Tới chơi - The Workshop Tam Kỳ

Tới chơi  - The Workshop Tam Kỳ Mang tới những trải nghiệm vui chơi và thư giãn thông qua những workshop nghệ thu?

Nhận trang trí tiệc sinh nhật, thôi nôi
Chuyên tổ chức các workshop trải nghiệm cho trẻ nhỏ và người lớn

❤ Suy nghĩ về hộp quà chocolate mà người thương bạn sẽ được nhận vào ngày valentine ❤Người yêu thích sự duy nhất -> Choc...
12/02/2023

❤ Suy nghĩ về hộp quà chocolate mà người thương bạn sẽ được nhận vào ngày valentine ❤
Người yêu thích sự duy nhất -> Chocolate có tên nàng
Người yêu thích ít ngọt, ít béo -> Chocolate dâu
Người yêu thích đẹp, không đại trà, chân thành - > tất cả các mẫu chocolate dưới đây
----------
Inbox hoặc gọi 0355802861 để được tư vấn đặt hàng
Ngoài ra mình còn có dịch vụ tặng hoa, quà tận nhà vào 14.2 tại Tam Kỳ nhé ^^

Nếu ny bạn sợ mập khi ăn chocolate thì bạn có thể nghĩ tới những quả dâu bọc chocolate nàyDâu giống Newzealand trồng tại...
09/02/2023

Nếu ny bạn sợ mập khi ăn chocolate thì bạn có thể nghĩ tới những quả dâu bọc chocolate này
Dâu giống Newzealand trồng tại Đà Lạt ăn cùng lớp chocolate Grand Palace bao bọc bên ngoài nguồn gốc từ Bỉ

Inbox hoặc gọi 0355802861 để đặt tặng người thương yêu nhé ^^

07/02/2023

Sắp đến Valentine rồiiii
Thay vì suy nghĩ mua Chocolate ở đâu, hoa ở đâu, quà ở đâu thì tại đây sẽ có tất cả những gì bạn cần
Liên hệ để tạo bất ngờ cho người thương yêu nào ^^
Inbox hoặc gọi 0355802861 nhé

29/12/2022

NHỮNG HÀNH XỬ CỦA CHA MẸ KHIẾN TRẺ CẢM THẤY TỘI LỖI

Rất nhiều trường hợp, phản ứng của cha mẹ làm trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và gây ra tổn thương lòng cho con mà chính họ cũng không nhận ra.

Dưới đây là 10 tình huống khiến trẻ cảm thấy tội lỗi cha mẹ nên tránh.

❌ ĐÁNH ĐỒNG HÀNH ĐỘNG VỚI BẢN CHẤT CON NGƯỜI

"Điều quan trọng là phải tách đứa trẻ khỏi hành động của chúng. Bởi một khi bạn gộp chung, có thể gây ra cảm giác tội lỗi", Keneisha Sinclair-McBride, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện nhi Boston, ở Massachusetts (Mỹ) nói.

Rất nhiều cha mẹ nói các câu: "Con cẩu thả quá", "Lúc nào con cũng chậm như rùa"... mà không nhận ra sẽ làm tổn thương hoặc "dán nhãn" lên con người của trẻ. Tốt hơn hết bạn nên hít thở sâu, sau đó chỉ nói về hành động đó và mọi hậu quả có thể xảy ra. Ví dụ: "Mẹ đã yêu cầu con dọn phòng mà sao vẫn vương vãi đồ chơi khắp nơi. Ngay bây giờ con dọn sạch rồi mới được đi ngủ".

Thay vì đưa ra những nhận xét mang tính cảm xúc, phán xét, hãy đưa con bạn vào chế độ giải quyết vấn đề. Sai lầm là cơ hội để học hỏi, không đáng xấu hổ.

❌ KHIẾN TRẺ THẤY MÌNH PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ

Theo nhà trị liệu Sinclair-McBride, về bản chất trẻ tự coi mình là trung tâm vì phù hợp với sự phát triển của chúng. "Điều này có nghĩa trẻ có thể nhận tội về những việc mà chúng thực sự không phải chịu trách nhiệm. Trẻ cũng rất dễ ảnh hưởng bởi tâm trạng và hành vi của người chăm sóc, nên sẽ cảm thấy có lỗi khi nhận thấy cha mẹ đang buồn", Sinclair-McBride lưu ý.

"Trẻ thường tin mình là nguyên nhân gây ra sự đau khổ của cha mẹ và có cảm giác mạnh mẽ và khuếch đại về điều đó", nhà trị liệu tâm lý Noel McDermott nói thêm.

Chuyên gia này đề nghị nên ôm và thể hiện tình cảm để trấn an con, rằng con được yêu thương. Với trẻ lớn, hãy nói rằng nỗi buồn của bạn không liên quan đến con, nhưng đừng đi vào chi tiết.

❌ TRANH CÃI TRƯỚC MẶT CON

Bởi vì bản chất trẻ em là trung tâm nên có thể tin rằng mình là nguyên nhân gây ra những bất đồng của cha mẹ. Vì vậy, tốt nhất là tránh tranh cãi trước mặt con.

Ví dụ khi lên kế hoạch tổ chức tiệc sinh nhật cho con, cha mẹ có thể nhận ra chi phí vượt quá ngân sách nên khó chịu với nhau. Điều này khiến đứa trẻ nghĩ chúng gây ra vấn đề vì đó là bữa tiệc của chúng.

"Bạn phải nhớ rằng trẻ em không thể hiểu được sự phức tạp của các mối quan hệ và cảm xúc của người lớn. Thay vì hiểu cha mẹ đang căng thẳng, trẻ lại cho rằng chính mình là nguyên nhân của sự đau khổ và cảm thấy tội lỗi", Knippenberg nói. Chuyên gia khuyên nên thảo luận riêng trước khi thảo luận công khai có con ở đó.

