Hội những người yêu thích quay phim và chụp ảnh tại Sài Gòn

Hội những người yêu thích quay phim và chụp ảnh tại Sài Gòn Hội những người yêu thích quay phim và chụp ảnh tại Sài Gòn chia sẻ những ki?

Hội những người yêu thích quay phim và chụp ảnh tại Sài Gòn chia sẻ những kiến thức căn bản cho đến nâng cao trong kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật quay phim.

Công viên trước UBND TP HCM mang diện mạo mớiHàng cây sứ ở Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBN...
12/03/2024

Công viên trước UBND TP HCM mang diện mạo mới
Hàng cây sứ ở Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND thành phố được thay bằng nhiều loại hoa, mai tứ quý... tạo cảnh quan mới cho khu vực.

Sáng 11/3, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP HCM, cho biết việc cải tạo công viên vừa được đơn vị hoàn thành sau hơn một tháng thực hiện.

Các cây sứ trắng tại đây được thành phố chấp thuận cho bứng, dời qua Công viên lịch sử văn hóa dân tộc ở TP Thủ Đức cùng một số khu vực khác. Dọc hàng cây cũ hiện được thay thế bằng mai tứ quý, xen kẽ là nhiều loại hoa, sen hồng... tạo màu sắc sinh động và giúp không gian ở khu vực thoáng đãng hơn trước.

Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, giáp đường Lê Thánh Tôn trước trụ sở UBND, HĐND thành phố, thuộc địa bàn quận 1. Trong đó, tượng đài bằng hợp kim đồng, phần thân cao 4,5 m, hướng về bến Bạch Đằng, là điểm nhấn ở quảng trường đi bộ, được khánh thành vào năm 2015. Tượng đài được đặt tại trung tâm hành chính của thành phố, nơi có vị trí trang trọng nhất, thuận lợi để người dân mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế được chiêm ngưỡng.

Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đường Nguyễn Huệ dài 670 m, rộng 64 m. Trục đường này được lát đá granite với hai đài phun nước, hệ thống cây xanh. Dưới quảng trường đi bộ có hệ thống ngầm gồm các trung tâm theo dõi, điều khiển nhạc nước, ánh sáng... Hiện, phố Nguyễn Huệ mỗi ngày thu hút đông người dân, du khách đến vui chơi và cũng là nơi thành phố tổ chức các sự kiện văn hoá, giải trí, đường hoa...

Cùng với cải tạo công viên, ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi cũng mới được thành phố tổ chức lại giao thông theo dạng vòng xoay, sau gần 10 năm dỡ bỏ phục vụ thi công Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Đây từng địa điểm nổi tiếng ở thành phố với tên gọi là Bồn kèn, xây dựng từ năm 1920 - một trong vòng xoay đầu tiên ở Sài Gòn. Sau đó, nơi này được sửa thành một vòng xoay giao thông, có đài phun nước ở giữa, xung quanh trồng liễu rủ xuống, nên còn được gọi tên khác là bùng binh cây liễu. Năm 2014, để thi công ga gầm của tuyến metro, vòng xoay tại đây bị dỡ bỏ.

Hạ Giang


Linh vật rồng được để ở phố Nguyễn Huệ hết tháng GiêngHai linh vật rồng ở cổng chào đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1, sẽ đượ...
14/02/2024

Linh vật rồng được để ở phố Nguyễn Huệ hết tháng Giêng
Hai linh vật rồng ở cổng chào đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1, sẽ được giữ lại tới hết tháng Giêng (9/3) để phục vụ người dân và khách tham quan.

Theo Ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ, 21h hôm nay (mùng 5 Tết), các hạng mục trang trí ở tuyến phố trên sẽ được tháo dỡ sau hơn một tuần mở cửa. Khác dịp Tết những năm trước dỡ bỏ toàn bộ đường hoa, năm nay hai linh vật rồng ở cổng chào, tên gọi "Lưỡng Long triều liên", sẽ được giữ lại để du khách thưởng lãm.

Cặp rồng được thiết kế uốn lượn, đan xen nhau, đối xứng trên đường hoa, mỗi tạo hình dài hơn 100 m, kích thước vòng đầu hơn 2 m. Ngoài lập kỷ lục về kích thước con giáp từng xuất hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, linh vật rồng được tạo hình thân thiện với môi trường khi hơn 90% chất liệu sử dụng đến từ mây tre, mành quạt nan. Từ khi đường hoa mở cửa hôm 7/2, cặp linh vật thu hút đông người dân, du khách đến tham quan, chụp hình.

Trước đó, trong 8 ngày mở cửa phục vụ người dân và du khách, đường hoa Nguyễn Huệ đã thu hút hơn 1,2 triệu lượt người tham quan. Ngoài ra, khoảng 10 triệu hình ảnh liên quan đường hoa được cập nhật trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội... Do có nhiều đại cảnh lớn, phức tạp, công tác thu dọn được kéo dài thêm một ngày, từ 6h ngày 15 lên 6h ngày 16/2 (mùng 7 tháng Giêng).

Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay lấy chủ đề Xuân yêu thương, Tết sum vầy, bố cục làm ba phân đoạn với các khu đại cảnh và tiểu cảnh gồm các chủ đề Nguồn cội quê hương, Băng sông vượt biển và Vươn mình hội nhập. Đây là năm thứ 21 đường hoa được tổ chức dịp Tết tại trung tâm TP HCM.

