài loằng ngoằng. Vừa hài hước, vừa ai oán, nhưng cuối cùng đều được thu vén chu đáo. Phụ nữ trong tranh Vũ Hiệp mang một vẻ rất nhanh nhẹn. Cơ thể dài thườn thượt, nhưng được tạo hình khúc chiết, tinh anh, điệu bộ thoăn thoắt, chẳng kém gì nam giới trong đủ các trạng thái nỗ lực, mà có vẻ như đó là cách thức để tồn tại - khi Vũ Hiệp lột tả họ trong bản năng hoang dã và nguyên thủy nhất.

18/12/2023
Con vật là đề tài mang đậm chất phồn thực và hài hước trong tranh lụa của họa sĩ Vũ Hiệp. Ý tứ xây dựng nên hình ảnh kỳ ...
18/12/2023

Con vật là đề tài mang đậm chất phồn thực và hài hước trong tranh lụa của họa sĩ Vũ Hiệp. Ý tứ xây dựng nên hình ảnh kỳ lạ của các con vật được tác giả lấy cảm hứng từ ca dao, tục ngữ, truyền thuyết Việt Nam cùng với những hàm ý ẩn dụ. Chúng được hư cấu trong không gian kỳ ảo của lụa, thấp thoáng bóng dáng kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống. Với màu sắc u hoài và tạo hình siêu thực, các con vật như ở một thế giới nguyên thủy.

▪️ Thông tin tranh sẽ được cập nhật trong phần chú thích ảnh

Kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp là giảng viên, nhà nghiên cứu văn hóa, với những công trình nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, ki...
17/12/2023

Kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp là giảng viên, nhà nghiên cứu văn hóa, với những công trình nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, kiến trúc, đoạt nhiều giải thưởng những năm gần đây.

Anh vừa giới thiệu các tác phẩm hội họa trên lụa trong triển lãm cá nhân đầu tiên - “Biến tượng”. 32 tác phẩm đang được giới thiệu tại The Muse Artspace (47 Tràng Tiền, Hà Nội) đến hết ngày 20/12, mang xem những góc nhìn khác, trong những chủ đề quen thuộc về người phụ nữ, tranh tĩnh vật, tranh vẽ con giống.

Vũ Hiệp vẽ tranh lụa với cảm hứng từ hình học tô-pô, mang đến những hình ảnh vừa lạ, vừa quen, với những cách điệu dựa trên cảm thức dân gian nhưng lại cố gắng tái hiện theo cách hiểu của mình, bằng kỹ thuật vẽ lụa khác. “Tôi đi tìm lại những kỹ thuật từ thời Đông Dương, đồng thời bổ sung một số kỹ thuật riêng của mình. Bây giờ các họa sĩ thường để nguyên lụa trên khung, còn tôi lại thích bồi và khiến cho lụa có độ mịn, độ sâu, với nhiều lớp lót, tạo nên bức tranh lụa với tính đục nhiều hơn tính trong”, Vũ Hiệp nói.

Đáng lưu ý, có những bức tranh mang tính phồn thực, ngoa dụ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tác giả khi thể hiện hình ảnh người phụ nữ cùng những “rường, cột”- định kiến xã hội. Mượn tứ câu thơ “Gái một con trông mòn con mắt/Gái hai con vú quặt đằng sau”, tác giả đã mang lại một hình dung khác về người phụ nữ. Những hình hài mới trong tranh Vũ Hiệp chính là sự nhào nặn của những giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cổ và một trí tưởng tượng dị biệt mang hơi hướng siêu thực trên chất liệu hội họa truyền thống: Lụa - chị Trần Thu Huyền, người tổ chức triển lãm “Biến tượng” chia sẻ.

Vũ Hiệp cũng dụng công khi vẽ về các con giống, tĩnh vật. Ấn tượng với những bức tranh vẽ con giống của tác giả Vũ Hiệp, họa sĩ Đào Hải Phong cho rằng: “Một KTS vẽ tạo hình những con giáp rất lạ, với sự tưởng tượng rất khá trong hình. Có lẽ là một KTS nên Vũ Hiệp “quy hoạch” bố cục của mình rất chặt chẽ, rất khéo léo. Một số bức tranh vẽ con ngựa, con rắn khiến tôi cảm thấy thú vị. Vẽ 12 con giáp là rất khó, để nó khác với cái đẹp mà nó đang có”.