❌ NÓI TRẺ BẰNG CÁC TỪ "HƯ", "NGOAN"

"Một số trẻ khuyếch đại cảm giác tội lỗi, cho rằng chúng sẽ trở thành một đứa trẻ hư. Và theo thời gian nó có thể phát triển thành sự xấu hổ, tự ti", nhà giáo dục nuôi dạy con cái Laura Linn Knight, nói.

Chuyên gia khuyên cha mẹ nên chú ý đến từ ngữ mình sử dụng. Dùng các từ như "trai/gái hư" hoặc "trai/gái ngoan" có thể vô tình tạo ra những lối mòn trong não trẻ, nơi chúng liên tục đánh giá bản thân tốt hay xấu.

"Khi một đứa trẻ có thói quen nghĩ mình hư hay ngoan, điều đó có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi, cầu toàn cao hơn và tạo ra các chiến lược đối phó không lành mạnh để giữ được mình 'ngoan' trong mắt cha mẹ. Mặt khác, khi một đứa trẻ cảm thấy bị coi là "xấu", chúng có thể chấp nhận bị dán nhãn và cư xử không đúng mực", nhà tâm lý nói.

Để tránh việc này, cha mẹ nên cố gắng dùng ngôn ngữ rõ ràng. Ví dụ nếu nếu con la hét với bạn, thay vì nói: "Con là đứa hư đốn vì la mắng với mẹ", hãy nói: "Mẹ quan tâm tới con, tuy nhiên hành vi la hét với người lớn là không ổn". Sau đó, khi con bạn đã bình tĩnh lại, bạn có thể nói về việc mọi người đều phạm sai lầm và tất cả chúng ta đều có những điều cần cố gắng khắc phục. Giúp con bạn học những hành vi mới bằng cách tập trung vào các giải pháp", Knigh nói.

❌ KHÔNG CHO CƠ HỘI CHUỘC LỖI

Khi đứa trẻ phạm lỗi, điều quan trọng là cho cơ hội để sửa sai. Cha mẹ nên cố gắng xử lý cảm giác bị tổn thương, thất vọng và cởi mở đón nhận lời xin lỗi của con. "Nếu cha mẹ sẵn sàng chấp nhận sự chuộc lỗi của con bằng những cái ôm, hôn, món quà, bức tranh, mà không oán giận thì tội lỗi sẽ được hóa giải", Beresin nói.

Mặt khác nếu cha mẹ phản ứng lại hành động xấu của trẻ bằng sự tức giận, bỏ rơi, trả đũa, sẽ chỉ làm tăng thêm sự lo lắng, cảm giác tội lỗi và ngăn cản vấn đề được giải quyết.

"Cha mẹ có thể trừng phạt con cái, nhưng quan trọng nhất là phải sẵn sàng chấp nhận sự xin lỗi, sửa đổi của con. Khi làm được điều này, bạn đang giúp con học được bài học từ sai lầm", Beresin nói.

❌ HÌNH PHẠT KHẮC NGHIỆT

Các hình phạt phải phù hợp với tội lỗi. Beresin khuyên nên sử dụng thời gian trừng phạt đó để nói về những gì đã xảy ra và thể hiện sự cởi mở trong việc giải quyết tình huống và sửa đổi.

"Các hình phạt quá mức là không cần thiết, có thể khiến trẻ nghĩ không công bằng, gây ra cảm giác tội lỗi cho trẻ", Beresin nói.

❌ TRÁNH ĐỐI THOẠI CẢM XÚC

Các chuyên gia đề nghị thường xuyên trò chuyện. Chúng ta càng ngồi lại với nhau sau một sự cố, càng có thể xử lý những gì đã xảy ra. Đặt câu hỏi mở kiểu như "Con cảm thấy sao khi mẹ hét lên như vậy?", "Việc mẹ làm khiến con cảm thấy thế nào?".

Thay vì lờ đi, hãy lắng nghe con, cảm nhận cảm xúc của con. "Hãy nhớ rằng tất cả trẻ em đều muốn được chấp thuận. Một khi biết những gì cha mẹ đánh giá cao và hy vọng, chúng sẽ biết cách làm những điều đúng đắn", Beresin nói.

❌ ÁP ĐẶT MỤC TIÊU CỦA MÌNH LÊN CON

Không có gì lạ khi cha mẹ cho con tham gia các hoạt động mà họ ước được làm thờ thơ ấu. Song trước khi cho con học, hãy hỏi con xem có thích không và hỏi chính bạn làm vậy là vì con hay vì mình. Tránh đặt ước mơ, mục tiêu của bạn lên con. Nếu không, có thể khiến con cảm thấy như chúng đang làm gì cực sai trái.

"Một cái bẫy phổ biến là cha mẹ vượt quá những gì thực sự muốn cho con, nên khi con phản ứng tiêu cực, bạn sẽ cho rằng chúng vô ơn với những gì mình đã làm cho", Knippenberg nói.

❌ KHEN CON NGƯỜI KHÁC

Hãy chú ý đến cách bạn nói về những đứa trẻ khác. Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên khiến con cảm thấy bị so sánh và kém cỏi.

"Em Khoai làm cái gì cũng gọn gàng, còn con đi đến đâu là đồ đạc tung đến đấy". "Bạn Sò đã biết làm đồ ăn sáng, cuối tuần mẹ bạn ấy chỉ việc nằm trên giường đã được phục vụ"... Các câu đại loại như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương.

"Hãy kiềm chế không chia sẻ điều này và suy nghĩ kỹ xem lý do thực sự bạn chia sẻ là gì. Rất có thể bạn đang so sánh", Knippenberg nói.