Hạ Giang

Trăm năm du xuân Sài Gòn - TP.HCMTết đến, dẫu có bao phương tiện, người dân vẫn đến những điểm đến trăm năm: bến Bạch Đằ...
12/02/2024

Trăm năm du xuân Sài Gòn - TP.HCM
Tết đến, dẫu có bao phương tiện, người dân vẫn đến những điểm đến trăm năm: bến Bạch Đằng, đường hoa Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, Lăng Ông - Bà Chiểu, nhà thờ Đức Bà, chùa Bà Thiên Hậu...

325 năm kể từ ngày phủ Gia Định được lập, chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, những lưu dân miền Trung, những di dân người Minh Hương, những người Chăm, người Khmer chính thức trở thành người Việt.

Thành Gia Định rồi đô thành Sài Gòn lần lượt được người Việt, người Pháp quy hoạch đường sá, xây dựng phố chợ, lấp kênh làm đường rồi lại đào kênh thông thủy, thương cảng Bến Nghé - Sài Gòn tấp nập tàu bè, thành bệ phóng mọi mặt kinh tế, kiến trúc, văn hóa, giao thương cho Sài Gòn rộng mở.

Từ ngày ấy đến nay, Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM đã bao nhiêu thay đổi để rừng rậm, đồng lầy ngã ba sông thành một thành phố sôi động, hiện đại, nơi làm ăn, sinh sống, gầy dựng tương lai của người cả nước, nơi du lịch và tìm cơ hội mới của bạn bè quốc tế.

Hôm nay, dẫu có bao lựa chọn, TP.HCM vẫn là một điểm hẹn. Tết đến, dẫu có bao phương tiện, người dân vẫn đến những điểm đến trăm năm: bến Bạch Đằng, đường hoa Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, Lăng Ông - Bà Chiểu, nhà thờ Đức Bà, chùa Bà Thiên Hậu...
Chợ Bến Thành

Được dời từ bên bờ kinh Lớn (nay là đường Nguyễn Huệ) đến địa điểm mới cạnh ga xe lửa đi Mỹ Tho, chợ Bến Thành đã tọa lạc tại nơi này đến nay tròn 110 năm. Bao nhiêu biến động lịch sử đã kéo qua khu vực trung tâm Sài Gòn này nhưng chợ vẫn như xưa, vẫn là biểu tượng thân thuộc bình an trong tim mỗi người Sài Gòn.

Dù đi xa đến tận đâu, dù các nẻo đường đã mở thêm bao nhiêu lối ra vào thành phố thì trong lòng người, cụm từ "đi Sài Gòn" vẫn cứ có nghĩa là đi đến khu chợ Bến Thành.

Bến Bạch Đằng

"Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai/ Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay/ Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này/ Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi"... Tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đều khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính quyết định của dòng sông Sài Gòn và địa điểm cụ thể là bến Bạch Đằng với sự hình thành và phát triển của thành Gia Định - đô thành Sài Gòn - TP.HCM.

Từ dòng sông này, bến cảng này mà thành phố đã dang rộng vòng tay, tiếp nhận những dòng người, những màu sắc văn hóa, những phương cách phát triển kinh tế, để chọn lọc, để hòa trộn, để phát triển thành sức sống và phong cách Sài Gòn. Bến Bạch Đằng vẫn mãi là cánh cửa mở rộng.

Đường hoa Nguyễn Huệ

Đã mấy trăm năm kể từ ngày hình thành, từ ngày là kinh Chợ Vải dẫn từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định, đến kinh Lớn với chợ Bến Thành bên bờ, đến thành hình đường Kinh Lấp - đại lộ Charner - đại lộ Nguyễn Huệ, thời điểm nào nơi đây cũng là một tâm điểm tấp nập phồn hoa. Chợ hoa Nguyễn Huệ mỗi mùa Tết xưa hay đường hoa Nguyễn Huệ mỗi mùa Tết nay, quảng trường - phố đi bộ Nguyễn Huệ từng ngày vẫn là một điểm đến của Sài Gòn như vậy.

Lăng Ông - Bà Chiểu

Gần 200 năm kể từ ngày người dân Gia Định xây mộ lập miếu thờ vợ chồng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - người đã hai lần nhậm chức Tổng trấn Gia Định thành. Trải qua nhiều nổi chìm, biến động, đến nay Lăng Ông - Thượng Công miếu vẫn là điểm đến tôn nghiêm trong tâm thức người Sài Gòn. Lễ Tết, đến Lăng Ông không chỉ là thắp nén nhang lên Đức Ông Thượng Công mà còn tỏ lòng biết ơn tất cả những người đã đi trước để mở cõi, để bồi đắp lên một miền Nam trù phú, khởi đầu cho một Sài Gòn - TP.HCM hào sảng và bao dung.

Nhà thờ Đức Bà - Bưu điện thành phố

Những tấm ảnh, những thước phim xưa ghi lại quảng trường Bưu điện, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với sự hiện diện của rất nhiều người nước ngoài, và hôm nay khu vực này vẫn là nơi hẹn hò của khách du lịch quốc tế. Cảnh vật vẫn như xưa, bình yên chứng kiến những đổi thay sống động hơn, rực rỡ hơn của cuộc sống con người.