Trong thời gian khoảng 20 năm trở lại đây, một số họa sĩ đã có những tìm tòi trong cách thể hiện, sáng tạo riêng trên tranh lụa, với ý tưởng, cảm hứng sáng tác từ dân gian, tiêu biểu như: Bùi Thanh Tâm, Hà Mạnh Thắng, Vũ Đình Tuấn, Tạ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Duy Mạnh, Ngô Văn Sắc, Bùi Hữu Hùng… Với một họa sĩ trẻ về tuổi nghề, mới “trình làng” triển lãm đầu tiên nhưng Vũ Hiệp đã thể hiện đặc trưng trong tranh của mình với tính dân gian phồn thực, vừa nôm na vừa khôn ngoan hài hước, đôi khi là cường điệu. “Biến tượng” được cho là đã góp thêm một tiếng nói mới với tranh lụa, “chú trọng chi tiết, có tính ước lệ, ẩn dụ, mang đậm tư tưởng phương Đông”.

▪️ Nguồn: Báo Thời Nay - Ấn phẩm của báo Nhân Dân
▪️ Link bài viết được cập nhật dưới phần bình luận

Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày khai mạc của triển lãm Biến tượng - Triển lãm của hoạ sỹ Vũ Hiệp...
10/12/2023

Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày khai mạc của triển lãm Biến tượng - Triển lãm của hoạ sỹ Vũ Hiệp 💙💙💙

"Dân gian" trong "Đương đại" dường như là đề tài rất "cũ" mà giới nghiên cứu nghệ thuật đã "cày" khá nát các đề tài nghi...
08/12/2023

"Dân gian" trong "Đương đại" dường như là đề tài rất "cũ" mà giới nghiên cứu nghệ thuật đã "cày" khá nát các đề tài nghiên cứu khoa học. Nhưng dường đối với sáng tác nó vẫn là điều âm ỉ/ đắn đo/ bận tâm/ hay ít nhất là đã từng nghĩ về của các nghệ sĩ.
Đối với sinh viên mỹ thuật thì nó càng là thứ bắt buộc phải nghiên cứu như một nền tảng để ra được trường. Đối với người thưởng thức nghệ thuật/ nhà sưu tập/ người làm thương mại nghệ thuật ... thì đó là một mảng quan trọng và cũng cần cẩn trọng.

Nhân dịp triển lãm Biến tượng - Triển lãm của hoạ sỹ Vũ Hiệp, The Muse hân hạnh tổ chức buổi toạ đàm nghệ thuật CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI.

​🔻 Chương trình của chúng tôi bao gồm 4 phần:
▪️Cảm hứng dân gian với các nghệ sỹ Việt Nam đương đại
▪️Bàn luận về chất liệu truyền thống trong sáng tác mỹ thuật hiện đại và đương đại
▪️Phỏng vấn về sáng tác của nhà nghiên cứu - hoạ sỹ Vũ Hiệp
▪️Hỏi & đáp cùng khán giả
Được dẫn bởi Giám tuyển Trần Thu Huyền cùng hai vị khách mời: Nhà nghiên cứu - Hoạ sỹ Vũ Hiệp và Nhà phê bình Mỹ thuật Quang Việt.

Hy vọng dưới sự cố gắng khai thác những thực hành nghệ thuật đương đại điển hình và nhìn nhận yếu tố dân gian trong nghệ thuật đương đại ở nhiều hệ quy chiếu sẽ dẫn đến phần thảo luận cởi mở thú vị cho tất cả chúng ta. Trân trọng kính mời những người yêu nghệ thuật đến với buổi art talk chiều mai.