❌ NGƯỜI LỚN KHÔNG XIN LỖI HOẶC THỪA NHẬN SAI LẦM

Beresin khuyên luôn xin lỗi và sửa đổi nếu bạn đi quá giới hạn. Ví dụ, nếu chúng ta la mắng một đứa trẻ vì quá ồn ào khi chơi đùa, cần lưu ý chúng chỉ là những đứa trẻ, chơi đùa quá khích là bình thường.

Nếu bạn cảm thấy mình đã đi quá xa, hãy dành thời gian để xin lỗi. Các bậc cha mẹ đôi khi sợ rằng việc xin lỗi con sẽ làm giảm uy quyền của mình. Song thực tế khi cha mẹ thừa nhận mình sai, sẽ gieo rắc sự tôn trọng và xây dựng hình mẫu về lòng can đảm cho trẻ.

Nhiều việc làm vô tình của cha mẹ khiến con trẻ cảm thấy tội lỗi. Ảnh: Stuff

Bảo Nhiên (Theo Huffpost)

THẬT RA TRẺ KHÔNG HƯNgười lớn chúng ta thường hay có xu hướng mắng con “hư” mỗi khi con có hành động nào làm chúng ta kh...
19/11/2022

THẬT RA TRẺ KHÔNG HƯ

Người lớn chúng ta thường hay có xu hướng mắng con “hư” mỗi khi con có hành động nào làm chúng ta không vừa lòng: ăn vạ, ném đồ, nhè cơm, đánh bạn, v.v… Thực ra, khi não và tâm lý trẻ chưa phát triển đầy đủ, trẻ khó kiềm chế được những hành động bộc phát. Khi bạn mắng con “hư”, vô tình bạn đã dán nhãn “hư” lên con, làm con trẻ ngày càng tự ti hoặc phản ứng bằng cách càng “hư” hơn. Chúng ta thử tìm hiểu 10 nguyên nhân dưới đây để hiểu các hành động của con hơn và có phản ứng phù hợp với con để ngày càng thương yêu con đúng cách hơn.

1. KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC HÀNH VI BỐC ĐỒNG

Có khi bạn bảo con “Không được ném”, thế nhưng con vẫn ném đồ. Những việc gì cha mẹ không cho phép thì con lại càng muốn làm. Các nhà khoa học cho rằng vùng não kiểm soát sự tự kiềm chế của trẻ không hoàn toàn phát triển cho đến khi tuổi thành niên. Điều này giải thích lý do tại sao việc học tự kiềm chế là một quá trình dài và chậm. Trong khi đó, cha mẹ lại mong muốn con có thể làm nhiều việc ở tuổi nhỏ hơn. Chẳng hạn như, 56% cha mẹ cảm thấy trẻ dưới 3 tuổi thì nên có khả năng cưỡng lai mong muốn làm một việc bị cấm đoán trong khi đa số các trẻ không thực hiện được điều này cho đến khi 4 tuổi. Như vậy, cha mẹ chúng ta nên tự nhắc nhở mình rằng trẻ không quản lý được sự kích động của mình do não của con chưa hoàn toàn phát triển, và do đó nên có phản ứng nhẹ nhàng hơn đối với hành động của con.

2. HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC

Chúng ta đưa con đi siêu thị, công viên và sau đó đến nhà bạn trong vòng một buổi sáng, và điều không tránh khỏi là con ăn vạ, tăng động, hoặc hoàn toàn không nghe lời. Những lịch trình dày đặc, sự kích thích quá mức,và sự mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của gia đình hiện đại. Lúc nào gia đình cũng cảm thấy vội vã, thiếu thời gian.Trẻ em cũng phải chịu đựng những cơn áp lực tích lũy từ quá nhiều hoạt động và đồ chơi. Các nhà tâm lý nhấn mạnh trẻ cần có thời gian tĩnh để cân bằng với thời gian động. Cha mẹ nên tạo cho con nhiều thời gian để con im lặng, tự chơi và nghỉ ngơi, khi đó, các hành vi ăn vạ, phản kháng sẽ giảm đi đáng kể.

3. KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO CÁC NHU CẦU THIẾT YẾU

Bạn đã từng nổi quạu vì đói chưa? Hay mất kiên nhẫn vì thiếu ngủ? Con cũng thế. Trẻ bị ảnh hưởng gấp 10 lần vì những điều kiện cốt lõi này khi trẻ mệt, đói, khát, nạp quá nhiều đường, hoặc bệnh. Khả năng quản lý cảm xúc và hành vi của trẻ hoàn toàn biến mất khi trẻ mệt. Sự thay đổi hành vi của trẻ rõ rệt khoảng 1 giờ trước khi ăn, hoặc khi trẻ thức dậy giữa giấc ngủ, hay khi trẻ bị bệnh. Trẻ không giao tiếp tốt hoặc không tự lấy thức ăn, uống thuốc, uống nước hay ngủ thêm như người lớn được.

4. NHU CẦU THỂ HIỆN CẢM XÚC

Là người lớn, chúng ta được giáo dục để kiềm chế và giấu đi cảm xúc của mình, thường bằng cách giấu đi, thay thế hoặc làm lơ cảm xúc ấy. Trẻ chưa thể làm như vậy được.Tức giận, buồn bã, mệt mỏi, rối rắm, buồn bực đều là những cảm xúc trẻ chưa thể gọi tên được và thường làm trẻ khó hiểu. Do đó, trẻ có thể hét, la, khóc, đá chân, ăn vạ, đập đầu vô tường hoặc thành giường. Khi ấy, cha mẹ nên để trẻ thể hiện cảm xúc của mình chứ không phải phạt trẻ vì trẻ thể hiện cảm xúc của mình.

5. NHU CẦU VẬN ĐỘNG

“Ngồi im!”
“Không rượt đuổi!”
“Không được leo, té đấy!”
“Không được nhảy trên sô pha!”

