05/09/2023
Một dự án thủy lợi được làm công tác chuẩn bị, nghiên cứu đánh giá tác động trong gần 20 năm rồi đến 2019 Quốc hội thông qua chủ trương, tại thời điểm đó không 1 ai nói gì.
Thế rồi do Covid nên không triển khai được, đến lúc triển khai thì vật giá lên cao, ngân sách cũ không đủ, thế là tháng 5.2023 vừa rồi, Quốc hội lại họp lần nữa để bỏ phiếu nâng tổng mức đầu tư lên thêm. Thời điểm này cũng không ai ý kiến gì.
Nhân dân Bình Thuận, nhất là dân 2 xã bị ảnh hưởng trực tiếp, ngày đêm mong ngóng công trình, kể cả ban quản lý khu bảo tồn Núi Ông cũng không ai ý kiến gì. Nhưng chỉ với 1 bài báo và vài tấm ảnh chụp (chưa chắc đã thuộc phạm vi thu hồi làm dự án) thì cộng đồng bảo vệ môi trường online, đa số khéo còn chưa đến Hàm Thuận Nam bao giờ, bắt đầu nhảy ngược lên với các tuyên bố hùng hồn.
Vì sao lại nhắc đến nhân dân 2 xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần? Bởi thứ nhất, họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Thứ hai, mặc dù dân 2 xã này hộ nào cũng có đất nông nghiệp và rừng (cả nhà nước cấp, cả tự khai hoang), nhiều thì 4-5ha, ít cũng 1ha nhưng dân 2 xã này sau hơn 50 năm giải phóng vẫn nghèo đói vcl ra. Mỹ Thạnh: hộ nghèo chiếm 66%, cận nghèo 11%; Hàm Cần: hộ nghèo 20,53 %, cận nghèo 42,67% dân số. Lý do không đâu xa: mùa khô thì không có nước để uống chứ chả nói gì đến trồng lúa, hoa màu hay nuôi gia súc. Còn mua lũ thì ào ào nước về cuốn bay hết hoa mầu nhưng lũ đi qua chỉ 1 tuần là lại khô rang...
Có mấy vấn đề phải nhìn nhận rõ:
1. Không phải tất cả 680,41 ha rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đều là rừng tự nhiên như cộng đồng mạng nói mà: rừng đặc dụng là 162,55 ha; rừng phòng hộ là 0,91 ha; rừng sản xuất cây công nghiệp là 471,09 ha; rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9 ha.
Lấy đi hơn 600ha làm hồ thủy lợi thì tỉnh Bình Thuận phải trồng bù 1.800ha rừng mới ở nơi khác.
2. Ka Pét sẽ là hồ có chức năng trung chuyển, cắt lũ vào mùa mưa bão, tích nước để phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất công nghiệp vào mùa khô. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, được giám sát bởi Quốc hội, các bộ ban ngành nhất là Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT... Đây là hồ lớn nhất và đóng vai trò chiến lược quan trọng nhất trong giải bài toán mùa khô thì k có nước còn mùa lũ thì lênh láng của Hàm Thuận Nam và hạ lưu Phan Thiết...
Nếu ai đã từng đến và từng ở Hàm Thuận Nam thì sẽ hiểu mức độ "khát nước" của nhân dân nơi đây nó như thế nào. Rừng cũng rất quan trọng, chặt rừng vô cớ là 1 tội ác nhưng để đời sống của nhân dân nơi đây nghèo đói kinh niên sau hơn nửa thế kỷ giải phóng chỉ vì thiếu nước thì cũng là tội ác còn dã man hơn.
Còn như trước đây cụ nói rồi, chúng ta được sinh ra cũng đã là 1 sự tàn phá môi trường ghê gớm rồi, đừng nói hiệu ứng nhà kính, xả thải khí hại môi trường cho xa xôi, nguyên việc chùi đít 1 năm các bạn đã hạ đốn đến không biết bao cánh rừng rồi.
Bỏ ngay cái trò ngồi phòng điều hòa lạnh tung (.) ra xong kêu gọi bảo vệ môi trường đi.
Ảnh: Dân Mỹ Thạnh đi kiếm nước vào mùa khô để sinh hoạt.
copy của cụ Bá Kiến