🔻 Để tham dự toạ đàm CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI, vui lòng đăng ký tại link sau đây: https://forms.gle/oe7TcjJacBWLHrmh7
▪️Thời gian: 14h thứ 7, ngày 09.12.2023.
▪️Địa điểm: The Muse Artspace - 47 Tràng Tiền, Hà Nội

06/12/2023
8 HOẠ SĨ HỘI TỤ TRONG TRIỂN LÃM 'ĐỒNG HÀNH''Đồng hành' là tên triển lãm của 8 hoạ sĩ Hải Phòng sẽ trưng bày tại The Muse...
30/11/2023

8 HOẠ SĨ HỘI TỤ TRONG TRIỂN LÃM 'ĐỒNG HÀNH'

'Đồng hành' là tên triển lãm của 8 hoạ sĩ Hải Phòng sẽ trưng bày tại The Muse Artspace tới hết ngày 3/12/2023.
8 họa sĩ tham gia triển lãm gồm: Đỗ Tuấn Thành, Nguyễn Viết Thắng, Phạm Hoàng Hà, Bùi Anh Hào, Đoàn Đức Hùng, Xuân Diệu, Phạm Anh Tuấn, Đặng Tiến.

Giám tuyển Vân Vi cho biết, khi dự định về một triển lãm của những họa sĩ Hải Phòng, chị đã cố gắng cảm nhận về một vùng địa lý qua nghệ thuật của họ - những người sinh ra, lớn lên, đang hoạt động sáng tác tại đây.

"Tác động về quang cảnh sống, văn hóa vùng miền ít nhiều ghi đè lên nghệ thuật của mỗi cá nhân những hình ảnh quen thuộc. Chúng tôi nhìn thấy điều này qua các triển lãm trước đây khi họ vẽ về phong cảnh hiện thực: bình yên, lãng mạn, lý tưởng hóa, đẹp và buồn. Tuy nhiên, khi một số tác giả nỗ lực đào sâu hơn biểu hiện cá nhân, nghệ thuật của họ trở nên phong phú, phản ảnh và làm mới tinh thần của nơi chốn", giám tuyển Vân Vi chia sẻ.

Trái ngược với vẻ ngoài khép kín, tranh của hoạ sĩ Đoàn Đức Hùng theo lối biểu hiện với các đường nét và mảng màu thể hiện xúc cảm mãnh liệt, phóng khoáng và thoải mái.

Bất kể ngồi ở đâu, hay gặp ai, trong đám đông hay đối diện, hoạ sĩ đều cầm bút lên ký họa. Anh chia sẻ, khi không biết làm gì sẽ vẽ. Anh tự nhận mình là người giao tiếp kém, không biết phải nói chuyện với người khác như thế nào, cũng không thể dùng lời rành mạch nói cho hết những gì mình suy nghĩ hay cảm nhận… nên anh giao lưu với người khác bằng cách vẽ.

Bởi thế mỗi người, mỗi lúc, mỗi trạng thái anh đều vẽ khác nhau và hiếm khi cạn vốn sáng tác bởi chất xúc tác để làm việc chính là lấy từ tư liệu của đời sống thật.

Với hoạ sĩ Xuân Diệu, lụa đang là cảm hứng trong các sáng tác của anh. Với tác phẩm Ca trù là bộ tranh lụa mà hoạ sĩ ấp ủ sau một buổi tối đi xem ca trù tại Đình An Biên (Hải Phòng).

Hoạ sĩ Xuân Diệu muốn vẽ góc nhìn ca trù khác. Anh vẽ 3 người có bố cục dàn trải và quay lưng lại với người xem: kép đàn, ca nương và quan viên (chơi trống, giữ nhịp trống) thì họ có biểu cảm khác. Anh sử dụng họa tiết dân gian cổ của thế kỷ 17-18, thời kỳ mà ca trù được ra đời, để tạo ra một âm hưởng cổ kính mà mình đang hướng tới.

Tranh của hoạ sĩ Phạm Anh Tuấn mang sự đối lập giữa mảng không gian lớn, hay con chuồn chuồn nhỏ nhoi. Kiệm màu, nhẹ nhàng. Sự rung động khe khẽ đối lập với sự tĩnh tại của những mảng trống lớn. Cái anh muốn trong bức tranh là sự đối lập. Cái nhỏ bé tôn cái khoảng trống. Và, những khoảng trống lớn như bầu trời, mặt nước, cái mênh mông của biển, những không gian không có biên giới và như hòa làm một, lại làm cho sự nhỏ bé trở nên nhỏ bé hơn nữa.