Chợ Bình Tây

Đã sắp tròn 100 tuổi, chợ Bình Tây vẫn lộng lẫy xứng danh là một trong những ngôi chợ đẹp nhất, sầm uất nhất thành phố. Đến chợ những ngày cận Tết, người Sài Gòn - Chợ Lớn không chỉ được sống lại không khí tấp nập bán mua của những ngày xưa mà còn có thể đo được độ ấm - lạnh của nền kinh tế thành phố hôm nay.

Chùa bà Thiên Hậu

Hơn 260 năm tọa lạc tại khu vực Chợ Lớn, chùa Bà Thiên Hậu là chứng nhân cho sự gắn kết, hòa hợp, đóng góp của người Hoa trên đất Việt.


Pháo hoa rực sáng cả nước chào xuân Giáp ThìnĐúng thời khắc giao thừa, pháo hoa đồng loạt rực sáng trên bầu trời khắp cá...
10/02/2024

Pháo hoa rực sáng cả nước chào xuân Giáp Thìn
Đúng thời khắc giao thừa, pháo hoa đồng loạt rực sáng trên bầu trời khắp các tỉnh, thành, mừng xuân Giáp Thìn.

Lúc 0h, pháo hoa b**g nở ở Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm. Hà Nội càng về đêm càng rét, nhưng trời trong, gió không mạnh nên rất thuận lợi cho các màn pháo hoa khoe sắc.

Năm nay, thành phố có 9 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 23 điểm tầm thấp. Trong tổng 32 điểm, hai điểm đặt tại Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) và hai điểm ở quận Long Biên. Các điểm còn lại được phân bố đều cho 28 quận, huyện, thị xã khác.

2.024 máy bay không người lái có màn trình diễn ánh sáng, xếp hình 9 biểu tượng trên bầu trời Hà Nội trong đêm giao thừa như Chiếu dời đô, Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, cầu Long Biên...

Tại hồ Tây, Hà Nội, ngoài màn trình diễn drone nghệ thuật còn bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa.

Tại TP HCM, màn pháo hoa tầm cao trên nóc hầm sông Sài Gòn thu hút hàng nghìn người theo dõi.

Để phục vụ người dân ngoại thành, vùng ven, TP HCM đã nâng số địa điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa lên 11. Ngoài ra, thành phố tổ chức chiếu sáng nghệ thuật tại 7 tuyến đường tại khu vực quận 1 như Nguyễn Huệ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Duẩn, Lê Lợi, Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng...

Pháo hoa b**g nở trên sông Sài Gòn nhìn từ cầu Ba Son, quận 1. Thời gian bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, kinh phí từ nguồn xã hội hóa. Ảnh: Thanh Tùng

Pháo hoa tầm thấp được bắn sau tượng đài Nữ tướng Lê Chân, TP Hải Phòng. Năm nay, thành phố cảng tổ chức bắn pháo hoa trong 10 phút, với số lượng 90 giàn pháo hoa tầm thấp. Kinh phí từ nguồn huy động xã hội hóa.

0h Mùng 1 Tết, tại khu vực Kỳ Đài, cách Ngọ Môn khoảng vài trăm mét, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bắn pháo hoa tầm cao trong 15 phút.

Trong khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, cầu Rồng ở Đà Nẵng rực sáng cùng những màn pháo hoa nhiều màu sắc.

1.000 quả pháo bông tầm cao nhiều màu sắc trong 15 phút đón giao thừa từ sà lan tại ngã ba sông Hậu với sông Cần Thơ vào thời khắc giao thừa. Hàng nghìn người dân tập trung tại khu vực bến Ninh Kiều dài hơn một km và đường sông Hậu xem pháo hoa trong vỡ òa niềm vui, đón chào năm mới.
Nhóm phóng viên


Chúc cả nhà năm mới vui vẻ và nhiều may mắn.
10/02/2024

Chúc cả nhà năm mới vui vẻ và nhiều may mắn.

Toàn cảnh linh vật rồng khiến du khách trầm trồ ở đường hoa Nguyễn HuệSau khi hoàn thiện, linh vật rồng khổng lồ ở đường...
08/02/2024

Toàn cảnh linh vật rồng khiến du khách trầm trồ ở đường hoa Nguyễn Huệ
Sau khi hoàn thiện, linh vật rồng khổng lồ ở đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Giáp Thìn đã khiến nhiều người trầm trồ vì độ hoành tráng và tinh xảo.

Điểm nhấn của đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Giáp Thìn năm nay là hình ảnh linh vật rồng được cách điệu với dáng bay lên trời, thể hiện khát vọng vươn lên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của cả nước cũng như thành phố. Ngay khi vừa xuất hiện, công trình này đã gây ấn tượng vì sự hoành tráng và dáng vẻ oai nghiêm, chân thực.

Cổng chào "Lưỡng Long Triều Liên" với hình ảnh con rồng đang chuyển động. Theo văn hóa phương Đông thì rồng thuộc một trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng là biểu tượng chính trong phong thủy, tượng trưng cho sự khởi đầu tươi mới.