Khi cha mẹ ra lệnh như thế là đang đi ngược lại sự phát triển sinh lý của cơ thể con. Trẻ có nhu cầu vận động mỗi ngày. Trẻ cần nhiều thời gian chơi ngoài trời, chạy xe đạp, xe đầy, vật lộn nhau, bò dưới bàn ghế, đu người trên xích đu, nhảy từ trên xuống, đua và rượt đuổi nhau, v.v… Thay vì dán nhãn con “hiếu động”, “tăng động” hay tệ hơn là “hư”, thì bạn nên nhanh chóng đưa con ra ngoài sân chơi.

6. NHU CẦU ĐƯỢC TỰ LẬP

Thời tiết mát mẻ cũng có thể trở thành sự tranh cãi giữa con và cha mẹ. Đứa trẻ 6 tuổi cho rằng trời đủ ấm để mặc quần ngắn áo tay ngắn trong khi mẹ cứ khăng khăng bắt con mặc quần dài và áo khoác. Thực tế, tầm 18 tháng, trẻ đã cố tự làm mọi thứ cho mình, có trẻ mẫu giáo chủ động lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch của mình. Đó là sự phát triển bình thường của trẻ, vốn được lập trình sẵn trong não. Trẻ con làm đúng như những gì bộ não được lập trình: cố gắng tự lên kế hoạch, tự quyết định, và trở thành nhưng người tí hon độc lập. Khi bạn la mắng hay phạt con, có thể con sẽ nghe lời bạn sau đó hoặc phản kháng nhưng dần dần khả năng tự lập của con sẽ biến mất.

7. ĐIỂM MẠNH CŨNG LÀ ĐIỂM YẾU

Chúng ta đều có những điểm mạnh cũng lại là điểm yếu. Ví dụ như chúng ta tập trung rất tốt nhưng khi cần chuyển qua hoạt động lại thấy khó khăn. Hoặc chúng ta có trực giác tốt và nhạy cảm, nhưng vì thế nên chúng ta dễ hấp thụ cảm giác tiêu cực của người khác như miếng bọt biển. Trẻ cũng tương tự như thế. Trẻ có thể thích đi học nhưng lại khó giải quyết vấn đề khi làm sai, chẳng hạn như khóc khi con làm sai bài toán. Trẻ có thể cẩn thận và thích an toàn nên vì thế con ngại thử các hoạt động mới chẳng hạn như từ chối chơi khi đến lớp học mới. Trẻ có thể nhiệt tình nhưng lại không gọn gàng chẳng hạn như mải chơi nên cả phòng ngủ toàn là đồ chơi. Do đó, cha mẹ cần nhận ra khi hành động của con mà bạn không vừa ý vốn là một mặt khác của một tính cách tích cực của con, cũng giống chúng ta vậy thôi, khi đó phản ứng của chúng ta đối với con nên là sự thông hiểu chứ không phải trách phạt.

8. NHU CẦU CHƠI

Con vẽ sữa chua lên mặt khi đang ăn. Con bỏ chạy khi bạn đánh răng cho con vì con muốn bạn đuổi theo và bắt được con. Những hành động dường như “hư” này của con thực ra là mồi nhử để bạn chơi cùng con. Trẻ thích được vui đùa một cách ngớ ngẩn. Con hài lòng khi cha mẹ cùng cười với con, yêu thích những yếu tố mới mẻ bất ngờ và thú vị. Chơi đùa thường mất nhiều thời gian, do đó cản trở thời gian và lịch làm việc của cha mẹ. Khi trẻ làm như thế, cha mẹ chỉ nhìn thấy con phản kháng và bướng bỉnh trong khi thực tế không phải vậy. Khi cha mẹ dành nhiều thời gian trong ngày để chơi đùa cùng con thì trẻ sẽ không làm khó bạn khi bạn cố đưa con ra khỏi cửa.

9. BỊ LÂY LAN TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ

Nhiều nghiên cứu về sự lây nhiễm cảm xúc đã chỉ ra rằng chỉ mất vài giây để những cảm xúc như sự nhiệt tình và niềm vui, cũng như nỗi buồn, nỗi sợ hãi, và tức giận chuyển từ người này sang người khác, và điều này thường xảy ra mà không có ai nhận ra. Trẻ đặc biệt bắt được tâm trạng của cha mẹ rất nhanh. Nếu chúng ta bị stress, rối trí, buồn bã, thất vọng, trẻ cũng lây theo những cảm xúc này. Và khi chúng ta bình thản và cân bằng, trẻ cũng sẽ bắt chước theo.

10. PHẢN ỨNG VỚI NGUYÊN TẮC KHÔNG NHẤT QUÁN CỦA CHA MẸ

Khi đi chơi, bạn mua cho con kẹo M&M. Sau đó bạn lại nói “Không được, con ăn kẹo thì sẽ không ăn tối được nữa”, thế nên con bạn hét lên và rên rỉ. Hay tối qua bạn đọc cho con 5 quyển sách nhưng tối nay bạn khăng khăng là chỉ có thể đọc một quyển, thế nên con năn nỉ bạn đọc thêm sách. Việc cha mẹ không nhất quán với nguyên tắc mình đặt ra cho con làm cho trẻ rối rắm và mời gọi trẻ thử giới hạn bằng cách năn nỉ, gào khóc. Cũng giống người lớn, trẻ muốn và cần được biết điều cha mẹ mong đợi mình làm gì. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng 100% nhất quán với luật lệ, giới hạn và những việc hàng ngày của con, khi đó con sẽ ngoan hơn rất nhiều.