“Tôi ưa thích sự đối lập, bởi vì chính sự đối lập lại làm rõ giá trị của điều còn lại” – Phạm Anh Tuấn bày tỏ.

Tranh chân dung và tĩnh vật của hoạ sĩ Đỗ Tuấn Thành có nhiều nét tương đồng trong cảm xúc và bút pháp biểu hiện. Họa sĩ chồng nhiều lớp màu để tạo nên hình, khiến vật thể trong tranh như những bóng nắng, xôm xốp và rung động. Cũng đôi khi thấy những đường viền công tua đen, đứt quãng. Anh chọn những chủ đề nhẹ nhàng, nhưng màu sắc và biểu hiện của anh trong các tác phẩm lại thể hiện những cảm xúc dồn nén mạnh mẽ.

Nhà điêu khắc - hoạ sĩ Nguyễn Viết Thắng cho biết, hàng ngày không dự định trước mình sẽ vẽ gì, mà để nét màu tự đi ra theo mạch, để nó tự gợi ý, tự lôi ra trong đầu rồi chính nó lại soi chiếu ngược vào bản thân anh.

Hoạ sĩ luôn tâm niệm “nghệ thuật là tự thân, áp đặt ít nhất có thể cái của mình vào nó”. Vì thế, anh thường tận dụng những vật làm sẵn. Nhiều điêu khắc gốm của anh thường mang tính sắp đặt - lắp ghép như trò chơi của trẻ con với ý thức tối giản; còn hội họa, đôi khi nhặt được tờ giấy, bồi lên, với trạng thái của nó mà đi tiếp vào hình, màu.

Nghệ thuật của Nguyễn Viết Thắng đề cập nhiều đến khoảng rỗng. Vỏ bên ngoài đối với anh chỉ là cái cớ tạo hình cho phần không nhìn thấy - cái vắng mặt mang chức năng chứa đựng.

Gần đây, họa sĩ Phạm Hoàng Hà theo đuổi giấy Dó, bột màu. Anh chuyển sang một thái cực hoàn toàn đối lập: vẽ những cô gái nhỏ mang một phần nét đẹp của thiếu nữ, rất gần với chất lãng mạn của văn học Nga. Họa sĩ tìm đến với giấy Dó bởi chất liệu hội họa này cho anh cảm giác ào ạt, loang tự nhiên - cùng với chất màu bột xốp, tươi và đẹp lên sau khi khô. Giấy Dó, bột màu, chân dung cô gái nhỏ và những bức tĩnh vật là một trạng thái cảm xúc mới mẻ mà họa sĩ đang say sưa khám phá.

Họa sĩ Bùi Anh Hào vẽ nhiều phong cảnh sơn dầu về vùng đồi núi hoang vắng. Tranh của anh dùng nhiều mảng miếng, ít nét và kiệm màu. Đôi khi là trạng thái câm lặng của những khối bồng bềnh - giằng co giữa hiện thực và lý tưởng hóa.

Họa sĩ Đặng Tiến có sức sáng tác mạnh mẽ. Hoạ sĩ vẽ nhiều tranh phong cảnh, tĩnh vật và người. Một điểm chung ở tranh Đặng Tiến là người xem không khó để nhận thấy cái chất mỹ cảm khá riêng và tinh tế, xuyên suốt các sáng tác của ông.

Với tranh phong cảnh, chất riêng ấy thể hiện rõ nét hơn cả ở màu sắc xa vắng, những bờ bãi và bóng hình khó nắm bắt nhưng đầy rung cảm.

Tranh chân dung của Đặng Tiến có nhiều biến đổi. Những nhân vật thời kỳ đầu trong tranh mang tính xã hội - văn học. Giai đoạn sau ông vẽ người hiện thực rồi ngày càng trở nên khái quát chú trọng nét giản lược, biểu đạt khúc chiết, mang đến chiều sâu tâm lý tinh tế hơn. Xem tranh Đặng Tiến, có một cảm giác dễ chịu có lẽ bởi chất mỹ cảm và hiện thực vẫn được trân trọng, nhưng cũng không dễ gì lướt qua.