Linh vật rồng lớn trên đường hoa là sự kết hợp các đặc điểm rồng của thời Trần, Lý và thời Nguyễn, thể hiện ở các đặc điểm như đầu luôn hướng lên, mũi to, chóp mũi tròn, mắt lồi, miệng ngậm ngọc, bờm to ở má và trên đầu. Thân rồng được trang hoàng thêm bởi những vân mây, bông mai làm tăng vẻ rạng rỡ đón xuân.

Ngoài việc lập kỷ lục về kích thước con giáp từng xuất hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, linh vật rồng trên đường hoa cũng nổi bật về tính thân thiện môi trường khi hơn 90% vật liệu chế tác là thép tạo hình và hệ thống mành quạt nan bao phủ toàn thân giả vẩy.

Linh vật có 5 đoạn thân uốn lượn dọc hai bên đường hoa, dài hơn 100m và kích thước vòng đầu khoảng 2m ôm lấy dọc đường hoa, tạo nên khung cảnh hoành tráng, rực rỡ. Kết cấu đặc biệt giúp linh vật giảm sức cản của gió. Khi gió lay, những tấm mành quạt nan dưới bụng tựa như rồng đang thở, mang lại cho du khách một trải nghiệm độc đáo.

Rồng ngậm ngọc là biểu tượng của người quân tử với sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng, gió biển và đất đai.

Rồng được coi là vật phong thủy mang biểu tượng may mắn, tốt đẹp, và quyền uy. Vì vậy, hình ảnh rồng xuất hiện rất nhiều trên đường hoa Nguyễn Huệ năm 2024.

Đại cảnh “Thuyền rồng hoa xuân” có diện tích lên đến 900m2 nằm khu vực giữa của đường hoa Nguyễn Huệ 2024. Đại cảnh sẽ có cách bài trí và phân bố hoa lá đặc biệt để du khách đi dạo bên ngoài mạn thuyền nhưng vẫn có thể nhìn thấy bên trong.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2024 sử dụng 3 gam màu chủ đạo là đỏ, cam, vàng của 99 chủng loại hoa như cẩm chướng, phong lữ, thược dược, mào gà, thu hải đường... Dự kiến hơn 90.000 giỏ hoa các loại được sử dụng tại đây.

Đặc biệt, cây hoàng kim tạo hình từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chế tác Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trên đường hoa. Cây có chiều cao từ 1m đến 3,6m, được thi công trong nhiều tháng, với những cái tên mang theo lời chúc an lành trong năm mới như mai Đại Phúc, mai Rồng Việt, đào Trường Xuân, đào Phước Lộc, bồ đề Đại Cát…

Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ có chủ đề Xuân yêu thương, Tết sum vầy sẽ phục vụ nhu cầu du xuân của người dân và du khách từ 19h ngày 7/2 đến 21h ngày 14/2 (từ tối 28 tháng Chạp đến hết mùng 5 Tết).

Tại Nghệ An:

Linh vật rồng tại vườn hoa nghệ thuật trên đường Hồ Tùng Mậu (TP Vinh) ngay khi vừa ra mắt nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, hứa hẹn là điểm nhấn về du lịch phục vụ người dân và du khách trong năm mới.

Ghi nhận của PV VietNamNet, linh vật rồng xứ Nghệ có kích thước tương đối lớn, với chiều dài thân rồng gần 30m; cao 5,3m.

Phần đầu rồng được thiết kế mang thần thái uy nghiêm, thân uốn lượn thành nhiều vòng, được lấy ý tường từ hình ảnh rồng ngậm ngọc cuộn tròn, ẩn mình trong mây. Toàn bộ phần thân rồng được lắp đặt đèn trang trí, phát sáng trong đêm, miệng rồng ngậm viên ngọc sáng. Xung quanh linh vật là hàng trăm loại hoa, cây cảnh tạo nên khung cảnh rực rỡ, lung linh sắc màu.

Ngay từ khi ra mắt, linh vật rồng tại Nghệ An nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dân.

Chị Nguyễn Thị Hiền (33 tuổi, ngụ phường Vinh Tân, TP Vinh) cho biết, nghe xôn xao về linh vật rồng nên tranh thủ ghé thăm ngay khi vừa hoàn thành. Phải công nhận đẹp, uy nghiêm nhưng không kém phần mềm mại.

Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng TP Vinh (Nghệ An) Nguyễn Ngọc Phong cho biết, đường hoa và trang trí đón Tết Giáp Thìn 2024 được bố trí tại nhiều tuyến đường như Lê Mao, Hồ Tùng Mậu, Trường Thi, khuôn viên UBND thành phố…

Trong đó, khu vực đường Hồ Tùng Mậu (đoạn từ bưu điện tỉnh đến giao nhau với đường Nguyễn Văn Cừ) với chủ đề “TP Vinh hội nhập và phát triển” được trang trí nhiều loại hoa, cây cảnh cùng hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng ban đêm.

Ngoài ra, tại khu vực này còn bố trí lắp đặt gần 20 cụm mô hình (hang ông đồ, con đường bông lúa, cổng chào xuân, thác nước…) phục vụ người dân và du khách về đây lưu giữ những hình ảnh đẹp.


Đường hoa Nguyễn Huệ trước ngày khai mạcMột ngày trước khai mạc, các linh vật rồng khổng lồ có đầu lắc lư, phát âm thanh...
07/02/2024

Đường hoa Nguyễn Huệ trước ngày khai mạc
Một ngày trước khai mạc, các linh vật rồng khổng lồ có đầu lắc lư, phát âm thanh “gầm gừ” ở đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1, đã xong, nhiều tiểu cảnh thành hình.