Tác giả: Erin Leyba, PhD (Psychology Today)
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/ca/blog/joyful-parenting/201705/not-naughty-10-ways-kids-appear-be-acting-bad-arent
Ngân Hà dịch
Nguồn ảnh: katarinag/Shutterstock
Nguồn: Tâm lý học tội phạm

11/09/2022

Một chia sẻ hay cho các ba mẹ tham khảo ❤

Cùng dạy con nào các ba mẹ ơiiiNguồn: Phụ nữ và gia đình
21/08/2022

Cùng dạy con nào các ba mẹ ơiii

Nguồn: Phụ nữ và gia đình

32 nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của tivi đến trẻ emHẠN CHẾ TRẺ XEM TI VI - Vì tương lai của con em, hãy là các bậc p...
19/08/2022

32 nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của tivi đến trẻ em

HẠN CHẾ TRẺ XEM TI VI - Vì tương lai của con em, hãy là các bậc phụ huynh CÓ HIỂU BIẾT!

Đây là điều mà giới khoa học/y học đã bỏ nhiều công nghiên cứu, và trên thế giới, xu hướng chung hiện nay của các chuyên gia về tâm lý và nhi khoa là khuyên hoàn toàn không cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi, và cho trẻ trên 2 tuổi xem ít tivi một cách có chọn lọc.

TIVI ẢNH HƯỞNG TỚI TRẺ NGAY CẢ KHI TRẺ KHÔNG XEM

1. Ảnh hưởng tiêu cực của tivi đối với trẻ không phải chỉ xảy ra khi trẻ nhìn vào màn hình. Một nửa ảnh hưởng tiêu cực đến từ hình ảnh và âm thanh mà trẻ vô tình nhìn hoặc lắng nghe một cách thụ động khi ti vi đang bật trong phòng. Rideout VJ, Hamel E. (2011), Kirkorian HL, Pempek TA, Murphy LA (2009), Anderson DR, Hanson KG. (2010)

2. Tivi nền (Tivi bật trong phòng dù trẻ không trực tiếp xem) có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ, và có liên hệ tới các vấn đề về sự chú ý khi trẻ lớn hơn. Schmidt ME, Pempek TA, Kirkorian HL (2008), Courage ML, Murphy AN, Goulding S (2010).

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ

3. Màn hình tivi giống như thức ăn rác cho bộ não của trẻ dưới hai tuổi. Trẻ có thể nhìn vào những hình ảnh màu sắc và chuyển động trên màn hình, nhưng não không thể hiểu được tất cả những hình ảnh liên tục thay đổi đó. Phải mất hai năm để não trẻ phát triển tới mức bắt đầu có thể liên hệ những hình ảnh trên màn hình với thế giới thực. Chỉ cần có tivi đang bật trong phòng, thậm chí dù "không ai đang xem nó", cũng đủ để ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trí não, làm chậm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và giảm khả năng nhớ ngắn hạn của trẻ. Tuy nhiên, sau hai tuổi, xem một chút chương trình giáo dục có thể đem lại ảnh hưởng tích cực tới việc học hỏi của trẻ. David L. Hill, MD, FAAP. Viện Nhi khoa Mỹ.

4. Trẻ xem nhiều tivi có thể có "cấu trúc não biến dạng", với nhiều chất xám hơn ở vùng vỏ não trước trán. Tuy nhiên, sự gia tăng này đem đến ảnh hưởng tiêu cực, bởi nó có liên quan tới sự suy giảm về trí tuệ ngôn ngữ. Đại học Tohoku, Nhật Bản.

5. Nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ cho thấy xem ti vi quá nhiều có thể thúc đẩy sự phát triển của phần não chi phối việc quét và thay đổi sự chú ý, trả giá bằng việc giảm phát triển ở phần não chi phối sự chú ý.

6. Trẻ nhỏ xem TV (và các dạng màn hình khác như iPhone, iPad...) để dễ ăn, dễ ngủ có khuynh hướng trở nên phụ thuộc vào màn hình khi lớn hơn, do sự gia tăng của chất dopamine trong não. | Bác sĩ tâm lý Aric Sigman, đăng trên Báo Y học Anh.

7. Nhiều nghiên cứu cho thấy hành động xem tivi chính là yếu tố nguy hại cho sự phát triển của bộ não trẻ, nhiều hơn là thứ thực sự được chiếu. (Việc xem chương trình gì - hoạt hình, ca nhạc, giải trí - không quan trọng bằng việc trẻ ĐANG XEM).

8. Trẻ bắt chước các hành vi tiêu cực trên tivi. Trẻ dưới tám tuổi không thể phân biệt giữa hiện thực và giả tưởng, khiến trẻ dễ bắt chước và học hỏi các hành động tiêu cực mà trẻ thấy trên ti vi. Viện Nhi khoa Mỹ, Khoa Giáo dục Cộng đồng. 2001 Nov.

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỚI KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI

9. Trẻ dưới năm tuổi xem quá nhiều tivi dễ xuất hiện các hành vi rối loạn nhân cách phi xã giao (tình trạng hờ hững về mặt xã hội và tình cảm, ít cảm xúc với người khác). Nghiên cứu của Đại học Glasgow, xuất bản trong Tập san Archives of Disease in Childhood.

10. Nghiên cứu đăng trên Tập san Nhi khoa Mỹ vào tháng 2/2013 cho thấy nguy cơ về các hành vi rối loạn nhân cách phi xã giao và vô đạo đức ở trẻ tăng 30% cho mỗi giờ xem tivi vào đêm cuối tuần.

11. Nghiên cứu trên thời gian dài của dự án Millennium Cohort Study (Một dự án dài hạn quan sát cuộc sống của 19,000 trẻ sinh tại Anh vào năm 2000-01) cho thấy trẻ xem ti vi hơn 3 tiếng một ngày dễ gặp phải các vấn đề về hành xử, rối loạn cảm xúc và rắc rối trong giao tiếp khi tới 7 tuổi hơn trẻ xem ít tivi.