▪️Bài viết được đăng lại trên báo Vietnamnet, link bài viết được cập nhật dưới phần bình luận

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Nguyễn Viết Thắng tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải PhòngKhi đến thăm xưở...
30/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Nguyễn Viết Thắng tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Khi đến thăm xưởng nghệ sĩ Nguyễn Viết Thắng, chúng tôi được chứng kiến một thế giới nghệ thuật thu nhỏ của anh. Nguyễn Viết Thắng từ làm tượng tới vẽ trên đủ mọi phương tiện anh có được trong hoàn cảnh của mình. Tượng gốm, tranh sơn dầu, ký họa, tranh phấn màu, màu nước, màu bột trên các loại giấy… có tới hàng nghìn tác phẩm xếp chồng và treo kín các phòng, cầu thang. Nói vậy để thấy sức sáng tạo miệt mài hàng ngày của nghệ sĩ. Đối với anh, mọi thứ đều là thử nghiệm. Hàng ngày anh không dự định trước mình sẽ vẽ gì, mà để nét, màu tự đi ra theo mạch, để nó tự gợi ý, “tự lôi ra trong đầu” rồi chính nó lại soi chiếu ngược vào bản thân anh. Với cả hội họa và điêu khắc - loại hình nghệ thuật gắn với tên tuổi của anh sớm hơn, anh luôn tâm niệm: “nghệ thuật là tự thân, áp đặt ít nhất có thể cái của mình vào nó”. Vì thế, Viết Thắng thường tận dụng những vật làm sẵn. Nhiều điêu khắc gốm của anh thường mang tính sắp đặt - lắp ghép như trò chơi của trẻ con với ý thức tối giản. Còn hội họa, đôi khi nhặt được tờ giấy, bồi lên, với trạng thái của nó mà đi tiếp vào hình, màu. Nghệ thuật của Nguyễn Viết Thắng đề cập nhiều đến khoảng rỗng. Vỏ bên ngoài đối với anh chỉ là cái cớ tạo hình cho phần không nhìn thấy - cái vắng mặt mang chức năng chứa đựng.

-

🔻Artworks by artist Nguyen Viet Thang in the exhibition Accompany - Exhibition of Hai Phong artists

When visiting artist Nguyen Viet Thang's studio, we were in awe amidst discovering his miniature art world. Nguyen Viet Thang sculpts and paints in every medium he can get his hands on; including ceramic statues, oil paintings, sketches, pastels, watercolors, gouache on paper, etc. Thousands of artworks are stacked and hung tight around the room overtaking the stars, evincing his conviction in the art. According to Thang, works in a spontaneous and unplanned fashion, specifically, he lets the brush guide his creative process and follows wherever the flow takes him such that later the arts can reflect his inner.
Having fine art and sculpture attached to his name fairly early, Thang reflected: “...art is derived from the self, but the self should be imposed as little as possible”. Therefore, when scupting, Viet Thang often takes advantage of pre-made objects. Many of his ceramic sculptures are often minimally arranged, assembled in a way that echoes children’s play sets. As for fine arts, on a good day, Thang can find scrap papers, merge them, and paint as is. Nguyen Viet Thang’s art highlights the uncharted space of the canvas, the outer shell is only a justification for the unseen - the absence that embodies.

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Xuân Diệu tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng1998-2002 Trường văn hóa...
29/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Xuân Diệu tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

1998-2002 Trường văn hóa nghệ thuật Hải Phòng
2002-2007 Đại học sư Phạm mỹ thuật Hà Nội

Phạm Xuân Diệu học mỹ thuật 8 năm từ trường văn hóa nghệ thuật Hải Phòng đến Đại học sư phạm mỹ thuật Hà Nội. Xuất phát từ một gia đình công nhân nghèo, Diệu vì mải mê theo đuổi hội họa mà lúc nào cũng trong tình trạng vừa đi học, vừa đi làm. Anh cũng không thấy thế làm khó khăn, bởi vì nó cũng là tình trạng khó khăn chung của các họa sỹ sống ở ngoại tỉnh. Anh thậm chí còn thấy mình may mắn, vì khi ra trường có công việc dạy mỹ thuật, và được làm việc với trẻ con cũng cho anh những ý tưởng nhất định. Hiện tại lụa đang là cảm hứng của anh. Dù phải thu xếp thời gian giữa việc đi dạy vẽ ở trường và tập trung để hoàn thiện những bức tranh, Diệu cũng không bao giờ có ý định từ bỏ sáng tác.