Sau nửa tháng thi công, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 cơ bản hoàn thiện. Đường hoa năm thứ 21 mang chủ đề Xuân yêu thương, Tết sum vầy, dài khoảng 700 m.

Điểm nhấn là cặp linh vật rồng ở đầu đường Nguyễn Huệ, đoạn gần UBND TP HCM. Đôi rồng mang tên gọi Lưỡng Long triều liên đã hoàn thiện, uốn lượn đan xen nhau, đối xứng trên đường hoa, tạo điểm nhấn cho khách tham quan.

Mỗi con rồng dài khoảng 120 m, lập kỷ lục về kích thước các linh vật xuất hiện trên đường hoa 21 năm qua. Thân rồng nhiều màu sắc rực rỡ, đan chéo vào nhau cao hơn 10 m, tạo mái trần trang trí đẹp mắt.

Hai đầu rồng mang dáng vẻ uy nghi, kích thước vòng đầu khoảng 2 m, cao hơn 3 m so với mặt đất. Miệng rồng ngậm ngọc đường kính 50 cm được mô phỏng bằng nhựa mica đục, bên trong chứa đèn thắp sáng. Bên trong cổ có lắp giàn âm thanh, bánh răng cửa để phát ra tiếng động và lắc lư chào du khách.

Ở cuối đường hoa là con rồng ở trong đại cảnh Nhất đại Thăng Long với diện tích bao phủ hơn 1.000 m2, uốn lượn xung quanh. Hơn 90% chất liệu tạo hình linh vật từ mây tre và mành quạt nan, thân thiện với môi trường.

Theo nhà thiết kế, linh vật rồng là sự kết hợp các đặc điểm rồng của thời Lý, Trần, Nguyễn, thể hiện ở các dáng vẻ đầu luôn hướng lên, mũi to, chóp mũi tròn, mắt lồi, miệng ngậm ngọc, bờm to ở má và trên đầu. Thân uốn lượn hình sin theo hướng bay lên là đặc điểm thường thấy trong hình ảnh rồng thời Lý và Trần, hình dáng đuôi xòe như ngọn lửa là đặc điểm của rồng thời Nguyễn.

Xuyên suốt đường hoa là hình ảnh trong đại cảnh Thuyền rồng hoa xuân có diện tích lên đến 900 m2, tạo ấn tượng cho du khách như đi trên dòng sông với thuyền rồng và chiêm ngưỡng hoa lá ở hai bên.

Đường hoa năm nay có 99 chủng loại hoa với hơn 90.000 giỏ hoa. Việc trang trí hoa theo với ba gam màu chủ đạo là đỏ, cam, vàng.

Một cây bồ đề mạ vàng được trưng bày trên đường hoa. Theo ban tổ chức, hơn 70% vật liệu sử dụng trong ốp lát tạo hình đường hoa là tre, nứa thân thiện môi trường.

Trưa 6/2 (27 tháng Chạp), một ngày trước khai mạc, hàng trăm công nhân tất bật hoàn thành các công đoạn cuối như mắc điện, trang trí hoa, dọn dẹp vệ sinh, tưới nước...

"Đây là năm thứ 15 tôi tham gia thi công đường hoa. Năm nay công trình quá ấn tượng với các linh vật rồng hoành tráng", ông Trần Ngân Tuấn, 50 tuổi nói.

Toàn cảnh đường hoa nhìn từ hướng đường Tôn Đức Thắng về trụ sở UBND TP HCM và cảnh lung linh khi buổi tối.

Đường hoa sẽ phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19h ngày 7/2 (28 tháng Chạp) đến 21h ngày 14/2 (mùng 5 Tết).

Quỳnh Trần


Hẻm Sài Gòn trang hoàng đón TếtNhiều năm nay, mỗi dịp Tết về, người dân trong các con hẻm ở trung tâm TP HCM trang trí t...
01/02/2024

Hẻm Sài Gòn trang hoàng đón Tết
Nhiều năm nay, mỗi dịp Tết về, người dân trong các con hẻm ở trung tâm TP HCM trang trí tiểu cảnh rực rỡ.

Dài khoảng 150 m, một góc vỉa hè đường Cô Giang, quận 1, rực rỡ sắc hoa mai cùng tiểu cảnh ngày Tết. Đây là năm đầu tiên người dân ở phường Cô Giang thiết kế đường hoa, duy trì từ ngày 29/1 đến 14/2 (mùng 5 Tết).

Trên vỉa hè rộng khoảng 3 m, mỗi khu phố trang trí từng góc Tết đặc trưng.

Một góc Tết do các hộ dân của khu phố 3, phường Cô Giang, thực hiện với tiểu cảnh mâm ngũ quả, cành đào, cành mai, hoa cúc, câu đối đỏ...

Bà Xuân Trang chụp hình cùng bạn bên cạnh tiểu cảnh Tết ở khu phố mình. Bà cho biết người dân ở hẻm hào hứng trang trí góc xuân, trong một tuần là xong đường hoa. "Con đường này có nhiều khách nước ngoài, hy vọng dịp Tết, đường hoa này sẽ thành điểm du lịch của thành phố", người phụ nữ 51 tuổi nói.