12. Nghiên cứu 20 năm của Chuyên gia ngôn ngữ Dr. Sally Ward cho thấy trẻ sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn từ tivi thường khó chú ý vào giọng nói của người khác khi ở trong môi trường cũng có nhiều tiếng ồn nền.

13. Việc xem ti vi của trẻ dưới 3 tuổi có liên hệ tới các vấn đề về hành vi và các hậu quả lâu dài đối với phát triển giao tiếp xã hội và thành tích họp tập. Manganello JA, Taylor CA. (2009), Mistry KB, Minkovitz CS, Strobino, DM (2007), Pagani LS, Fitzpatrick C, Barnett TA (2010)

14. Mỗi giờ xem ti vi nhiều hơn ở trẻ từ hai tuổi rưỡi đều có liên quan tới nguy cơ trẻ bị bắt nạt tại trường mẫu giáo. Theo Giáo sư Linda Pagani, Đại học Montreal và bệnh viện nhi khoa CHU Sainte-Justine.

ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI SỨC KHỎE

15. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney cho biết có mối liên hệ giữa tổng thời gian xem tivi và chiều rộng động mạch võng mạc của trẻ. Trẻ xem ti vi nhiều thường có động mạch võng mạc hẹp hơn.

16. Nghiên cứu của trường Đại học Michigan cho thấy trẻ nhỏ chỉ cần ở trong phòng có tivi đang bật quá hai tiếng một ngày đã đủ để tạo thành nguy cơ thừa cân ở giai đoạn ba tuổi - bốn tuổi rưỡi. Rich M, Woods ER, Goodman E, Emans SJ, DuRant RH. Pediatrics. 1998 Apr.

17. Khi xem ti vi, mức độ trao đổi chất diễn ra thấp hơn trong khi nghỉ ngơi. Cũng có nghĩa là con người tiêu ít calories trong khi xem TV hơn trong khi ngồi yên không làm gì cả. BMI từ 3-6 tuổi được quyết định nhiều bởi việc xem tivi và hoạt động thể chất hơn là bởi chế độ ăn uống. Jago R, Baranowski T, Baranowski JC, Thompson D, Greaves KA. Int J Obes (Lond). 2005 Jun.

18. Nghiên cứu năm 2014 đăng trên Tập san Tim mạch học Quốc tế (International Journal of Cardiology) cho thấy trẻ từ 2 tới 10 tuổi xem nhiều tivi hơn 2 tiếng một ngày tăng 30% nguy cơ bệnh huyết áp hơn trẻ xem ít tivi. Ít hoạt động thể chất càng làm gia tăng nguy cơ này - lên 50%.

19. Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Mỹ và Tây Ban Nha, đăng trên Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine vào tháng 8/2009, cũng kết luận thời gian xem ti vi có ảnh hưởng tới nguy cơ huyết áp cao ở trẻ.

20. Một nghiên cứu trên người lớn ở tuổi 26 cho thấy "17% trường hợp thừa cân, 15% trường hợp tăng serum cholesterol, 17% trường hợp hút thuốc, và 15% trường hợp cân nặng không hợp lý có thể được coi là hậu quả của việc xem ti vi nhiều hơn 2 giờ một ngày khi còn nhỏ."

GIẢM PHÁT TRIỂN VỀ NGÔN NGỮ

21. m thanh tivi trong phòng làm chậm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (cho dù có ai đang xem ti vi hay không). Tới 3 tuổi, thiếu hụt về mặt phát triển ngôn ngữ này ở trẻ hầu như không còn có thể bù lại được nữa. "Trẻ có khuynh hướng thất bại về học vấn trong mọi phương diện. Trẻ đến trường với mức độ ngôn ngữ thấp, và toàn bộ quá trình học tập từ đó về sau này đều tụt hậu." Nghiên cứu của Dr Sally Ward.

22. Trẻ xem tivi giải trí có khuynh hướng ít thích đọc sách và các ấn phẩm in ấn hơn. (Wright & Huston, 1995).

23. Trẻ xem hoạt hình và chương trình giải trí ở tuổi chưa đến trường có kỹ năng đọc trước khi đi học kém hơn bạn bè lúc năm tuổi (Macbeth, 1996).

GIẢM KHẢ NĂNG CHÚ Ý

24. Trẻ từ 0-3 tuổi bị "phơi" trước TV (cả trường hợp trẻ xem, và trường hợp người lớn xem khi trẻ đang ở trong phòng), có khuynh hướng gặp phải các vấn đề về chú ý ở tuổi tiểu học. Nghiên cứu của Dimitri A. Christakis, MD, MPH, Frederick J. Zimmerman, PhD, David L. DiGiuseppe, MSc, Carolyn A. McCarty, PhD - Viện Nhi khoa Mỹ.

GIẢM THÀNH TÍCH HỌC VẤN

25. Nghiên cứu năm 1980 của Sở Giáo dục California trên nửa triệu trẻ, cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa thời gian xem tivi và điểm kiểm tra của trẻ. Xem tivi càng nhiều, điểm càng thấp.

26. Báo cáo của Bộ Giáo dục Mỹ vào năm 1944 cho thấy thành tích học hành suy giảm trầm trọng ở những trẻ xem ti vi nhiều hơn 10 tiếng một tuần (hay > 1.5 tiếng/ngày).

27. Ti vi làm giảm sức sáng tạo ở trẻ. Đó là kết luận của Dr Patti Valkenburg và Dr Tom van de Voort tại Hà Lan khi xem xét các nghiên cứu trên suốt 40 năm, và không tìm được bất cứ nghiên cứu nào cho thấy ti vi có tác động tích cực tới sự phát triển của trẻ.

28. Một nghiên cứu cho thấy xem ti vi ảnh hưởng tới nền tảng giáo dục trên dài hạn. Nghiên cứu phát hiện việc xem tivi khi còn nhỏ ảnh hưởng tới thành tựu học vấn ở tuổi 26. Xem ti vi nhiều khi còn nhỏ có liên quan tới việc bỏ học và cơ hội vào đại học. van der Molen JH, Bushman BJ. J Pediatr. 2008 Sep. Epub 2008 Apr 28.

