02/07/2022
𝐂â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ 𝐥à 𝐦ộ𝐭 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐜â𝐲 𝐭𝐫ồ𝐧𝐠 𝐛𝐚𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐜𝐡ị𝐮 𝐧ắ𝐧𝐠 𝐭ố𝐭, đượ𝐜 𝐫ấ𝐭 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐲ê𝐮 𝐭𝐡í𝐜𝐡 𝐯à 𝐥ự𝐚 𝐜𝐡ọ𝐧 𝐭𝐫ồ𝐧𝐠. 𝐂â𝐲 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜𝐡ỉ 𝐜ó 𝐭á𝐜 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫í 𝐥à𝐦 đẹ𝐩 𝐥à 𝐜ò𝐧 𝐠𝐢ú𝐩 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐬ố𝐧𝐠 𝐜ủ𝐚 𝐛ạ𝐧 ấ𝐦 𝐡ơ𝐧 𝐯à𝐨 𝐦ù𝐚 đô𝐧𝐠. 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐛à𝐢 𝐯𝐢ế𝐭 𝐧à𝐲, 𝐦ì𝐧𝐡 𝐬ẽ 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐜ấ𝐩 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐭𝐡ô𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐢ế𝐭 𝐧𝐡ấ𝐭 𝐜ủ𝐚 𝐜â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐜ó 𝐭á𝐜 𝐝ụ𝐧𝐠, 𝐜á𝐜𝐡 𝐭𝐫ồ𝐧𝐠, 𝐜á𝐜𝐡 𝐜𝐡ă𝐦 𝐬ó𝐜.
𝐆𝐢ớ𝐢 𝐭𝐡𝐢ệ𝐮 𝐜â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ
Cây cúc tần Ấn Độ còn được gọi là cây mành trúc và có tên khoa học là Vernonia Elliptica. Cây là loài thực vật có hoa và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc xuất xứ của cây leo ban công này là từ Ấn Độ.
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, xanh tốt quanh năm. Chính vì thế, cúc tần Ấn Độ được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng làm cảnh ở trong nhà.
Đặ𝐜 đ𝐢ể𝐦 𝐜ủ𝐚 𝐂ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ
Cây cúc tần Ấn Độ mọc lan thành chuỗi dài san sát liền kề nhau tạo thành một tấm mành lớn. Thế nên, cây hay được trồng làm cây rủ ban công, nhìn giống như bức tường hay dải lụa xanh mát che bớt cái oi nóng mùa hè.
Thân cây màu xanh, được phủ lớp lông mịn màu hơi xám khi cây còn non. Lúc cây già, thân sẽ chuyển hẳn sang màu nâu. Thân cây có nhiều cành nhánh, mềm mại, dễ uốn có thể leo cao hoặc rủ xuống. Thế nên rất thích hợp làm cây leo trồng ban công. Hơn nữa, thân cây không mọc rễ phụ nên rất sạch sẽ, không bị bẩn tường khi leo bám.
Lá cây cúc tần có dạng hình trứng phía đầu hơi nhọn, màu xanh đậm. Lá cây dày và khỏe mạnh, quanh năm ít khi bị rụng mà rất xanh tốt. Lá cúc tần mọc trên cuống ngắn, phủ dày đặc dọc theo thân cây.
𝐂â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 𝐜ó 𝐭á𝐜 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐠ì?
Cây dây leo cúc tần Ấn Độ có tốc độ phát triển mạnh mẽ và khả năng thích nghi cực tốt. Lại thêm có hình dáng đẹp, xanh mát và có tính đa dụng cao nên dây cúc tần Ấn Độ ngày càng được ưa chuộng. Cây được sử dụng trang trí làm đẹp, tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Phổ biến nhất là sử dụng như cây dây leo trồng ban công, sân thượng. Cúc tần Ấn Độ sẽ tạo điểm khác biệt cho ngôi nhà với tấm mành xanh mướt, mềm mại. Đặc biệt tiện lợi hơn khi cách trồng này không cần làm giàn cầu kỳ, không bị bẩn tường do không có rễ phụ và dễ dàng cắt tỉa tạo dáng.
Nếu không thích cây leo trồng ban công, thì bạn cũng có thể trồng dưới đất để cây leo bám lên trên tường tạo nên bức tường thành hạn chế phần nào những tác động của thời tiết bên ngoài và khiến không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Hay thậm chí, cây leo chịu nắng này cũng có thể thiết kế được thành mái giàn che mát ở sân nhà hay tạo kiểu thành chiếc cổng mái vòm độc đáo.
Ý 𝐧𝐠𝐡ĩ𝐚 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡ủ𝐲 𝐜ủ𝐚 𝐜â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ
Ngoài công dụng trang trí làm đẹp, cây cúc tần Ấn Độ còn mang ý nghĩa phong thủy tích cực. Với sức sống vô cùng mãnh liệt, và lan rộng, cây cúc tần Ấn Độ mang lại năng lượng tích cực giúp mọi người luôn yêu đời, lạc quan và tin tưởng vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cúc tần Ấn Độ còn là biểu tượng đặc trưng cho sự may mắn, thể hiện niềm tin và sự hy vọng mãnh liệt.
Cây cúc tần Ấn Độ hợp mệnh gì? Vốn đã mang ý nghĩa phong thủy tốt nếu mà những người hợp mệnh trồng cây này thì ý nghĩa mang lại sẽ nhiều hơn và tuyệt vời hơn. Cây cúc tần Ấn Độ hợp mệnh Thổ và mệnh Mộc. Những ai thuộc hai mệnh này nên chọn cây cúc tần Ấn Độ về trang trí để tạo tinh thần thư thái, đem đến may mắn và tài lộc.
𝐂á𝐜𝐡 𝐧𝐡â𝐧 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐜â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ
Cây sinh trưởng và phát triển tốt nên có thể dễ dàng nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành.
Đầu tiên, bạn cắt dây cúc tần thành những đoạn dài khoảng 30 – 50cm. Tiếp đó, nhúng một đầu dây vào dung dịch thuốc kích rễ N3m khoảng 12-15 phút. Cuối cùng để ráo rồi giâm cành vào đất.
Một điều lưu ý là bạn nên giâm cành vào những nơi có bóng râm để cho rễ cây phát triển nhanh hơn và cây có tỷ lệ sống cao hơn.
𝐂á𝐜𝐡 𝐭𝐫ồ𝐧𝐠 𝐜â𝐲 𝐜ú𝐜 𝐭ầ𝐧 Ấ𝐧 Độ
Cây cúc tần Ấn Độ vốn là loại cây khỏe mạnh, phát triển dễ dàng và nhanh chóng, thích nghi tốt dù trong điều kiện nắng hạn hay mưa nhiều. Chính vì thế, cách trồng cây cúc tần trở nên vô cùng đơn giản.
Trước hết, bạn cần phải chuẩn bị đất trồng. Cúc tần Ấn Độ thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau và rất dễ sống. Dù là đất thịt, pha sỏi đá hay thậm chí là loại đất xấu, nghèo dinh dưỡng thì cây cũng có thể sinh trưởng và phát triển. Nếu trồng cây vào chậu thì nên trộn chung đất với phân hữu thì sẽ hiệu quả hơn.