Cách đó gần hai km, hẻm 100 đường Trần Hưng Đạo, quận 1, cũng được trang hoàng. Con hẻm nhỏ rộng 4 m, được trang trí dài khoảng 50 m với nhiều cờ hoa, tiểu cảnh rực rỡ.

Ông Huỳnh Văn Quang, 56 tuổi, trang trí lại cây mai trước nhà. Ông cho biết, bà con trong hẻm lên ý tưởng và cùng trang trí trong nhiều ngày, vừa hoàn thiện được hơn một tuần nay.

Các tiểu cảnh tại hẻm 100 Trần Hưng Đạo thu hút người dân gần đó tới dạo chơi, giao lưu với nhau mỗi ngày.

Con hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cũng rực rỡ các tiểu cảnh Tết từ kinh phí đóng góp của gần 100 hộ dân. Đây là năm thứ ba liên tiếp người dân biến hẻm mình thành đường hoa "mini". Đối diện là bức tường cây xanh trồng trong những vật liệu tái chế. Trồng cây làm xanh hẻm là hoạt động thường niên của bà con sống trong khu vực này.

Điểm nhấn của hẻm 18A, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, là tấm lưới với hàng trăm chiếc lồng đèn kết hợp treo lơ lửng, thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh.

Kiều Thị Thuý Ngân, sinh viên Nhạc viện TP HCM, diện quần áo cùng bạn chụp ảnh. "Hôm trước đi cafe ngang qua đây, em thấy hẻm này lung linh nên nay rủ bạn tranh thủ trước lúc về quê chụp ảnh Tết", Ngân nói.

Hẻm 174 đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, có cổng chào rực rỡ từ ba tuần nay. Ông Hồng Phong, 65 tuổi, cho biết đây là năm thứ 10 người dân làm đẹp hẻm vào dịp Tết. Kinh phí trang trí từ đóng góp của người dân và được tài trợ.

Bên trong trục chính và các hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật đều trang trí giàn đèn nháy, các tràng pháo, linh vật, câu đối... cho đến hết rằm tháng Giêng.

Hẻm 115 trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, được người dân trang trí gần một tháng nay. Ở giữa hẻm là linh vật rồng treo trên tán hoa giấy. Hẻm xanh mát hơn khi người dân trồng nhiều cây, hoa ở trước nhà.

Quỳnh Trần - Thanh Tùng


Pháo hoa rực sáng trên bầu trời chào năm mớiPháo hoa rực sáng trên bầu trời, cùng chương trình đếm ngược chào đón năm 20...
02/01/2024

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời chào năm mới
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời, cùng chương trình đếm ngược chào đón năm 2024 diễn ra ở TP HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong sự phấn khích của đông đảo người dân.

Đúng 0h, pháo hoa bắn lên từ nóc hầm sông Sài Gòn, chào đón năm mới 2024. Hàng nghìn người đứng bên bến Bạch Đằng dùng điện thoại lưu lại hình ảnh đẹp.

Năm nay TP HCM bắn pháo hoa 15 phút tại hai điểm: đầu đường hầm sông Sài Gòn và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11).

Nguyễn Thị Lệ Quyên, 19 tuổi, chụp ảnh cho cả gia đình. Đây là năm đầu cả nhà đón năm mới bên công viên bờ sông Sài Gòn. "Mong sang năm ai cũng khoẻ mạnh, thêm nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, đoàn tụ như ngày hôm nay", Quyên nói.

Ngoài pháo hoa, chương trình countdown (đếm ngược thời gian) chào năm mới diễn ra tại phố Nguyễn Huệ (quận 1). Từ 19h, hàng nghìn bạn trẻ tiến về con phố đi bộ này. Ở đây sôi động với chương trình ca nhạc.

Thời tiết TP HCM mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, đi lại của người dân. Buổi chiều có mưa trên diện rộng. Mưa kéo dài khoảng 15 phút do nhiễu động giờ trên khu vực Nam Bộ.

Càng gần tới thời khắc đếm người đón chào 2024, không khí càng sôi động. Nhiều bạn trẻ hò hét theo những vũ điệu ở sân khấu countdown.

Tại Đà Nẵng, trong đêm đón năm mới, khoảng 1.000 người dân và du khách đứng kín trên cầu Rồng, chờ đợi khoảnh khắc rồng sắt phun lửa, nước. Đây là kỹ thuật được trình diễn từ khi cầu Rồng đi vào hoạt động, ngày 29/3/2013.

Thông thường, cầu sẽ phun lửa, nước vào 21h thứ bảy và chủ nhật; riêng dịp Tết dương lịch 2024 phun 3 ngày từ 29 đến 31/12. Không còn mới mẻ, nhưng hoạt động này vẫn khiến nhiều du khách thích thú reo hò. Nhiều em nhỏ còn thỏa thích tắm "mưa" từ vòi phun của rồng sắt.

Đêm cuối cùng của năm 2023, thời tiết Thừa Thiên Huế se lạnh song nhiều người dân vẫn đổ về khu vực ngã 6 trên đường Hùng Vương, Trung tâm TP Huế để chào đón năm mới.