29. Nghiên cứu của Morgan & Gross cho thấy, dù trên tivi xuất hiện nhiều loại nghề nghiệp học vấn cao như bác sĩ, luật sư..., trẻ càng xem nhiều ti vi, trẻ càng ít muốn bỏ thời gian vào việc học hành. Khảo sát trên thanh niên mới lớn cho thấy việc xem tivi không chỉ làm giảm mong muốn học tập mà còn giảm kỳ vọng nghề nghiệp. Trẻ khi còn nhỏ càng xem nhiều tivi, khi lớn, kỳ vọng nghề nghiệp muốn theo đuổi càng thấp.

KHUYNH HƯỚNG HUNG HĂNG, BẠO LỰC

30. Một nghiên cứu trong 17 năm cho thấy những thiếu niên có tuổi thơ xem nhiều tivi hàng ngày dễ có khuynh hướng bạo lực hơn những thiếu niên có tuổi thơ xem ít tivi. Johnson JG, Cohen P, Smailes EM, Kasen S, Brook JS. Science. 2002 Mar 29.

31. Một nghiên cứu trong 15 năm của trường Đại học Michigan cho thấy ảnh hưởng của các cảnh bạo lực và các hành vi tiêu cực trên tivi được xem khi trẻ còn nhỏ sẽ tồn tại kéo dài vào tuổi trưởng thành. Huesmann LR, Moise-Titus J, Podolski CL, Eron LD. 1977-1992. Dev Psychol. 2003 Mar.

32. Sự hiện diện của TV trong gia đình được cho là liên quan tới những hành vi, phản ứng hung hăng của trẻ ba tuổi, bất kể trẻ xem chương trình nào, và cho dù trẻ có thực sự xem TV hay không (Dù trẻ không thực sự ngồi xem, nhưng trẻ vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường có âm thanh, hình ảnh từ chương trình mà người lớn đang xem). Manganello JA, Taylor CA. Arch Pediatr Adolesc Med. 2009 Nov.

Đây chỉ là một số nghiên cứu về tác hại của việc xem tivi nhiều đối với trẻ em. Đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này (tới năm 1980, đã có khoảng 2500 nghiên cứu tại Mỹ). Các bậc phụ huynh rất nên điều chỉnh thời lượng xem tivi phù hợp cho con mình nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguồn: https://www.facebook.com/tudiendanhngon

KHÁC BIỆT ẢNH CHỤP NÃO BỘ GIỮA 1 ĐỨA TRẺ HAM ĐỌC SÁCH VÀ 1 ĐỨA TRẺ THÍCH SMARTPHONENhìn vào bức ảnh đầu tiên, các khu vự...
12/08/2022

KHÁC BIỆT ẢNH CHỤP NÃO BỘ GIỮA 1 ĐỨA TRẺ HAM ĐỌC SÁCH VÀ 1 ĐỨA TRẺ THÍCH SMARTPHONE

Nhìn vào bức ảnh đầu tiên, các khu vực màu đỏ cho thấy sự tăng trưởng về chất trắng có tổ chức chứng tỏ đứa bé này có khả năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết tốt, hỗ trợ rất nhiều cho việc học ở trường sau này.

Ở bức ảnh còn lại, các khu vực màu xanh cho thấy sự kém phát triển và vô tổ chức của chất trắng, tức là đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong việc học sau này.

Hai hình ảnh trên là kết quả đáng ngạc nhiên của các nghiên cứu năm 2020 do Trung tâm Khám phá Đọc & Đọc hiểu, trực thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) thực hiện. Đây chính là những "bằng chứng thép" chứng minh cho những lợi ích tiềm năng của việc đọc và những bất lợi tiềm tàng của việc xem điện thoại thường xuyên đối với sự phát triển não bộ của một trẻ mẫu giáo.

Tác giả nghiên cứu chính – Tiến sĩ John Hutton, bác sĩ nhi khoa & nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati cho biết: "Các bậc phụ huynh xin lưu ý, điều này vô cùng quan trọng với một đứa trẻ vì bộ não phát triển nhanh nhất trong 5 năm đầu đời. Những đứa trẻ có nhiều trải nghiệm kích thích bộ não sắp xếp tổ chức sẽ có lợi thế rất lớn khi đi học. Và thực sự rất khó để đạt được sự sắp xếp này nếu đứa trẻ không có nhiều cơ hội trải nghiệm".

Theo We Learn

Mở đăng ký cho bé học vẽ tại Tam Kỳ dự kiến khai giảng 07/09/2022𝑳𝒐̛́𝒑 𝒗𝒆̃ 𝑩𝒐̂́𝒏 𝑴𝒖̀𝒂 - 𝑪𝒐𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒗𝒆̃ 𝒗𝒖𝒊, 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒗𝒖𝒊 𝒗...
10/08/2022

Mở đăng ký cho bé học vẽ tại Tam Kỳ dự kiến khai giảng 07/09/2022
𝑳𝒐̛́𝒑 𝒗𝒆̃ 𝑩𝒐̂́𝒏 𝑴𝒖̀𝒂 - 𝑪𝒐𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒗𝒆̃ 𝒗𝒖𝒊, 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒗𝒖𝒊 𝒗𝒆̉