The Muse
_

🔻 Art work of artist Xuan Dieu in the exhibition ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

1998 -2002 Hai Phong College of Culture and Arts
2002-2007 Hanoi National University of Education

Pham Xuan Dieu studied fine arts for 8 years at Hai Phong College of Culture and Arts and Hanoi National University of Education. Coming from an impoverished family, Dieu struggled to pursue his passion while juggling between his work and school. Surprisingly, he didn’t find that dreadful as it was a common predicament for outskirts living artists. All the more, he felt fortunate due to the opportunity and experience he received post-graduate, being an art professor, and working with children, which had instilled in him profound insight. Currently, silk is his main inspiration. Even though he still had to manage time to perfect his art while teaching, Dieu never intended to retire his brush.

[Triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng: hoạ sỹ tham gia: Nguyễn Viết Thắng]“Giải nhất Triển lãm Mỹ th...
24/11/2023

[Triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng: hoạ sỹ tham gia: Nguyễn Viết Thắng]

“Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật Hải Phòng năm 2019”

Triển lãm Mỹ thuật năm 2019 thu hút sự tham giam của 57 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Hải Phòng và môt số tỉnh, thành phố trên cả nước với 120 tác phẩm.
Ban giám khảo đã chọn ra 80 tranh để trưng bày tại triển lãm và trao 9 giải cho các tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, tác giả Nguyễn Viết Thắng đoạt giải Nhất với tác phẩm sơn dầu “Đường vào bản”.

🔻Thông tin được trích nguồn từ bài viết trên báo An ninh Hải Phòng. Link bài viết được cập nhật dưới phần bình luận.

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Đỗ Tuấn Thành tại triển làm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải PhòngSinh năm 1987 tại Hả...
23/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Đỗ Tuấn Thành tại triển làm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Sinh năm 1987 tại Hải Phòng, sở thích hội họa đến với Đỗ Tuấn Thành từ khi còn niên thiếu. Anh bắt đầu con đường hội họa năm 2008 sau khi tốt nghiệp cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Hải Phòng nhưng phải đến 2014 anh mới vẽ nhiều và chính thức hoạt động hội họa toàn thời gian. Thời gian đầu, họa sĩ tập trung vào phong cảnh hiện thực, với cảnh sắc địa phương mà anh gắn bó: phố, bến Tam Bạc, quán hoa, phong cảnh bến thuyền... Thành chuyển dịch chủ đề sang tĩnh vật với bút pháp mang nhiều tính biểu hiện hơn. Bên cạnh đó là mảng tranh chân dung n**e. Tranh chân dung và tĩnh vật của Thành có nhiều nét tương đồng trong cảm xúc và bút pháp biểu hiện. Họa sĩ chồng nhiều lớp màu, các mảng màu đè lên nhau để tạo nên hình, khiến vật thể trong tranh như những bóng nắng, xôm xốp và rung động. Cũng đôi khi thấy những đường viền công tua đen, đứt quãng. Thành chọn những chủ đề nhẹ nhàng, nhưng màu sắc và biểu hiện của anh trong các tác phẩm lại thể hiện những cảm xúc dồn nén mạnh mẽ.

The Muse
_

🔻 Artworks of artist Do Tuan Thanh in the exhibition ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Born in Hai Phong, Do Tuan Thanh's (1987) passion for painting came naturally when he was a teenager. He started his fine art career in 2008, after graduating from Hai Phong College of Arts and Culture, however, it was not until 2014 that he officially became a full-time painter and made numerous artworks. The artist’s early works focus on lifelike landscapes, with touches of local sceneries that he grew up with; the street, the Tam Bac seaside, the flower shop, the boat dock, etc. Later Thanh shifted to n**e portraits and still life with more expressive brushstrokes and emotions. The artist superimposed many layers of color, permeating, and overlapping each other to form shapes, resulting in glossy, elastic-like, and vibrant objects. Occasionally the black contours break and separate. Thanh gravitates toward gentle themes, however, his colors and expressions in the works convey strong repressed emotions.