Chương trình countdown được tổ chức dưới hình thức đại nhạc hội kết hợp nhạc nhảy điện tử (EDM), thu hút hàng chục nghìn người xem, reo hò cổ vũ. Các tuyến đường giao với đường Hùng Vương chật kín người. Một số người dân bị ngất xỉu được đưa đi cấp cứu.

Đúng thời khắc giao thừa, giàn pháo hoa tại ngã 6 đường Hùng Vương, trung tâm TP Huế được bắn lên, nở b**g trên bầu trời.

Tại Hà Nội, nhiệt độ không quá lạnh, khoảng 22 độ C. Từ 19h, hàng nghìn người dân đã tập trung về trung tâm thành phố để vui chơi và chờ đón giao thừa. Phố Cầu Gỗ - Đinh Tiên Hoàng nhanh chóng chật kín người chờ xem show countdown ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ban tổ chức chắn rào làm 5 đoạn, không cho người bên ngoài vào thêm gần khu vực sân khấu để tránh quá tải.

Xung quanh tuyến phố đi bộ, hàng nghìn người xem biểu diễn của các nhóm nhạc tự phát.

Nhóm phóng viên

Chúc cả nhà năm mới vui vẻ - may mắn - thành công.
31/12/2023

Chúc cả nhà năm mới vui vẻ - may mắn - thành công.

Thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn gồm ba phân đoạn, với cổng chào là đô...
29/12/2023

Thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn gồm ba phân đoạn, với cổng chào là đôi linh vật rồng uốn lượn dài 100 m, hứa hẹn tạo ấn tượng cho khách tham quan.

Đường hoa lấy chủ đề Xuân yêu thương, Tết sum vầy, bố cục làm ba phân đoạn với các khu đại cảnh và tiểu cảnh gồm các chủ đề Nguồn cội quê hương, Băng sông vượt biển và Vươn mình hội nhập.

Đây là năm thứ 21 đường hoa được tổ chức dịp Tết tại trung tâm TP HCM.

Hình ảnh linh vật rồng quay trở lại sau chu kỳ 12 năm. Tại cổng chào, đôi linh vật với nhiều màu sắc, uốn lượn tạo điểm nhấn cho khách đến tham quan, vui chơi. Mỗi linh vật có 5 đoạn thân uốn lượn dọc hai bên đường hoa, dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu khoảng 2 m.

Ngoài việc lập kỷ lục về kích thước con giáp từng xuất hiện trên đường hoa Nguyễn Huệ, linh vật rồng năm nay còn được tạo hình thân thiện với môi trường, khi hơn 90% chất liệu là mây tre và mành quạt nan.

Miệng rồng ngậm ngọc đường kính 50 cm được mô phỏng bằng mica đục, bên trong chứa đèn. Phần thân đan chéo vào nhau tạo mái trần trang trí đẹp mắt và thông thoáng cho bên dưới.

Người dân, du khách đi dọc dưới thân rồng có thể nhìn rõ vật liệu mành và mây đan tạo hình. Những tấm mành quạt nan dưới bụng sẽ chuyển động khi có gió, tạo hình ảnh sống động như rồng đang thở, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Trải dài hơn 600 m, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2024 được đánh giá là sự tích hợp những giá trị văn hóa vào ngôn ngữ thiết kế hiện đại, tạo không gian trải nghiệm cho người dân và du khách đón xuân.

Đại cảnh Thuyền rồng hoa xuân ở phân đoạn 2 chiếm trọn bề ngang đường hoa và bao phủ phần diện tích khoảng 900 m2.

Các khu tiểu cảnh được thiết kế với nhiều cây, hoa cùng màu sắc bắt mắt.

Hình tượng mắt rồng tạo điểm nhấn cho khu vực.

Cũng như các năm trước, đường hoa năm nay sử dụng nhiều chất liệu thân thiện môi trường trong thiết kế và xây dựng. Công trình sau khi hoàn thành, ước tính có hơn 70% tổng số vật liệu sử dụng trong ốp lát tạo hình là vật liệu thân thiện môi trường.

Đường hoa sử dụng 3 gam màu chủ đạo là đỏ, cam, vàng của 99 chủng loại hoa như cẩm chướng, phong lữ, thược dược, mào gà, thu hải đường... Hơn 90.000 giỏ hoa các loại sẽ được trang trí ơ đường hoa Tết.

Gia Minh

Ảnh: Saigontourist


Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.🌹
20/10/2023

Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.🌹

Dinh Tổng lãnh sự Pháp mở cửa đón khách cuối tuầnDinh Tổng lãnh sự Pháp mở cửa cho khách tham quan cuối tuần này nhân "N...
14/09/2023