Độ tuổi 6 – 12 là thời điểm vàng để trẻ có thể phát triển toàn diện về tư duy, ngôn ngữ và nhân cách thông qua việc học thêm ít nhất một môn nghệ thuật bên cạnh các môn học ở trường lớp.
Vậy nên học vẽ có lẽ là một lựa chọn đơn giản mà các ba mẽ không nên bỏ qua và đây là môn học không đòi hỏi quá nhiều năng khiếu bẩm sinh nhưng có thể phát triển lâu dài và hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học các môn khác sau này của trẻ..
Đăng ký cho con học vẽ với cô Nhung, ba mẹ sẽ nhận được:
🌱Tăng khả năng tư duy, sáng tạo và cảm xúc lành mạnh ở con trẻ
🌱Xây dựng cho con sự tự tin và tính kiên trì
🌱Cho trẻ làm quen với cọ vẽ và cách sử dụng các sắc màu với nhau
🌱Giúp con học được cách quan sát và nhận biết các hình họa căn bản
🌱Giúp con thể hiện trí tưởng tượng phong phú thành những tác phẩm trên giấy
🌱Lớp học chất lượng chỉ nhận 5 trẻ\ lớp để giáo viên có thể quan sát quá trình học của từng em

💁‍♀️ Giáo viên: Cô Nhung là cử nhân chuyên ngành đồ họa trường ĐH Hồng Bàng TP HCM, với kinh nghiệm 14 năm làm trong lĩnh vực vẽ và kiến trúc, hiện tại cũng đang là một bà mẹ của hai em bé xinh xắn một trai một gái. Thông qua việc nuôi dậy con, bản thân cô đã nhận thấy tầm quan trọng của việc học nghệ thuật có ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ, vậy nên cô đã bắt đầu lớp vẽ trẻ em dựa trên chuyên môn và những kinh nghiệm thực hành với trẻ nhỏ mà mình đã có được.
🌻🌻🌻
------
🎨 Lớp vẽ Bốn Mùa
🏠 07 Ngô Chân Lưu, Tam Kỳ
☎ Liên hệ để đăng ký và chọn lịch học cho con: 0905510711 (Cô Nhung) hoặc 0355802861 (Tiên)

Sau mấy tuần thi công thì nay khu vực camping qua đêm cũng đã hoàn thành, mở rộng được không gian chơi cho các bạn nhỏ.C...
04/08/2022

Sau mấy tuần thi công thì nay khu vực camping qua đêm cũng đã hoàn thành, mở rộng được không gian chơi cho các bạn nhỏ.
Chủ nhật tuần này Tới Chơi mở cửa lại chào đón các bạn nhỏ tới trải nghiệm, nội dung workshop tự chọn:
- Chơi vẽ màu nước tự do (Bé trên 2t)
- Chơi đất sét (bé trên 4t)
Thời gian: 15h30 - 17h chủ nhật ngày 07/08
Phí tham gia: 70k/bé
Ba mẹ quan tâm xin nhắn tin đăng ký hoặc gọi 0355802861
Cảm ơn đã đọc tin ^^

ĐỂ GIÚP TRẺ XỬ LÝ CẢM XÚC1. Khi trẻ nói, hãy lắng nghe chăm chú hết sức.Phụ huynh có thể không cần phải nói lời nào cả, ...
14/07/2022

ĐỂ GIÚP TRẺ XỬ LÝ CẢM XÚC

1. Khi trẻ nói, hãy lắng nghe chăm chú hết sức.
Phụ huynh có thể không cần phải nói lời nào cả, chỉ cần chăm chú lắng nghe. Sự im lặng đầy thông cảm là tất cả những gì đứa trẻ cần.

2. Công nhận cảm xúc của chúng bằng những từ cảm thán như: Ồ, Ra là vậy, vậy à.?
Trẻ rất khó suy nghĩ mạch lạc hoặc có tính xây dựng khi có người chất vấn, đổ lỗi hay re. Những từ cảm thán như "ồ", "ra là vậy", "vậy hả con"... có rất nhiều công dụng tương hỗ. Những lời đơn giản như thế cộng với thái độ quan tâm là lời mời gọi trẻ hãy đào sâu, thăm dò cảm xúc những ý nghĩ và cảm xúc của trẻ và rồi tự bật ra những giải pháp của chính trẻ.

3. Thay vì từ chối cảm xúc, hãy đặt tên cho cảm xúc của trẻ
" Con: Con Rùa của con bị chết rồi. Sáng nay nó vẫn còn sống
Bố/ Mẹ:
Thay vì nói: " thôi đừng buồn dữ vậy con "
Thì hãy nói: " ôi không, quả là sốc. Mất 1 người bạn thì buồn lắm."

Đứa trẻ sẽ cảm thấy được an ủi sâu sắc khi nghe được lời mô tả những gì nó đang trải qua. Trẻ cảm thấy có người công nhận kinh nghiệm bên trong lòng nó.

4. Nêu ra những ước muốn không thể thực hiện được của chúng.
"Con: con muốn ăn Sô cô la
Thay vì nói: Nhà mình hết rồi, không còn hộp nào hết
Thì hãy nói: Mẹ ước gì nhà mình có Sô cô la cho con, Mẹ thấy con đang rất muốn ăn quá chừng luôn ha. Ước gì Mẹ biết phép biến hóa cho 1 vật hiện ra ngay ha.
Con: Vậy thôi con sẽ ăn kẹo sữa vậy."

Khi trẻ muốn cái gì mà không thể có, người lớn thường dùng lý lẽ giải thích tại vì sao mà trẻ không có thứ đó. Thường thì càng giải thích, trẻ càng phản đối dữ dội.
Đôi khi có người hiểu trẻ muốn gì đó đến mức nào, sẽ làm cho thực tế trở nên dễ chịu hơn nhiều.

Nguồn: Nội dung được tham khảo từ Sách: Nói sao cho Trẻ chịu nghe & Nghe sao cho Trẻ chịu nói.

Address

Tam Ky

Telephone

+84355802861

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tới chơi - The Workshop Tam Kỳ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tới chơi - The Workshop Tam Kỳ:

Videos

Share


Other Party Entertainment Services in Tam Ky

Show All