The Muse

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Phạm Anh Tuấn trong triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải PhòngPhạm Anh Tuấn học ...
16/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Phạm Anh Tuấn trong triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Phạm Anh Tuấn học từ trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Hải Phòng. Sinh ra từ một gia đình lao động ở Hải Phòng, Tuấn thích vẽ và phải tự lập từ nhỏ nên đã tự mình theo con đường nghệ thuật.

Năm ngoài 24 tuổi anh làm cùng mấy anh em mở một phòng tranh ở Hải Phòng, duy trì cho đến năm 30 tuổi thì anh thôi phòng tranh và chuyển sang sáng tác chuyên nghiệp. Lức đó Tuấn chỉ làm những tranh đặt hàng để bán, nhưng sau này thì anh thấy công việc đấy không còn phù hợp và chuyển sang chuyên tâm sáng tác.

Trong cuộc sống, Tuấn cảm thấy mình chủ động khi được làm một họa sỹ tự do, và có thể làm thêm bất cứ nghề gì anh muốn để có thể duy trì được niềm đam mê này.

Tuấn sáng tác chủ yếu theo hai mảng theo các trại sáng tác mỹ thuật của Hội mỹ thuật Hải Phòng, đi đến đâu thì anh sáng ở đó. Quê nội anh ở miền Trung ven biển, nên cảm hứng lớn thứ hai của anh là về biển.

Tranh của Tuấn mang sự đối lập giữa mảng không gian lớn, hay con chuồn chuồn nhỏ nhoi. Kiệm màu, nhẹ nhàng. Sự rung động khe khẽ đối lập với sự tĩnh tại của những mảng trống lớn. Cái Tuấn muốn trong bức tranh là sự đối lập. Cái nhỏ bé tôn cái khoảng trống. Và những khoảng trống lớn như bầu trời, mặt nước, cái mênh mông của biển, những không gian không có biên giới và như hòa làm một, lại làm cho sự nhỏ bé trở nên nhỏ bé hơn nữa. Gữa hai điều đó có sự tác động qua lại. Các mảng nhỏ mang màu sắc mạnh, và là điểm nhấn của bức tranh.

“Tôi ưa thích sự đối lập, bởi vì chính sự đối lập lại làm rõ giá trị của điều còn lại” – Phạm Anh Tuấn.

The Muse

_

🔻 Artworks of artist Pham Anh Tuan in the exhibition ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Pham Anh Tuan studied at Hai Phong College of Culture and Arts and came from a working-class family. Being independent from a young age, he decided to follow his artistic path.

When he reached 24, Tuan opened a gallery in Hai Phong with his brother, maintaining it for 6 years and switching his focus to being a professional artist. At the time, Tuan only did commission works, but later settled on composing for himself.

Tuan experiences more freedom as a freelance artist, and is willing to take any other job to support his passion.

Tuan mainly worked on his art at the composition camps organized by the Hai Phong Fine Arts Association. Furthermore, his paternal hometown, located in the central coastal region, is his second greatest inspiration.

Tuan's paintings tend to harbor many juxtapositions between the grandeur and the trivial things; the minimal, gentle colors strongly contrast with the stillness of the large vacant spaces. The artist wishes to bring their synergy to the foreground.

Specifically, bondless spaces from the sky, or the water surface of the endless sea, highlight the scale of the insignificant, while their rich, vibrant hues become the focal point of the painting.

“I adore juxtaposition since what can juxtapose can also accentuate” - Pham Anh Tuan

The Muse

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Bùi Anh Hào đang được trung bày tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải PhòngHọ...
13/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Bùi Anh Hào đang được trung bày tại triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Họa sĩ Bùi Anh Hào sinh năm 1978 tại Hải Phòng. Sống và sáng tác tại Hải Phòng. Gần giống như một họa sĩ tự học, anh có thêm sự chỉ dạy của thầy Lê Văn Thìn trên con đường hội họa với chất liệu sơn mài. Từ 2018 tới nay, Bùi Anh Hào vẽ nhiều phong cảnh sơn dầu về vùng đồi núi hoang vắng. Tranh của anh dùng nhiều mảng miếng, ít nét và kiệm màu. Đôi khi là trạng thái câm lặng của những khối bồng bềnh - giằng co giữa hiện thực và lý tưởng hóa.