Dinh Tổng lãnh sự Pháp mở cửa đón khách cuối tuần
Dinh Tổng lãnh sự Pháp mở cửa cho khách tham quan cuối tuần này nhân "Những ngày di sản châu Âu".
Tổng lãnh sự quán Pháp cho biết tòa nhà kiến trúc Pháp 151 năm tuổi tại số 6, đường Lê Duẩn, quận 1 sẽ mở cửa đón công chúng trong ngày 16/9. Du khách vào cửa miễn phí, thời gian tham quan tối đa 30 phút.
Đại diện Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP HCM cho biết chương trình năm nay đem đến những trải nghiệm số cho du khách. Các mã QR bằng 3 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp) được bố trí suốt quá trình tham quan, giúp du khách có thể khám phá lịch sử và những giai thoại về công trình. Du khách sẽ nhận được một tấm bưu thiếp ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), giúp phác họa lại quá trình phát triển của dinh thự theo thời gian. AR (Augmented Reality) mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, chèn thêm các chi tiết ảo thông qua smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác.
Du khách cần đăng ký trước qua link đăng tải trên Facebook và trang web của Tổng lãnh sự quán Pháp. Hiện các khung giờ tham quan đã kín khách. Chương trình tour cuối tuần này sẽ đưa du khách tham quan tòa dinh thự và khu vườn bao quanh, thưởng thức một số sản phẩm ẩm thực của Pháp.
Trung tâm dinh thự là phòng khánh tiết, chuyên tổ chức các sự kiện của tổng lãnh sự. Nội thất là những món đồ mang nét văn hóa của cả phương Đông và phương Tây. Đại diện Tổng lãnh sự quán Pháp nói các hiện vật cổ tại đây phản ánh nghệ thuật trang trí và tâm linh tại Việt Nam vào thế kỷ XIX, XX. Một trong những tác phẩm đẹp nhất được trưng bày là bức tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí mang tên "Đám rước" được vẽ năm 1939.
Dinh thự có khu vườn hơn 1,5 ha với nhiều cây cổ thụ, một số có tuổi đời ngang với tòa nhà. Khu vườn là nơi ẩn mình của các loài chồn hương, sóc và chim quý hiếm.
Tòa dinh thự được xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu khác ở TP HCM như Dinh Norodom (nay là Dinh Độc Lập), Đại chủng viện Thánh Giu-se hay Nhà thờ Đức Bà. Dinh ban đầu là nơi ở của thống đốc quân đội thuộc địa, sau đó là tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Nam Kỳ và sau năm 1954 là dinh đại sứ Pháp ở miền Nam. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, tòa nhà trở thành tư dinh của các tổng lãnh sự Pháp.
Hằng năm, dinh thự cổ mở cửa đón khách một ngày vào dịp lễ "Những ngày di sản châu Âu". Năm ngoái, dinh thự đón hơn 1.000 khách tham quan.
Những ngày Di sản quốc gia là sáng kiến của Pháp, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1984. Công chúng sẽ được thăm các công trình vốn thường ngày không mở cửa đón khách du lịch.
Từ năm 1985, Hội đồng châu Âu đã quyết định mở rộng sự kiện này ra toàn Liên minh châu Âu. Đến năm 2000, sự kiện được đổi tên thành Những ngày di sản châu Âu. Năm nay là lần thứ 40 sự kiện được tổ chức.
Bích Phương

Tiếp tục mở cửa trụ sở hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân TP.HCM phục vụ du khách vào dịp 2/9Chiều 17/8, tại họp báo đ...
20/08/2023

Tiếp tục mở cửa trụ sở hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân TP.HCM phục vụ du khách vào dịp 2/9

Chiều 17/8, tại họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng ủy ban nhân dân thành phố cho biết, trụ sở Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân TP.HCM sẽ mở cửa phục vụ du khách trong dịp lễ 2/9 tới.

Sau đó, trụ sở này sẽ được mở cửa vào ngày thứ 7 và chủ nhật cuối cùng của tháng để phục vụ người dân và du khách. Cụ thể, ông Đặng Quốc Toàn cho biết, vừa qua Văn phòng ủy ban nhân dân TP.HCM cùng Sở Du lịch thành phố đã thống nhất phương án tổ chức cho du khách, các đoàn thể trong hệ thống chính trị tham quan trụ sở Hội Đồng Nhân dân, ủy ban nhân dân TP.HCM trong thời gian tới.

Ông Đặng Quốc Toàn cho biết: "Nếu không có gì thay đổi thì ngày 1 và 2/9 này sẽ mở cửa đón người dân và du khách tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại trụ sở hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân TP.HCM. Việc này sẽ tiếp tục duy trì vào các ngày thứ 7, chủ nhật cuối tháng".

Trước đó, ngày 30/4 và 1/5 vừa qua, trụ sở hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân TP.HCM lần đầu tiên mở cửa và đã đón 51 đoàn với gần 1.500 du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Đây là tour du lịch giới thiệu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật và lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển đô thị Sài Gòn - TP.HCM, giúp du khách tìm hiểu sâu hơn các giá trị kiến trúc đô thị của thành phố.

Được biết, trụ sở HĐND và ủy ban nhân dân TP.HCM được xây dựng từ năm 1889, hoàn thành năm 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Tòa nhà lúc đầu có tên là Hotel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây. Sau năm 1975, nơi này trở thành trụ sở ủy ban nhân dân TP.HCM. Đến năm 2020, tòa nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Sau hơn 100 năm vận hành, hiện trụ sở này đã xuống cấp, hư hỏng ở một số hạng mục. Do đó tại Kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM khóa X, các đại biểu đã thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sửa chữa, cải tạo trụ sở hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân TP.HCM (số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1) với tổng kinh phí gần 190 tỷ đồng từ nguồn tăng thu của thành phố, thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025./.


Address

1068 Đường Kha Vạn Cân, Thủ Đức
Ho Chi Minh City
700000

Telephone

+84902547077

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội những người yêu thích quay phim và chụp ảnh tại Sài Gòn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Nearby event planning services