The Muse
_

🔻 Artworks by artist Bui Anh Hao in the exhibtion ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Painter Bui Anh Hao (1978) was born in Hai Phong and has composed art there throughout his life. Although he is a self-taught artist, Bui Anh Hao still received additional guidance from Professor Le Van Thin in his path toward oil painting. Since 2018, the artist has painted numerous oil paintings of desolate mountain ranges. His art utilized the synergy of many pieces while having fewer strokes, and diminished colors; illustrated through the static floating blocks, struggling between reality and idealization.

The Muse

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Phạm Hoàng Hà trong triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải PhòngHọa sĩ Phạm Hoàng ...
11/11/2023

🔻 Các tác phẩm của hoạ sỹ Phạm Hoàng Hà trong triển lãm ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Họa sĩ Phạm Hoàng Hà sinh năm 1982 tại Hải Phòng, tốt nghiệp cử nhân ngành hội họa hoành tráng trường Đại Học Mỹ thuật Công Nghiệp năm 2005. Cũng như nhiều họa sĩ trẻ khác tại địa phương, anh cũng ngắt mạch với hội họa nhiều năm vì mưu sinh cuộc sống. Hà từng trải nghiệm đời sống ở Huế cùng công việc vẽ áo dài. Giai đoạn sau đó, các tác phẩm của anh ảnh hưởng phong cách văn học Huế - nhập vào chất hoành tráng thần tiên của vùng đất kinh đô thần bí. Họa sĩ cũng từng chuyển đổi nhiều phong cách ở những thái cực khác nhau qua các giai đoạn. Anh từng có những loạt tranh vẽ về những người nghèo khó trong những hình hài siêu thực. Một giai đoạn dài sau đó anh cởi bỏ những nặng nề trong tư tưởng bằng trực họa phong cảnh dùng bay. Cho tới giai đoạn gần đây Phạm Hoàng Hà theo đuổi giấy dó, bột màu. Hà chuyển sang một thái cực hoàn toàn đối lập: vẽ những cô gái nhỏ mang một phần nét đẹp của thiếu nữ, rất gần với chất lãng mạn của văn học Nga. Họa sĩ tìm đến với giấy Dó bởi chất liệu hội họa này cho anh cảm giác ào ạt, loang tự nhiên - cùng với chất màu bột xốp, tươi và “đẹp lên sau khi khô”. Giấy dó, bột màu, chân dung cô gái nhỏ và những bức tĩnh vật là một trạng thái cảm xúc mới mẻ mà họa sĩ đang say sưa khám phá.

The Muse

-

🔻 Artworks of artist Pham Hoang Ha in the exhibition ĐỒNG HÀNH - Triển lãm của các hoạ sỹ Hải Phòng

Pham Hoang Ha (1982) was born in Hai Phong and graduated with a bachelor's degree in painting from the University of Arts and Design in 2005. Like many other young local artists, he had to put his passion on hold for years to cater to his livelihood. Ha also has some experience in Hue, producing Ao Dai paintings, which later heavily influenced Hue's literary manner, while consolidating and elevating the marvelous, enigmatic capital. The artist also experimented with various fashions through all polarities of the spectrum. In addition, he once dedicated a series to portray impoverished people via lifelike figures.
Eventually, he unburdened his mind by practicing observational paintings of landscapes such that they were afloat. Recently he has been pursuing Do paper and gouache, moving to the opposite spectrum by painting petite girls who bear a hint of ladylike beauty, resembling the romanticism of russian literature. The artist seeks Do paper due to its profuse artistic traits, consistent vintage hue, along with the fresh, elastic, gouache that blooms when dry. Do paper, gouache, portraits of petite ladies, and still lifes are novel sensations that the artist is passionately exploring.

The Muse

Address

47 Tràng Tiền
Hanoi

Opening Hours

Monday 09:00 - 21:00
Tuesday 09:00 - 21:00
Wednesday 09:00 - 21:00
Thursday 09:00 - 21:00
Friday 09:00 - 21:00
Saturday 09:00 - 21:00
Sunday 09:00 - 21:00

Telephone

+84839319933

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when The Muse Artspace posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to The Muse Artspace:

Videos

Share

Nearby event planning services